Cách giặt giày vải đánh bay mọi vết bẩn ố vàng nhanh chóng đơn giản
Giày vải chắc chắn là một item không thể thiếu trong tủ đồ của bất kỳ ai, có thể sử dụng trong nhiều hoạt động hằng ngày như: đi học, đi làm, đi chơi,... Vì tần suất sử dụng cao, những đôi giày vải yêu thích của bạn rất dễ bị bám bẩn, ố vàng, thậm chí xuất hiện những vết bẩn cứng đầu khó làm sạch. Bài viết dưới đây Chiaki sẽ hướng dẫn bạn đọc cách giặt giày vải đúng cách, giữ cho đôi giày luôn được sạch sẽ và bền đẹp như mới.
1 Hướng dẫn cách giặt giày vải đúng cách tại nhà
Cách giặt giày vải bằng tay
Trong vô số phương pháp làm sạch giày vải, giặt bằng tay vẫn luôn là cách được ưa chuộng và phổ biến nhất. Sự tỉ mỉ và kiểm soát trực tiếp trong từng thao tác giúp người giặt dễ dàng làm sạch từng ngóc ngách trên đôi giày, đồng thời bảo vệ chất liệu vải và form dáng giày một cách tối ưu.
Việc giặt giày bằng tay tuy đòi hỏi nhiều thời gian và công sức hơn so với việc sử dụng máy giặt, nhưng lại mang đến hiệu quả làm sạch sâu và giúp kéo dài tuổi thọ cho đôi giày yêu thích của bạn. Chính vì vậy, phương pháp giặt tay vẫn luôn giữ vững vị trí hàng đầu trong việc chăm sóc và vệ sinh giày vải.
Giặt giày vải bằng tay rất phổ biến
Dụng cụ cần chuẩn bị
- Xô nước
- Nước ấm
- Bột giặt/nước giặt
- Bàn chải đánh răng hoặc miếng bọt biển rửa mặt
- Khăn mềm
- Giấy báo
Cách thực hiện
- Bước 1: Cho nước ấm vào xô, sau đó cho khoảng 15-30ml bột giặt hoặc nước giặt vào và khuấy đều đến khi bột giặt tan hoàn toàn và tạo bọt.
- Bước 2: Đặt giày vào xô có dung dịch và dùng bàn chải hoặc miếng bọt biển cọ rửa toàn bộ bề mặt bên ngoài, làm sạch kỹ các khu vực bám bẩn.
- Bước 3: Nhúng giày vào dung dịch xà phòng và tiếp tục chà xát kỹ hơn, nhưng tránh để giày bị ngập nước hoàn toàn.
- Bước 4: Rửa giày lại bằng nước sạch cho đến khi hết hoàn toàn xà phòng, rồi dùng một chiếc khăn để thấm bớt nước thừa trên rồi.
- Bước 5: Nhét giấy báo hoặc giấy vào đôi giày của bạn, để giữ được form dáng ban đầu sau khi giặt và giúp giày nhanh khô hơn.
- Bước 6: Phơi khô giày ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời để không làm phai màu và giảm độ bền của vải.
* Lưu ý: Nếu bạn sử dụng chất tẩy rửa dạng bột thì hãy khuấy để bột giặt hòa tan hết rồi mới tiến hành giặt.
Cách giặt giày vải bằng máy
Việc giặt giày vải bằng máy mang đến sự tiện lợi đáng kể và tiết kiệm tối đa thời gian cũng như công sức cho người sử dụng. Chỉ cần vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể dễ dàng làm sạch đôi giày mà không cần chà rửa thủ công. Phương pháp này hữu ích cho những người có lịch trình bận rộn, muốn tiết kiệm thời gian để làm những công việc khác.
- Bước 1: Trước khi cho giày vào máy giặt hãy kiểm tra và xử lý các vết bẩn cứng đầu ở trên giày để giúp quá trình giặt hiệu quả hơn.
- Bước 2: Cho giày vào túi giặt chuyên dụng để bảo vệ giày, chọn chế độ giặt nhẹ nhàng với nước mát cùng lượng bột giặt nhỏ.
- Bước 3: Tiếp tục một chu trình giặt nữa và sử dụng ½ lượng bột giặt so với lần giặt trước đó, để giúp giày được làm sạch tối ưu nhất.
