Cuốn "Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội" do GS.TS. Lê Minh Tâm và ThS. Vũ Thị Nga chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội.
Tập thể tác giả:
1. ThS. Vũ Thị Nga
2. ThS. Vũ Thị Yến
3. TS. Hà Thị Lan Phương
4. NCV. Phạm Điềm
6. GS.TS. Lê Minh Tâm
Lịch sử nhà nước và pháp luật là hệ thống tri thức về bối cảnh lịch sử, quá trình ra đời, hình thành, phát triển hoạt động, phát huy hiệu lực của nhà nước và những đặc trưng, quy luật ra đời, hình thành, phát triển của các nhà nước và pháp luật trong lịch sử.
Lịch sử nhà nước và pháp luật là khái niệm chỉ quá trình hình thành và phát triển của bộ máy cưỡng chế của giai cấp thống t rị trong xã hội và hệ thống các quy phạm có tính chất bắt buộc chung đối với tất cả các thành viên trong xã hội, do Nhà nước ban hành và được thi hành bằng sức mạnh của giai cấp đó.
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội, lịch sử của xã hội có giai cấp, tương thích với từng giai đoạn phát triển của xã hội loài người, tồn tại, hoạt động, phát huy hiệu quả một kiểu nhà nước n hất định với một bản chất giai cấp, vai trò, sứ mệnh lịch sử nh ất định. Lịch sử nhà nước và pháp luật có thể nghiên cứu trong những quy mô, phạm vi khác nhau. Lịch sử nhà nước và pháp luật của toàn thế giới qua bốn kiểu nhà nước và pháp luật của lịch sử các nước: nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa; lịch sử nhà nước và pháp luật qua từng kiểu n hất định; lịch sử nhà nước và pháp luật của từng quốc gia, dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử: cổ, trung, cận và hiện đại qua từng kiểu phát triển n hất định...
Các tri thức về lịch sử nhà nước và pháp luật được xác định dựa trên việc nghiên cứu các sự kiện, các tư liệu lịch sử liên quan đến nhà nước và pháp luật, các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của nhà nước, về hệ thống pháp luật của nhà nước đó.
Nhằm giúp học viên, sinh viên hiểu được phần nào tri thức lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, Trường đại học Hà Nội quyết định đưa bộ môn "Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" vào chương trình giảng dạy tại trường. Cuốn "Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam" được biên soạn phục vụ dạy và học bộ môn này.
Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần thứ n hất:
Chương I: Quá trình hình thành nhà nước đ ầu ti ên ở Việt Nam – Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
1. Tiền đề vật chất và yếu tố thúc đẩy sự ra đời của nhà nước
2. Nhà nước trong trạng thái đang hình thành ở thời Hùng Vương
3. Nhà nước sơ khai ở thời An Dương Vương
4. Sự ra đời của pháp luật
Phần thứ hai:
Chương II: Nhà nước và pháp luật giai đoạn đấu tranh chống đồng hóa của phong kiến Trung Quốc (179tr.CN – 938)
1. Bộ máy chính quyền đô hộ của phong kiến Trung Quốc ở nước ta
2. Những chính quyền độc lập tự chủ
Phần thứ ba: Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam (938 – 1884)
Chương III: Một số vấn đề chung về nhà nước và pháp luật phong kiến
1. Lược sử các triều đại
2. Cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam
3. Các yếu tố cấu thành thể chế chính t rị quân chủ phong kiến Việt Nam
Chương IV: Nhà nước và pháp luật Ngô, Đinh, Tiến Lê, Giai đoạn củng cố nền độc lập dân tộc và bước đầu xác lập nhà nước trung ương tập quyền
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
2. Tình hình pháp luật
Chương V: Nhà nước và pháp luật các triều đại Lý, Trần, Hồ trong giai đoạn củng cố và phát triển nhà nước trung ương tập quyền
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
2. Pháp luật
Chương VI: Nhà nước phong kiến tập quyền thời Lê Sơ (Đầu thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI)
1. Tổ chức bộ máy nhà nước đầu Lê Sơ
