Nghiên Cứu Dư Luận Xã Hội
Dư luận xã hội có thể góp phần xây dựng hay phá hủy danh tiếng của một tổ chức hay một xã hội, đưa ra yêu cầu hoặc hủy bỏ các điều luật, xây dựng hoặc bào mòn, hủy hoại xã hội cũng như các chuẩn mực đạo đức, nhưng cũng có thể tiếp thêm sức mạnh hoặc làm mất đi sinh khí, tinh thần cộng đồng
- Xã hội học về dư luận xã hội là một lĩnh vực nghiên cứu của xã hội học. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội là các quy luật xã hội trong hoạt động của dư luận xã hội. Nói cách khác, các cơ cấu, quy luật, các kênh, cơ chế hình thành và vận hành của dư luận xã hội dưới tác động của những quy luật xã hội chung cũng như những đặc thù riêng của từng xã hội được xem là đối tượng nghiên cứu của xã hội học về dư luận xã hội. Ví dụ: Những quy luật chung như dân chủ, tự do, sự ảnh hưởng của Nho giáo, Đạo giáo vào Việt Nam được xem là những yếu tố tẳc động tới sự hình thành dư luận xã hội ở Việt Nam
- Những điều kiện tăng cường vai ưò của dư luận xã hội: Làm thế nào để dư luận xã hội phát huy được vai trò của mình? Phải có các trung tâm, các tổ chức thường xuyên cập nhật thông tin về dư luận xã hội. Các kết quả nghiên cứu dư luận xã hội phải được công bố công khai trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thêm vào đó, các cơ quan và tổ chức phải thường xuyên sử dụng kết quả nghiên cứu về dư luận xã hội vào công tác quản lý hoặc công tác tư tưởng.
- Xây dựng các lý thuyết về xã hội đại chúng và dư luận xã hội
- Phân tích về bản chất, cấu trúc và chức năng của dư luận xã hội
- Nghiên cứu tâm thế chính , ràng buộc chính và cử tri.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các đặc điểm dân số xã hội với sự hình thành dư luận xã hội
- Tìm hiểu nội dung dư luận xã hội đối với các vẩn đề cụ thể
- Tiến hành trưng cầu dư luận xã hội thường kỳ hoặc khi có những vấn đề xã hội mới nảy sinh.