Sách Cẩm nang nghiệp vụ dành cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư

Mã sản phẩm: P081751

Tình trạng: Tạm hết hàng

280.000đ
290.000đ
Tiết kiệm 3% (10.000đ)
Xuất xứ thương hiệu: Việt Nam
Danh mục: Sách luật
Nhà Sách Luật
0.0 7 lượt
warranty
Gian hàng đảm bảo
Đăng ký gian hàng?
Bạn gặp vấn đề về Sản phẩm hay Mua hàng ? Hãy báo lỗi cho chúng tôi. Hoặc gọi cho chúng tôi qua số 0964.898.762
Cảm ơn bạn đã gửi thông báo lỗi cho chúng tôi.

1. Giới thiệu tác giả

Sách Cẩm nang nghiệp vụ dành cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự do TS Nguyễn Thanh Hải và ThS. Châu Thanh Quyền đồng chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

image product content 1
Sách Cẩm nang nghiệp vụ dành cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự

Sách Cẩm nang nghiệp vụ dành cho thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư trong lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự

Tác giả. TS Nguyễn Thanh Hải và ThS. Châu Thanh Quyền (đồng chủ biên)

Nhà xuất bản CT quốc gia sự thật

3. Tổng quan nội dung sách

Cuốn sách gồm 2 phần chính: dân sự và tố tụng dân sự, trình bày dưới dạng những câu hỏi, những tình huống liên quan đến một số lĩnh vực thường phát sinh tranh chấp và cách giải quyết cụ thể trên cơ sở các quy định của Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành; các nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, các giải đáp, hướng dẫn nghiệp vụ của ngành Tòa án. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích về lý luận và thực tiễn đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên, Thẩm tra viên, Thư ký tòa án trong quá trình giải quyết các vụ việc về dân sự; là nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu, học tập đối với sinh viên chuyên ngành luật và các luật sư.

Phần A: Dân sự

I. Thừa kế

II. Quyền sử dụng đất, quyền về lối đi qua

III. Hợp đồng về quyền sử dụng đất, giao dịch về nhà ở

IV. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

V. Các tranh chấp khác

Phần B: Tố tụng dân sự

I. Khởi kiện và thụ lý vụ án

II. Người tham gia tố tụng

III. Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng

IV. Chứng cứ và chứng minh

V. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

VI. Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử

VII. Phiên tòa sơ thẩm

VIII. Kháng cáo, kháng nghị

Chia sẻ nội dung trong cuốn sách để bạn đọc theo dõi:

Câu hỏi 1: Liệt kê các văn bản có liên quan đến thừa kế qua các giai đoạn

Trả lời:

Các tranh chấp về thừa kế thường mang tính chất phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Có thể nêu tóm tắt theo trật tự thời gian ban hành văn bản như sau:

1. Giai đoạn từ ngày 24/7/1981 đến trước ngày 10/9/1990 (ngày Pháp lệnh Thừ kế năm 1990 có hiệu lực).

– Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7/1981 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về giải quyết các tranh chấp về thừa kế (Thông tư số 81-TANDTC).

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/1960 đến ngày 02/01/1987 ở miền Bắc, từ ngày 25/3/1977 đến ngày 02/01/1987 ở miền Nam).

– Thông tư số 60/TATC ngày 22/02/1978 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về hôn nhân và gia đình của cán bộ, bộ đội có vợ, có chồng trong Nam tập kết ra Bắc lấy vợ, lấy chồng khác (Thông tư số 60/TATC).

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (có hiệu lực từ 03/01/1987)

– Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và gia đình (Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP).

2. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/7/1996 (ngày Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực)

– Pháp lệnh Thừa kế năm 1990.

– Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế năm 1990.

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (có hiệu lực từ ngày 03/01/1987).

– Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP.

3. Giai đoạn từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2006 (ngày Bộ luật dân sự năm 1995 có hiệu lực).

– Bộ luật Dân sự năm 1995.

– Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10/8/1996 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật dân sự (Thông tư liên ngành số 03/TTLN)

– Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991 không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia (Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10).

– Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC ngày 25/01/1999 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhan dan tối cao hướng dẫn Nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở xác lập trước ngày 01/7/1991 không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài, cá nhân, tổ chức nước ngoài tham gia (Thông tư liên tịch số 01/1999/TTLT-TANDTC-VKSNDTC).

