Viên uống ổn định huyết áp giảm hoa mắt chóng mặt Fobp hộp 30 viên
Thành phần:
Mỗi viên có chứa:FruitFlow II SD (Chiết xuất cà chua ) 75mg
Phụ liệu: Tinh bột, Talc, Magnesium stearate, Nipazil, Nipazol, Gelatin vừa đủ 1 viên
Khối lượng viên: 550mg
Ưu điểm:
Hỗ trợ giảm các vấn đề hoa mắt, chóng mặt do huyết áp cao.
Đối tượng sử dụng:
Người bị huyết áp cao có hoa mắt, chóng mặt
Cách dùng:
Uống 1 viên/lần, ngày 1-2 lần. Uống sau bữa ăn.
Bảo quản:
Nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời. Để xa tầm tay trẻ em.
Bên cạnh một số thực phẩm có thể hỗ trợ huyết áp thì cũng có những thực phẩm khiến huyết áp tăng trầm trọng hơn. Vậy người cao huyết áp không nên ăn gì? Hãy cùng điểm qua một số thực phẩm dưới đây:
Muối hay cụ thể là natri trong muối là một trong những nguyên nhân dẫn đến huyết áp cao và tim. Muối ăn có khoảng 40% natri. Chúng ta biết muối đóng góp 1 phần quan trọng với sức khỏe, tuy nhiên ăn quá nhiều muối sẽ dẫn đến nhiều tác hại tiêu cực cho sức khỏe. Các khuyến cáo không nên nạp quá 2.300 mg natri – tương đương với 1 thìa cà phê muối mỗi ngày
Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại thịt nguội hay thịt xông khói tuy nhiên những thực phẩm này đều đã qua chế biến và thường chứa nhiều natri. Trong quá trình sản xuất các nguyên liệu được sử dụng để làm thịt nguội hay thịt xông khói đều đã được xử lý, ướp gia vị và bảo quản với muối, vì vậy đây là một thực phẩm không được khuyến khích dùng với người tăng huyết áp.
Dưa chua được chế biến bằng cách sử dụng rất nhiều muối để giúp phần dưa không bị hư hỏng và có thể bảo quản được lâu hơn. Phần dưa càng ủ lâu ngày thì càng hấp thu nhiều muối và không tốt cho sức khỏe của người bị cao huyết áp.
Nghiên cứu chỉ ra rằng đường và đặc biệt là đồ uống có đường – góp phần làm tăng cân ở người lớn và trẻ em. Thừa cân và béo phì tăng nguy cơ huyết áp cao. Một nghiên cứu năm 2019 ở phụ nữ bị huyết áp cao cho thấy rằng giảm 2,3 muỗng cà phê đường có thể giúp giảm 8,4 mmHg trong tâm thu và giảm 3,7 mm Hg huyết áp tâm trương.
Để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bạn nên giảm chất béo bão hòa và tránh chất béo chuyển hóa. Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị huyết áp cao.
Chất béo chuyển hóa là chất béo nhân tạo giúp tăng thời hạn sử dụng và độ ổn định của thực phẩm đã qua chế biến. Tuy nhiên, việc tiêu thụ quá mức loại chất béo này làm tăng mức cholesterol LDL (xấu) và giảm mức cholesterol HDL (tốt), có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Chất béo bão hòa cũng làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Chất béo bảo hòa làm tăng nguy cơ tim cũng như tiểu đường type 2.
Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn thường chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, cùng với lượng đường cao, natri và carbohydrate ít chất xơ. Vì vậy, hãy giảm lượng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa để giúp tim khỏe mạnh.
Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp của bạn. Nếu bạn bị huyết áp cao, bác sĩ có thể khuyên bạn nên giảm lượng rượu uống. Nghiên cứu từ năm 2017 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc uống ít rượu và giảm huyết áp ở những người thường uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày.
Ở những người không bị tăng huyết áp, hạn chế uống rượu có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
Thầy thuốc ưu tú: Bác sĩ Phan Thanh Dần. Cố vấn chuyên môn sản phẩm sức khỏe trên Chiaki.vn
Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20
Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300
Giảm ngay - cho bất kỳ đơn hàng nào.
Tại sao lại bỏ qua cơ hội này?
Khám phá những sản phẩm tuyệt vời.
Thêm vào giỏ hàng những món đồ bạn thích.
Nhập mã XXX-XXXX và tiết kiệm ngay lập tức!