Paypal là gì? Cách đăng ký tài khoản Paypal
Nếu bạn là một người thường xuyên mua hàng online từ các trang web nước ngoài thì Paypal có lẽ không còn là một thuật ngữ quá xa lạ. Tuy nhiên đối với những bạn chưa quen với hình thức mua hàng online, đặc biệt là mua hàng online quốc tế thì Paypal có lẽ vẫn có là khái niệm khá “mơ hồ”. Vậy trong bài viết hôm nay, chúng ta hãy dành chút thời gian tìm hiểu về Paypal, để hiểu rõ hơn về hình thức thanh toán này đồng thời nắm được cách đăng ký tài khoản Paypal, bạn nhé!
1 Paypal là gì?
Paypal là gì là một dịch vụ tài chính trung gian quốc tế, giúp bạn có thể thanh toán và chuyển tiền quốc tế qua mạng Internet một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất. Hiểu một cách đơn giản thì với Paypal, bạn có thể dễ dàng thực hiện các thanh toán mua sắm trực tuyến ở nước ngoài hoặc nhận tiền chuyển từ nước ngoài về Việt Nam, mà không phải mất nhiều thời gian hay phải trải qua nhiều công đoạn thanh toán phức tạp.
Bạn cũng có thể xem Paypal như ví tiền điện tử hay tương tự như dịch vụ Internet Banking của các ngân hàng hiện nay. Một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với nhiều tiện ích đa dạng. Nhưng thay vì chỉ dùng cho tiêu dùng trong nước, Paypal lại giúp bạn có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền quốc tế một cách tiện lợi và nhanh chóng nhất.
Với một tài khoản Paypal, bạn có thể tích hợp tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ của mình để thanh toán trên các website mua sắm online trong và ngoài nước có hỗ trợ thanh toán qua Paypal. Ngoài ra, bạn cũng có thể tiến hành chuyển và nhận tiền giữa các tài khoản Paypal trên toàn thế giới một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
Paypal là gì là một dịch vụ tài chính trung gian quốc tế
2 Lịch sử hình thành và phát triển của Paypal
- 12 - 1998: PayPal được thành lập, với cái tên ban đầu là Confinity.
- 10 - 1999: Một kỹ sư của công ty phát triển công nghệ thanh toán dựa trên email.
- 1 - 2000: Người sáng lập và quản lý của PayPal nhận thấy rằng nhiều người bán trên Internet yêu cầu các đối tác thương mại và những người mua khác đăng ký PayPal để thúc đẩy thanh toán nhanh hơn. Gần như ngay lập tức, PayPal mở được cho thanh toán trên trang web eBay, giúp PayPal gia tăng lượng người dùng đáng kể.
- 3 - 2000: PayPal cán mốc 1 triệu khách hàng.
- 6 - 2001: Những người sáng lập PayPal đã quyết định bỏ tên Confinity và chính thức đổi thành PayPal.
- 2 - 2002: PayPal ra mắt công chúng cùng với việc phát hành cổ phiếu ra thị trường. IPO là một thành công khi cổ phiếu PayPal tăng hơn 50% và kết thúc ngày giao dịch đầu tiên ở mức 20 USD / cổ phiếu.
- 10 - 2002: PayPal được bán cho eBay với giá 1,5 tỷ đô la.
- 2- 2006: PayPal vượt mốc 100 triệu tài khoản người dùng.
- 4 - 2006: PayPal ra mắt một nền tảng thanh toán di động mới, PayPal Mobile, cho phép người dùng thanh toán PayPal thông qua các thiết bị điện thoại thông minh của họ.
- 12 - 2008: PayPal tròn 10 năm tuổi và gần đạt mốc 150 triệu tài khoản người dùng.
- 9 - 2013: PayPal mua lại Công ty cổng thanh toán Braintree Systems, chủ sở hữu của Venmo, một đối thủ cạnh tranh thanh toán trực tuyến, với giá 800 triệu đô la.
- 7 - 2015. Paypal đồng ý mua Xoom , một công ty chuyển tiền kỹ thuật số với giá 890 triệu đô la, mở đường cho công ty đẩy nhanh việc xử lý các khoản thanh toán quốc tế.
- 1 - 2016: Venmo, hiện là công ty con của PayPal, đã vượt qua 1 tỷ đô la thanh toán được xử lý trong một tháng - mức cao nhất từ trước đến nay.
- 2 - 2017: PayPal đã ra mắt hệ thống thanh toán ngang hàng đầu tiên của mình, do đó đã tạo dựng được một chỗ đứng vững chắc trên thị trường P2P mới nổi.
- 5- 2018: PayPal mua bộ xử lý thanh toán của Thụy Điển iZettle với giá 2,2 tỷ đô la.
- 3 - 2019: PayPal đã công bố quan hệ đối tác của họ với Instagram như một phần của tính năng thanh toán mới của công ty, "Thanh toán trên Instagram".
- 1 - 2020: PayPal mua lại Honey với giá hơn 4 tỷ đô la.
- 1 - 2021: PayPal trở thành nhà điều hành nước ngoài đầu tiên kiểm soát 100% nền tảng thanh toán ở Trung Quốc nhằm trở thành một vị trí tiên tiến trong lĩnh vực thanh toán trực tuyến.
3 Những lợi ích khi sử dụng Paypal
- Hệ thống thanh toán với tính bảo mật cao.
- Mạng lưới hệ thống rộng khắp thế giới, giúp bạn có thể thực hiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất.
- An toàn khi giao dịch cho cả người bán và người mua. Paypal tích hợp tính năng có thể đòi lại số tiền sau khi đã gửi đến tài khoản khác trong trường hợp bị lừa đảo.