- Bước 4: Để máy hoạt động đến khi chu trình giặt kết thúc, không sử dụng chế độ vắt quá mạnh vì có thể làm biến dạng giày gây mất form dáng.
- Bước 5: Sau khi giặt xong lấy giày ra khỏi túi giặt và phơi khô tự nhiên, ở những nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp.
* Lưu ý:
- Có thể nhét giấy báo vào bên trong giày giúp giữ form dáng và hút ẩm giúp giày nhanh khô hơn.
- Không sử dụng máy sấy quần áo vì nhiệt độ cao có thể làm form giày bị co rút hoặc hư hỏng.
Giặt giày vải bằng máy nhanh chóng, tiện lợi
Cách giặt giày vải không bị phai màu
Quá trình giặt giũ đôi khi lại là nguyên nhân chính khiến màu sắc của giày bị phai nhạt, làm mất đi vẻ đẹp ban đầu. Để tránh tình trạng này và giữ cho đôi giày vải của bạn luôn tươi mới, hãy tham khảo các bước hướng dẫn giặt giày an toàn và hiệu quả dưới đây. Giúp bảo vệ màu sắc một cách tối ưu, đồng thời loại bỏ hiệu quả bụi bẩn và vi khuẩn.
- Bước 1: Loại bỏ bớt bụi khô bám trên giày, bạn có thể đập 2 chiếc giày vào nhau với lực vừa đủ để rũ hết bụi bẩn.
- Bước 2: Dây giày thường có màu trắng hoặc màu sáng nên được tháo ra để giặt riêng, hạn chế tình trạng lem màu.
- Bước 3: Ngâm giày trong nước trước khi giặt sẽ giúp giày ướt đều, đồng thời làm mềm vải để giặt dễ dàng hơn.
- Bước 4: Chọn các loại dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng, để tránh tình trạng làm phai màu hay hỏng sợi vải giày.
- Bước 5: Sử dụng bàn chải lông mềm chà xát nhẹ nhàng, để hạn chế tối đa làm xước hay xù bề mặt vải.
- Bước 6: Sau khi giặt giày xong, bạn hãy mang giày đi phơi ở những nơi khô thoáng, để giày được khô tự nhiên.
Giặt giày vải không bị phai màu
Cách giặt giày vải không bị ố vàng
Giày vải, đặc biệt là những đôi giày màu trắng, thường rất dễ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng hoặc sau khi giặt không đúng cách. Chỉ cần một chút bất cẩn trong quá trình vệ sinh, đôi giày vải có thể chuyển sang màu ngà vàng kém thẩm mỹ, khiến bạn không còn muốn mang chúng nữa. Sau đây là các bước hướng dẫn chi tiết giúp bạn giặt giày vải trắng mà không lo bị ố vàng.
- Bước 1: Hãy ưu tiên lựa chọn những chất tẩy rửa nhẹ nhàng, tránh sử dụng chất tẩy rửa quá mạnh có thể làm hỏng chất liệu vải hoặc gây ố vàng.
- Bước 2: Trước khi giặt hãy kiểm tra kỹ và xử lý các vết bẩn cứng đầu, pha loãng dung dịch tẩy rửa với nước và dùng bàn chải để làm sạch.
- Bước 3: Tiếp đó, pha loãng chất tẩy rửa nước, ngâm giày trong dung dịch này khoảng 30 phút đến 1 tiếng để làm mềm vết bẩn.
- Bước 4: Sau khi đã ngâm xong hãy tiến hành giặt giày bằng tay hoặc bằng máy đều được, tương tự cách thực hiện ở trên.
- Bước 5: Mang giày đi phơi khô ở những nơi khô thoáng, có thể nhét giấy báo bên trong để giữ form dáng và giúp giày nhanh khô hơn.
* Lưu ý: Cặn xà phòng còn sót lại có thể gây ố vàng giày sau khi khô, do đó bạn cần làm sạch thật kỹ.
Giặt giày vải không bị ố vàng
Cách giặt giày vải lưới
Giày vải lưới thường được sử dụng rất thường xuyên trong các hoạt động thể thao và vận động hàng ngày. Chính vì vậy, chúng dễ bị bám bẩn bởi bụi bẩn, mồ hôi, và thậm chí cả bùn đất. Tuy nhiên, việc vệ sinh giày vải lưới không hề phức tạp như bạn nghĩ. Với một vài bước đơn giản và dễ thực hiện, bạn hoàn toàn có thể giữ cho đôi giày của mình luôn sạch sẽ, thoáng khí và bền đẹp.