2. Cuộc cải tổ bộ máy nhà nước của Lê Thánh Tông
Chương VII: Nhà nước trong thời kì nội chiến phân liệt (thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII)
1. Thể chế lưỡng đầu Lê - Trinh ở Đàng Ngoài
2. Tổ chức chính quyền Chúa Nguyễn ở Đàng Trong
3. Tổ chức bộ máy nhà nước của triều đại Quang Trung
Chương VIII: Pháp luật thế kỉ thứ XV – thế kỉ thứ XVIII, Bộ Quốc Triều hình luật và bộ Quốc Triều khám tụng điều lệ
1. TÌnh hình chung về pháp luật thế kỷ XV - XVIII, họa động xây dựng pháp luật
2. Bộ Quốc triều hình luật
3. Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ
Chương IX: Nhà nước pháp luật trong nền quân chủ chuyên chế Triều Nguyễn (1802 – 1884)
1. Tổ chức bộ máy nhà nước
2. Pháp luật triều Nguyễn
Phần thứ tư :
Chương X: Chính quyền
1. Liên bang Đông Dương và các quy chế chính t rị, toàn quyền Đông Dương và các cơ quan phụ tá
2. Bộ máy cai t rị của Pháp ở Bắc Kỳ
3. Bộ máy cai t rị của Pháp ở Trung Kỳ
4. Bộ máy cai t rị của Pháp ở Nam Kỳ
5. Chính quyền triều Nguyễn
6. Việc đào tạo, sử dụng quan cai t rị
Chương XI: Pháp luật và tòa án
1. Pháp luật
2. Tòa án
3. Nhận xét chung về chính quyền và pháp luật thời Pháp t huốc
Phần thứ năm : Nhà nước và pháp luật từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay
Chương XII : Cách mạng tháng tám và sự ra dời của nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước và pháp luật trong thời kì kháng chiến chống thực dân pháp (1945 – 1954)
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và Cách mạng tháng Tám, sự thiết lập Nhà nước dân chủ nhân dân
2. Bảo vệ, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ, bước đầu xây dựng hệ thống pháp luật trong năm đầu sau Cách mạng tháng Tám
3. Nhà nước và pháp luật trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Chương XIII: Nhà nước và pháp luật trong thời kì chống mỹ cứu nước, thống n hất tổ quốc (1954 – 1976)
A. Nhà nước và pháp luật Việt Nam dân chủ cộng hòa
1. Nhà nước
2. Pháp luật
B. Chính quyền và pháp luật của Ngụy quyền miền Nam
1. Lược sử quá trình xác lập và tồn tại của ngụy quyền
2. Tổ chức bộ máy của ngụy quyền
3. Pháp luật của ngụy quyền
C. Đấu tranh và xây dựng chính quyền cách mạng ở Miền Nam
1. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng
2. Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam
Chương XIV: Sự thành lập nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1976). Nhà nước và pháp luật trong cơ chế tập trung quan liêu-bao cấp (1975 – 1986)
A. Sự thành lập Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Nhà nước và pháp luật trong giai đoạn 1975 - 1986
C. Nhận xét chung và những bài học kinh nghiệm về nhà nước và pháp luật giai đoạn 1975 - 1986
Chương XV: Nhà nước và pháp luật thời kì đổi mới
1. Khái quát về quá trình đổi mới và quan điểm đổi mới về nhà nước và pháp luật
2. Thực tiễn xây dựng nhà nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới.
Cuốn giáo trình được biên soạn giới thiệu với người học những nội dung cơ bản của môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam, gồm: quá trình hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc; lịch sử nhà nước và pháp luật ở các giai đoạn: giai đoạn đấu tranh chống đồng hoá của phong kiến Trung Quốc; thời kì phong kiến Việt Nam; giai đoạn Ngô, Đinh, Tiền Lê; triều đại Lý, Trần, Hồ; thời kì nội chiến phân liệt; ...
Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy đối của sinh viên, học viên tham gia đào tạo tại Trường đại học Luật Hà Nội, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20
Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300
Giảm ngay - cho bất kỳ đơn hàng nào.
Tại sao lại bỏ qua cơ hội này?
Khám phá những sản phẩm tuyệt vời.
Thêm vào giỏ hàng những món đồ bạn thích.
Nhập mã XXX-XXXX và tiết kiệm ngay lập tức!