- Dịch vụ hỗ trợ chăm sóc khách hàng nhanh chóng, tận tâm.
- Hạn chế tối đa nguy cơ bị lộ thông tin tài khoản ngân hàng, chỉ cần cung cấp thông tin số thẻ thanh toán 1 lần duy nhất khi đăng ký tạo tài khoản, khi thanh toán bạn sẽ không cần phải nhập lại số thẻ nữa.
4 Làm thế nào để tạo tài khoản Paypal?
Điều kiện để mở tài khoản Paypal
- Đủ 18 tuổi trở lên
- Có CMND hoặc CCCD
- Một địa chỉ email đang hoạt động
- Có 1 trong các loại thẻ sau: Visa/Mastercard/America Express
- Có nhu cầu nhu sắm, thanh toán hoặc giao dịch quốc tế.
Cách tạo tài khoản Paypal
Để tạo tài khoản Paypal, đầu tiên, bạn cần truy cập vào trang chủ của Paypal theo địa chỉ: https://www.paypal.com/vn/webapps/mpp/home. Sau đó tiến hành đăng ký theo hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chọn “Đăng ký nhanh”.
Cách đăng ký tài khoản Paypal
Bước 2: Sau khi chọn “Đăng ký nhanh”, màn hình đăng ký sẽ xuất hiện 2 tùy chọn tài khoản cho bạn lựa chọn là “Mua bằng Paypal” (Dành cho đối tượng là người mua hàng trên mạng) và “Nhận thanh toán bằng Paypal” (Dành cho đối tượng là các cá nhân và doanh nghiệp thường xuyên nhận thanh toán.
Trường hợp của chúng ta là đăng ký Paypal để tiến hành mua hàng trực tuyến và sử dụng cá nhân. Nên sẽ chọn “Bắt đầu” ở phần “Mua bằng Paypal”.
Lưu ý: Quy trình đăng ký tài khoản Paypal hiện chỉ có tiếng Anh, chưa có hỗ trợ tiếng Việt. Nếu cần bạn có thể xem bạn dịch hướng dẫn ở bên dưới mục “Bắt đầu””.
Nhấn chọn mua bằng Paypal
Bước 3: Tiến hành nhập các thông tin đăng ký tài khoản Paypal.
Tại phần quốc tịch, các bạn chọn Việt Nam.
Phần Email, các bạn nên dùng email cố định, thường xuyên sử dụng nhất để đăng ký Paypal. Để nhanh chóng nhận các thông báo từ Paypal.
Mật khẩu tài khoản Paypal cần đáp ứng đầy đủ các tiêu sau: tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ và số, tối thiểu phải có 1 ký tự đặc biệt.
Sau khi hoàn tất các thông tin này, bạn nhấn chọn “Continue - Tiếp tục”.
Nhập các thông tin đăng ký tài khoản Paypal
Bước 4: Nhập thông tin cá nhân.
Sau khi hoàn tất các thông tin cá nhân theo yêu cầu. Bạn nhấn chọn đồng ý với điều khoản của Paypal rồi chọn “Agree and create account” để tạo tài khoản.
Nhập thông tin cá nhân đăng ký tài khoản Paypal
Bước 5: Nhập thông tin thẻ thanh toán của bạn.
Trường hợp bạn chưa có thẻ Visa thì nhấn chọn “Tôi sẽ làm thẻ sau”.
Trường hợp bạn đã có thẻ Visa thì đền đầy đủ thông tin theo yêu cầu rồi nhấn chọn “Thẻ liên kết”.
Sau khi hoàn thành 5 bước trên, về cơ bản bạn đã hoàn thành việc tạo tài khoản Paypal đã xong. Tuy nhiên, để tài khoản Paypal này hoạt động thì bạn cần thêm một bước nữa là xác minh tài khoản của mình.
Nhập thông tin thẻ visa
Cách xác thực tài khoản Paypal
Bước 1: Mở Email mà bạn đã sử dụng để đăng ký tài khoản Paypal. Mở thư mà Paypal gửi đến cho bạn và nhấn chọn “Yes, this is my email” để xác minh tài khoản.
Xác thực tài khoản Paypal
Bước 2: Đăng nhập lại vào Paypal. Tại giao diện My Paypal, bạn nhấn chọn “ "Wallet" hoặc nhấn "Bank accounts and cards" để truy cập vào trang quản lý tài khoản thẻ, tiến hành xác thực thẻ Visa.
Bước 3: Nhấn chọn “Credit Cards”.
Bước 4: Nhấn chọn “Confirm Credit Card”.
Sau khi chọn “Confirm Credit Card”, Paypal sẽ gửi cho bạn một thông điệp là bạn sẽ có 4 số digit-code để nhập vào hoàn tất verify.
Bước 5: 4 số digit-code này sẽ được gửi đến tin nhắn số điện thoại mà bạn đã sử dụng để đăng ký tài khoản Paypal. Hoặc liên hệ tổng đài của ngân hàng cung cấp thẻ Visa cho bạn.
Khi đã có 4 số này rồi thì bạn quay lại giao diện của PayPal và chọn "Ready to confirm".
Điền 4 số digit-code đã nhận vào ô trống và nhấn vào "Confirm" là hoàn tất quá trình verify thẻ VISA với tài khoản PayPal.
Đến đây chắc hẳn các bạn đã có lời đáp cho câu hỏi Paypal là gì rồi phải không nào? Hy vọng những thông tin cung cấp trong bài viết đã giúp các bạn có thêm những thông tin hữu ích về Paypal cũng như cách đăng ký sử dụng tài khoản Paypal. Chúc các bạn thành công!
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)