- Bước 1: Trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị một chậu nước sạch, dung dịch giặt dịu nhẹ, bàn chải lông mềm, khăn mềm sạch, và giấy báo hoặc giấy thấm nước.
- Bước 2: Tháo dây giày và lót giày (nếu có) để làm sạch riêng. Gõ nhẹ giày vào nhau hoặc dùng bàn chải khô để loại bỏ bụi bẩn, đất cát bám trên bề mặt giày.
- Bước 3: Pha loãng dung dịch giặt với nước, nhúng bàn chải lông mềm vào dung dịch và nhẹ nhàng chà lên toàn bộ bề mặt giày.
- Bước 4: Sau khi chà sạch, xả giày kỹ dưới vòi nước sạch cho đến khi hết bọt xà phòng, rồi dùng khăn mềm sạch thấm nhẹ nước thừa trên bề mặt giày.
- Bước 5: Đặt giày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao, để tránh làm phai màu giày và biến dạng form giày.
- Bước 6: Giặt sạch dây giày và lót giày bằng tay hoặc cho vào túi giặt và giặt máy, sau khi đã khô hoàn toàn, lắp lại dây giày và lót giày.
Hướng dẫn giặt giày vải lưới
Cách giặt giày vải dệt kim
Giày vải dệt kim với đặc tính nhẹ nhàng, thoáng khí và ôm chân, đang ngày càng được ưa chuộng. Mặc dù được làm từ một trong những loại vải mỏng nhưng chắc chắn nhất trong các loại giày vải, giày dệt kim vẫn cần được làm sạch và bảo quản đúng cách để tránh bị hư hỏng và mất form dáng ban đầu. Việc giặt giày dệt kim đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận hơn so với các loại giày vải khác.
- Bước 1: Chuẩn bị tất cả những vật dụng cần thiết trước khi bắt đầu: một chậu nước sạch, dung dịch giặt dịu nhẹ, bàn chải lông mềm, khăn mềm sạch,...
- Bước 2: Tháo dây giày và lót giày (nếu có) để có thể làm sạch chúng riêng biệt. Dùng bàn chải khô hoặc khăn mềm để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt giày.
- Bước 3: Pha loãng dung dịch giặt với nước theo hướng dẫn trên bao bì. Nhúng bàn chải lông mềm vào dung dịch và nhẹ nhàng chà lên bề mặt giày.
- Bước 4: Sau khi chà sạch, bạn hãy xả giày kỹ dưới vòi nước sạch, đảm bảo không còn bọt xà phòng bám lại trên giày.
- Bước 5: Dùng khăn mềm sạch thấm nhẹ nhàng lên bề mặt giày để hút bớt nước, không vắt hoặc xoắn giày vì có thể làm biến dạng form giày.
- Bước 6: Nhét giấy báo hoặc giấy thấm nước vào bên trong giày giúp giày giữ form và hút ẩm hiệu quả hơn, để giày nhanh khô hơn.
- Bước 7: Phơi giày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và nhiệt độ cao. Không sử dụng máy sấy quần áo hoặc máy sấy tóc.
* Lưu ý: Tránh sử dụng các loại chất tẩy rửa mạnh hoặc có chứa chất tẩy trắng, vì chúng có thể làm phai màu và làm hỏng sợi vải dệt kim.
Hướng dẫn giặt giày vải dệt kim
Cách vệ sinh giày vải nhung
Giày vải nhung mang đến vẻ ngoài sang trọng và thời thượng. Tuy nhiên, chất liệu này cần phải chăm sóc tủ mỉ và kỹ lưỡng hơn so với các loại vải thông thường. Việc vệ sinh giày không đúng cách có thể làm hỏng kết cấu vải, xù lông hoặc để lại vết ố khó chịu. Để giữ cho đôi giày nhung luôn được mềm mại và bền đẹp, bạn đọc có thể tham khảo cách giặt giày chi tiết dưới đây.
- Bước 1: Trước khi vệ sinh giày nhung cần chuẩn bị các dụng cụ như bàn chải lông mềm, khăn sạch, dung dịch vệ sinh, giấy báo.
- Bước 2: Sử dụng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng theo chiều của sợi lông để loại bỏ bụi bẩn, thực hiện cẩn thận tránh chà xát mạnh.
