Giới thiệu cuốn sách "Giáo trình Tư pháp quốc tế" Trường Đại học Luật Hà Nội do TS.Trần Minh Ngọc và TS. Trần Thị Phương Lan đồng chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội.
Tư pháp quốc tế là môn khoa học pháp lý chuyên ngành được đưa vào giảng dạy dụng rãi trong các trường đại học đào tạo luật trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Tư pháp quốc tế, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất bản và tái bản nhiều lần Giáo trình Tư pháp quốc tế. Các giáo trình Tư pháp quốc tế này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc trên cả nước, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về Tư pháp quốc tế của Việt Nam.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, không ít các vấn đề lý luận về Tư pháp quốc tế đã được cập nhật, làm mới hơn so với trước đây. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn mới cuốn Giáo trình Tư pháp quốc tế và lần này được tái bản có sửa đổi, bổ sung. Cuốn Giáo trình Tư pháp quốc tế đề cập những nội dung cơ bản của khoa học Tư pháp quốc tế nói chung, Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng trong bối cảnh mới, hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm quan tâm đông đảo của bạn đọc.
Nội dung cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Chương 1: Tổng quan về tư pháp quốc tế
1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế
2. Các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam
3. Nguồn của tư pháp quốc tế
Chương 2: Xung đột pháp luật
1. Khái quát về xung đột pháp luật
2. Quy phạm xung đột
3. Áp dụng pháp luật nước ngoài
4. Những vấn đề về hiệu lực của quy phạm xung đột
Chương 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế
1. Khái quát về chủ thể của tư pháp quốc tế
2. Người nước ngoài
3. Pháp nhân nước ngoài
4. Quốc gia
5. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
Chương 4: Tố tụng dân sự quốc tế
1. Khái quát về tố tụng dân sự quốc tế
2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
3. Địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế
4. Vấn đề tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp
5. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
Chương 5: Trọng tài quốc tế
1. Khái niệm trọng tài quốc tế
2. Các nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế
3. Luật áp dụng trong trọng tài quốc tế
4. Công nhân và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
Chương 6: Quyền sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm
2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài
3. Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán
4. Vấn đề quốc hữu hóa và quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế
5. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam
Chương 7: Thừa kế trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế
2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam
3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế
4. Một số nội dung khác thuộc lĩnh vực thừa kế trong tư pháp quốc tế
Chương 8: Quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế
2. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
3. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế song phương quan trọng của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
4. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài
Chương 9: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế
1. Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế
2. Quyền đối với giống cây trồng
3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
Chương 10: Hợp đồng trong tư pháp quốc tế
1. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế và xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế
2. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật một số nước và theo một số điều ước quốc tế
3. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia
Chương 11: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
2. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế
3. Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ở một số lĩnh vực cụ thể
Chương 12: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
1. Khái quát về quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
2. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài
3. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài
4. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chống có yếu tố nước ngoài
5. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giwuax cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài
6. Giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Chương 13: Lao động trong tư pháp quốc tế
1. Khái niệm và phân loại quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
2. Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài
3. Pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam
- Nhà xuất bản Tư Pháp
- Tác giả: Trường đại học Luật Hà Nội
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 592
- Khổ sách: 22x15x3. cm
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20
Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300
Giảm ngay - cho bất kỳ đơn hàng nào.
Tại sao lại bỏ qua cơ hội này?
Khám phá những sản phẩm tuyệt vời.
Thêm vào giỏ hàng những món đồ bạn thích.
Nhập mã XXX-XXXX và tiết kiệm ngay lập tức!