– Công văn số 56/1999/KHXX ngày 17/6/1999 về việc đính chính một số điểm trong Thông tư liên tịch số 01/1999-TANDTC-VKSNDTC.

– Nghị định số 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại , thừa kế quyền sử dụng đất và thế chấp, góp vốn bằng giá tr ị quyền sử dụng đât.

– Giải đáp số 81/2002 ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao.

– Công văn số 178/2002/KHXX ngày 05/12/2002 của Tòa án nhân dân tối cao.

– Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao “Hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình” (Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP).

– Công văn số 116/2004/KHXX ngày 22/7/2004 của Tòa án nhân dân tối cao.

– Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình (Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP).

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 (hiệu lực tự 03/01/1987).

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 sửa đổi, bổ sung năm 2010 (Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000).

– Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

– Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).

– Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình (nghị định số 70/2001/NĐ-CP).

– Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001 của Chính phủ quy dịnh chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/NQ-QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 (nghị định số 77/2001/NĐ-CP).

– Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụn Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số (nghị định số 32/2002/NĐ-CP).

– Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài (Nghị định 68/2002/NĐ-CP).

4. Giai đoạn từ ngày 01/01/2006 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực) đến trước 01/01/2017 (ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực)

– Bộ luật Dân sự năm 2005.

– Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11).

– Công văn số 91/TANDTC-KHXX ngày 28/6/2011 của Tòa án nhân dân tối cao về việc áp dụng Nghị quyết số 1037/2006/NQ0UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010 (Luật hôn nhân và gia đình năm 2000)

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

5. Giai đoạn từ ngày 01/10/2017 (ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực) đến nay

– Bộ luật dân sự năm 2015

– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Câu hỏi 2. Xác định thời điểm có hiệu lực di chúc của vợ chồng qua các giai đoạn?

Trả lời:

Thời điểm có hiệu lực di chúc của vợ chồng qua các giai đoạn như sau:

1. Giai đoạn từ ngày 24/7/1981 đến trước ngày 10/9/1990 (ngày Pháp lệnh Thừa kế năm 1990 có hiệu lực)

Trong giai đoạn này văn bản quan trọng là Thông tư số 81-TANDTC. Mục B phần IV của Thông tư này quy định:

Di chúc do hai vợ chồng cùng làm để định đoạt tài sản chúng, nếu một người chết trước thì chỉ riêng phần di sản của người đó được thi hành theo di chúc. Người còn sống có quyền giữ nguyên thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình.

Trường hợp người chồng (hoặc người vợ) do không hiểu pháp luật hoặc còn bị ảnh hưởng của phong tục, tập quán cũ, đã định đoạt cả khối tài sản chung của vợ chồng, thì phần tài sản của vợ (chồng) của người chết được tách ra giao cho người đó. Phần còn lại là di sản của người chết sẽ giao cho người được chỉ định trong di chúc.

Như vậy, trong giai đoạn này, di chúc do vợ chồng cùng lập, nếu ai chết trước thì phần di sản của người đó được thi hành theo di chúc. Người còn sống có quyền giữ nguyên, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc đối với phần tài sản của mình.

2. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/7/1996 (ngày Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành)

Giai đoạn này là giai đoạn thi hành Pháp lệnh Thừa kế năm 1990, Pháp lệnh này cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định riêng việc lập di chúc chung của vợ chồng mà quy định theo hướng “Trong trường hợp di chúc có liên quan đến tài sản của người chết đó có hiệu lực” (khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh Thừa kế năm 1990).

Như vậy, trong giai đoạn này, pháp luật không cấm di chúc do vợ chồng cùng lập, nếu ai chết trước thì chỉ phần di chúc có liên quan đến tài sản của người chết đó có hiệu lực.

3. Giai đoạn từ ngày 01/7/1996 đến trước ngày 01/01/2006 (ngày Bộ luật Dân sự năm 1995 có hiệu lực thi hành)

Trong giai đoạn này, văn bản quan trọng về thừa kế nói chung thừa kế theo di chúc nói rieng là Bộ luật dân sự năm 1995. Quy định tại Điều 666 Bộ luật ân sự năm 1995 khẳng định rằng “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Hiệu lực di chúc chung của vợ chồng được chia thành các trường hợp sau đây (Điều 671 Bộ luật dân sự năm 1995):

– Trường hợp 1: Về nguyên tắc, có một người chết trước, thì chỉ phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật.