- Bước 3: Đối với các vết bẩn cứng đầy hãy nhúng khăn mềm vào dung dịch tẩy rửa đã pha với nước, vắt bớt nước và lau nhẹ nhàng.
- Bước 4: Sau khi xong hãy nhét giấy báo cũ để hút ẩm và giữ form dáng cho giày và phơi ở những nơi thoáng mát, khô ráo.
- Bước 5: Khi giày đã khô hoàn toàn, hãy dùng bàn chải lông mềm chải lại một lần nữa theo chiều của sợi nhung để được giày bóng mượt.
Hướng dẫn giặt giày vải nhun
Cách giặt giày vải canvas
Giày vải canvas được ưa chuộng bởi sự thoải mái và đa dạng về kiểu dáng. May mắn thay, vải canvas cũng là chất liệu dễ làm sạch nhất trong tất cả các loại vải, giúp việc bảo quản giày trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh giày vải canvas đúng cách, giúp đôi giày của bạn luôn sạch sẽ và bền đẹp.
- Bước 1: Trước khi bắt đầu, hãy chuẩn bị bàn chải mềm, dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng hoặc nước giặt pha loãng, khăn sạch,...
- Bước 2: Tháo dây giày và lót giày (nếu có), việc này giúp làm sạch từng bộ phận một cách kỹ lưỡng hơn và đảm bảo không còn bụi bẩn bám lại.
- Bước 3: Dùng bàn chải khô hoặc khăn mềm để phủi sạch bụi bẩn bám trên bề mặt giày, giúp quá trình giặt giày hiệu quả hơn.
- Bước 4: Thấm ướt bàn chải với dung dịch vệ sinh giày chuyên dụng hoặc nước giặt pha loãng, chà nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt giày.
- Bước 5: Sau khi chà sạch, hãy rửa giày kỹ dưới vòi nước sạch cho đến khi hết bọt xà phòng, dùng khăn mềm thấm nhẹ nhàng để loại bỏ nước thừa.
- Bước 6: Phơi giày ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ánh nắng mặt trời có thể làm phai màu vải canvas và làm giày bị khô cứng.
* Lưu ý: Không nên phơi giày trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời vì sẽ dễ làm phai màu vải. Cũng không nên làm khô giày bằng máy sấy, vì hơi nóng cũng có thể làm hư hỏng sợi vải và làm biến dạng giày.
Hướng dẫn giặt giày vải nhung
2 Một số cách vệ sinh giày vải khác
1. Dùng kem đánh răng
Kem đánh răng cực kỳ hữu ích trong việc làm sạch giày vải hiệu quả. Có chứa các thành phần làm sạch nhẹ nhàng, giúp loại bỏ vết bẩn cứng đầu trên giày mà không làm ảnh hưởng đến chất liệu vải. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các vết bẩn nhỏ, vết ố vàng hoặc vết bám bẩn nhẹ trên bề mặt giày.
Cách giặt giày vải với kem đánh răng
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Thoa ít kem đánh răng lên bề mặt vết bẩn trên giày.
- Bước 2: Sử dụng bàn chải mềm để chà xát nhiều lần lên vết bẩn.
- Bước 3: Dùng khăn ấm lau lại hoặc giặt với nước sạch.
- Bước 4: Phơi giày ở nơi khô thoáng, hạn chế phơi trực tiếp dưới ánh nắng.
* Lưu ý: Không được dùng lực quá mạnh, có thể làm xước giày.
2. Dùng giấm và baking soda
Sự kết hợp giữa giấm và baking soda sẽ giúp làm sạch giày vải mà không gây hại hư hỏng chất liệu vải và thân thiện với môi trường. Giấm có tính axit nhẹ sẽ giúp loại bỏ vết bẩn và mùi hôi, còn baking soda hoạt động như chất tẩy rửa nhẹ giúp đánh bay ố vàng hiệu quả. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với những người thích sử dụng các sản phẩm tẩy rửa tự nhiên.
Cách vệ sinh giày vải với giấm và baking soda
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Pha loãng giấm với baking soda theo tỷ lệ 3:2 và khuấy đều.
- Bước 2: Dùng bàn chải mềm nhúng vào dung dịch, sau đó chà lên vết bẩn.
- Bước 3: Nếu giày làm từ vải mềm, dễ bị xù lông thì hãy dùng khăn mềm.
- Bước 4: Giặt lại giày với nước và mang đi phơi khô ở nơi thoáng mát.
