Luật tố tụng dân sự là ngành luật có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, môn học luật tố tụng dân sự Việt Nam được xác định là một môn học chuyên ngành cơ bản. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu luật tố tụng dân sự của cán bộ, giảng viên, học viên và các đối tượng khác Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam.
Nội dung giáo trình gồm có hai phần: Phần những vấn đề chung về môn luật tố tụng dân sự và phân thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự. Trong đó, tập thể tác giả đã cố gắng trình bày, lý giải những vấn đề lý luận cơ bản về luật tố tụng dân sự kết hợp với việc giới thiệu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Giáo trình này đã được các nhà khoa học như GS.TS. Lê Minh Tâm, PGS.TS. Đinh Văn Thành, TS. Đinh Trung Tụng và PGS.TS. Phan Hữu Thư đọc và cho ý kiến. Tuy vậy, do được biên soạn và sửa đổi trong điều kiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam đang được hoàn thiện, nhiều vấn đề về thủ tục vẫn còn phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ và chờ sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền nên giáo trình này không tránh khỏi những khiếm khuyết.
Cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần 1: Những vấn đề chung về Luật Tố tụng dân sự
Chương I.Khái niệm và nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Khái niệm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Nhiệm vụ và nguồn của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của luật tố tụng dân sự Việt Nam
- Khoa học luật tố tụng dân sự và hệ thống môn học
- Quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
- Các nguyên tắc của luật tố tụng dân sự Việt Nam
Chương II.Thẩm quyền của tòa án nhân dân
- Khái niệm thẩm quyền dân sự và ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của tòa án
- Thẩm quyền dân sự của tòa án theo loại việc
- Việc phân định thẩm quyền giữa các tòa án
- Chuyển vụ việc dân sự cho toàn khác, giải quyết tranh chấp về thẩm quyền, nhập và tách vụ án dân sự
Chương III.Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng dân sự
- Cơ quan tiến hành tố tụng dân sự
- Người tiến hành tố tụng dân sự
- Người tham gia tố tụng dân sự
Chương IV.Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng dân sự
- Chứng minh trong tố tụng dân sự
- Chứng cứ trong tố tụng dân sự
Chương V.Biện pháp khẩn cấp tạm thời; cấp, Tuấn Đạt, thông báo văn bản tố tụng; Thời hạn thủ tục, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
- Biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Cấp, tống đạt và thông báo văn bản tố tụng
- Thời hạn tố tụng dân sự, thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu
Chương VI.Án phí, lệ phí và chi phí tố tụng
- Án phí và lệ phí
- Chi phí tố tụng
Phần 2: Thủ tục giải quyết các vụ việc dân sự
Chương VII.Thủ tục giải quyết vụ án tại tòa án cấp sơ thẩm
- Khởi kiện vụ án dân sự
- Thụ lý vụ án dân sự và trả lại đơn khởi kiện vụ án dân sự
- Chuẩn bị xét xử, hòa giải, tạm đình chỉ và đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
- Phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự
Chương VIII.Thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án cấp phúc thẩm
- Khái niệm và ý nghĩa của phúc thẩm dân sự
- Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
- Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Thủ tục xét xử phúc thẩm
- Thủ tục phúc thẩm quyết định của tòa án cấp sơ thẩm và việc gửi bản án, quyết định phúc thẩm
Chương IX.Thủ tục rút gọn giải quyết vụ án dân sự
- Khái niệm, ý nghĩa và điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp sơ thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm
Chương X.Thủ tục xét lại bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giám đốc thẩm dân sự
- Thủ tục tái thẩm dân sự
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Chương XI.Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Những quy định chung phải giải quyết việc dân sự
- Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Thủ tục giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt, tuyên bố một người mất tích hoặc đã chết
- Thủ tục giải quyết các yêu cầu về hôn nhân và gia đình
- Thủ tục yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu; thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
- Thủ tục xem xét tính hợp pháp của cuộc đình công
- Thủ tục giải quyết các việc dân sự liên quan đến hoạt động của trọng tài thương mại
- Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài tòa án
- Thủ tục giải quyết việc dân sự liên quan đến việc bắt giữ tàu bay, tàu biển
Chương XII.Thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Khái niệm và ý nghĩa của thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Những quy định chung về thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài
- Thủ tục xét đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam
- Thủ tục xét đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam phán quyết của trọng tài nước ngoài
- Thủ tục phúc thẩm quyết định xét đơn yêu cầu công nhận, không công nhận bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài và quyết định của trọng tài nước ngoài
- Nhà xuất bản Công An Nhân Dân
- Tác giả: Trường đại học Luật Hà Nội
- Năm xuất bản: 2022
- Số trang: 540
- Khổ sách: 22x15x3. cm
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20
Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300
Giảm ngay - cho bất kỳ đơn hàng nào.
Tại sao lại bỏ qua cơ hội này?
Khám phá những sản phẩm tuyệt vời.
Thêm vào giỏ hàng những món đồ bạn thích.
Nhập mã XXX-XXXX và tiết kiệm ngay lập tức!