– Trường hợp 2: (trường hợp đặc biệt) Nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó.

4. Giai đoạn từ ngày 01/01/2006 (ngày Bộ luật Dân sự năm 2005 có hiệu lực) đến trước ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực)

Giai đoạn này là giai đoạn thi hành Bộ luật dân sự năm 2005, theo Điều 663 của Bộ luật này quy định: “Vợ , chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung”. Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ chồng được quy định tại Điều 668 Bộ luật dân sự năm 2005 “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết”.

Như vậy, quy định tính hiệu lực chung của vợ, chồng trong giai đoạn này có sự khác biệt rõ rệt so với các giai đoạn trước đây. Theo đó, hiệu lực di chúc chung vợ, chồng chỉ được xác định tại hai thời điểm (i) vợ chồng cùng chết hoặc (ii) người sau cùng chết.

5. Giai đoạn từ ngày 01/01/2017 (ngày Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực) đến nay

Hiện nay, Bộ luật dân sự năm 2015 không còn quy định di chúc chung của vợ chồng nhưng cần lưu ý rằng mặc dù pháp luật không quy định vợ, chồng được lập di chúc chung nhưng không đồng nghĩa họ không có quyền lập di chúc chung. Khi đó hiệu lực di chúc phải theo nguyên tắc chung “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế” theo khoan 1 Điều 643 Bộ luật dân sự năm 2015.

Vận chuyển toàn quốc - Thanh toán khi nhận hàng
Khách hàng đánh giá
0/5
0 lượt đánh giá
5
0%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%

Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

Hình ảnh thực tế từ khách hàng

Copyright @Chiaki.vn
Xem thêm

Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)

name - vừa xong yet yet
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
Xem tất cả trả lời
Vui lòng nhập nội dung! Nội dung không được vượt quá 800 kí tự! Vui lòng nhập tên bạn! Vui lòng nhập số điện thoại! Số điện thoại không đúng định dạng! Email không đúng định dạng! Vui lòng trả lời đúng câu hỏi xác thực!
* Thông tin bắt buộc, SĐT của bạn luôn được bảo mật * Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phản hồi qua email
Hỏi đáp về sản phẩm
Vui lòng nhập nội dung! Nội dung không được vượt quá 800 kí tự! Vui lòng nhập tên bạn! Vui lòng nhập số điện thoại! Số điện thoại không đúng định dạng! Email không đúng định dạng!
* Thông tin bắt buộc, SĐT của bạn luôn được bảo mật * Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phản hồi qua email
Xem thêm
100 Votes
Hỏi:
Đáp:
Thảo luận
Xem tất cả trả lời
Vui lòng nhập nội dung! Nội dung không được vượt quá 800 kí tự! Vui lòng nhập tên bạn! Vui lòng nhập số điện thoại! Số điện thoại không đúng định dạng! Email không đúng định dạng! Vui lòng trả lời đúng câu hỏi xác thực!
* Thông tin bắt buộc, SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phản hồi qua email

 Tôi đã đọc, hiểu rõ và đồng ý với Quy chế hoạt động, Cơ chế giải quyết tranh chấpChính sách bảo mật thông tin của Chiaki.vn

×

Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20

Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300

Flash Sale
Tìm kiếm nhiều
Sữa Alpha Lipid GH Creation The Collagen EXR Blackmores Healthy Care Serum Vitamin C Mặt nạ đất sét Vitamin D3 K2 Mk7 Serum B5 Sắt cho bà bầu Canxi cho bà bầu Nước tẩy trang Mặt nạ giấy Serum là gì Dung dịch vệ sinh phụ nữ Serum trị mụn Kem chống nắng cell fusion c Tẩy tế bào chết da mặt tốt nhất

Chào mừng khách hàng mới!

Tặng bạn mã làm quen

cho đơn hàng có giá trị từ

Khi mua hàng trên CHIAKI

Cách sử dụng:

  • Sao chép mã giảm giá phía trên.
  • Truy cập trang thanh toán và sử dụng mã.

TẢi APP CHIAKI NGAY

Qrcode
Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng
×
Gợi ý dành cho bạn