3. Dùng bột giặt
Bột giặt với khả năng tạo bọt và tẩy trắng tốt, thường được sử dụng để vệ sinh giày vải, giúp loại bỏ bụi bẩn hiệu quả. Tuy nhiên, cần lựa chọn loại bột giặt phù hợp, ưu tiên các loại bột giặt dịu nhẹ, ít chất tẩy trắng mạnh, đặc biệt đối với giày vải có màu để tránh bị phai màu.
Cách giặt giày vải với bột giặt
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Hòa tan bột giặt cùng với nước ấm.
- Bước 2: Ngâm giày bên trong dung dịch đã pha sẵn.
- Bước 3: Lấy khăn mềm để chà nhẹ lên các vết bẩn trên giày.
- Bước 4: Giặt lại giày một lần nữa với nước sạch trước khi mang đi phơi khô.
4. Dùng rượu trắng
Rượu trắng được biết đến với khả năng làm sạch và tẩy trắng hiệu quả. Tinh chất bay hơi của rượu cũng giúp giày nhanh khô sau khi làm sạch, hạn chế nấm mốc gây mùi khó chịu. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng rượu trắng đúng cách, để tránh làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng của giày.
Cách vệ sinh giày vải với rượu trắng
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Pha loãng hỗn hợp rượu với nước theo tỷ lệ 1:1
- Bước 2: Lấy khăn mềm nhúng vào dung dịch và chà lên vết bẩn.
- Bước 3: Bạn có thể giặt giày với hỗn hợp trên để đánh bay vết bẩn ố vàng.
* Lưu ý: Không sử dụng rượu trắng có nồng độ quá cao, sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc và chất lượng giày.
5. Dùng dung dịch vệ sinh giày
Dung dịch vệ sinh giày vải chuyên dụng là “trợ thủ đắc lực” không thể thiếu, giúp bạn dễ dàng đánh bay hoàn toàn các vết bẩn cứng đầu, kể cả những vết ố vàng lâu ngày. Phương pháp này được nghiên cứu phù hợp với giày vải nên sẽ làm sạch hiệu quả và bảo vệ sợi vải tối ưu.
Cách giặt giày vải với dung dịch vệ sinh chuyên dụng
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Xịt dung dịch lên bề mặt giày, dùng bàn chải chà nhẹ lên vết bẩn.
- Bước 2: Dùng khăn ẩm lau toàn bộ lớp bọt, mang đi phơi khô khoảng 10 phút.
3 Những lưu ý cần biết khi giặt giày vải tại nhà
Việc giặt giày vải tại nhà đòi hỏi sự cẩn thận và chú ý đến một số chi tiết để đảm bảo giày được làm sạch hiệu quả mà không bị hư hại. Dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn cần nhớ:
- Nhiệt độ nước: Chỉ nên sử dụng nước ấm để giặt giày. Tránh dùng nước quá nóng vì có thể làm co rút, biến dạng vải, phai màu và giảm tuổi thọ của giày.
- Thấm khô và giữ form: Dùng giấy mềm, thấm hút tốt để thấm nước bên trong và bên ngoài giày, đồng thời hét giấy báo bên trong giày để giữ form dáng.
- Xử lý vết bẩn cứng đầu: Nếu còn vết bẩn nhỏ sau khi giặt, có thể dùng nước tẩy sơn móng tay, nhưng chỉ nên chấm nhẹ lên vết bẩn ở những vết bẩn nhỏ.
- Phơi giày đúng cách: Phơi giày ở nơi thoáng mát, có gió nhẹ, tránh ánh nắng trực tiếp, vì có thể làm phai màu giày và làm giảm độ bền của vải.
- Lựa chọn chất tẩy rửa: Thận trọng khi sử dụng các chất tẩy rửa hóa học mạnh, nồng độ cao có thể làm hỏng sợi vải, khiến giày nhanh hỏng.
Bài viết trên Chiaki đã hướng dẫn bạn đọc cách giặt giày vải đúng chuẩn, hy vọng qua đây bạn đã có thể tự tin xử lý mọi vết bẩn cứng đầu và ố vàng cho từng loại giày vải, để giữ cho đôi giày luôn được trắng sáng. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng ngần ngại chia sẻ với bạn bè và người thân nhé!
-------------------------------------------------
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHIAKI.VN
- Website: https://chiaki.vn/
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Showroom: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)