Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi bé ăn ngon, mẹ nhàn tênh
- Các món ăn dặm cho bé 7 tháng cần đảm bảo những chất gì?
- Trẻ 7 tháng ăn dặm được gì?
- Nguyên tắc cần ghi nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
- Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân, phát triển toàn diện
- Mách mẹ các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện
- 1. Cháo rau ngót thịt heo
- 2. Cháo tôm rau cải
- 3. Cháo thịt heo rau chùm ngây
- 4. Cháo chim bồ câu bắp ngọt
- 5. Cháo cà rốt thịt gà
- 6. Cháo rau dền thịt heo
- 7. Cháo khoai mỡ thịt tôm
- 8. Cháo cá lóc (cá quả)
- 9. Cháo lươn
- 10. Cháo cá hồi bông cải xanh
- 11. Cháo hạt kê thịt băm
- 13. Cháo củ cải trắng thịt bò
- 14. Cháo bắp phô mai
- 15. Cháo cua măng tây
- Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng giúp con ăn ngon, mẹ nhàn tênh
- Những sai lầm khi chế biến đồ ăn dặm cho bé 7 tháng tại nhà
- Mua sản phẩm hỗ trợ ăn dặm cho bé chính hãng ở đâu?
Bước sang tháng thứ 7, bé đã bắt đầu làm quen khá tốt với những món ăn dặm, đây cũng là tháng tuổi có thể thưởng thức được đa dạng thực phẩm hơn. Tuy nhiên, việc tìm ra những món ăn dặm vừa nhanh gọn, dễ nấu mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con không hề dễ dàng đối với nhiều mẹ bỉm, đặc biệt là những mẹ bỉm bận rộn.
Trong bài viết hôm nay, Chiaki gợi ý tới các mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi khoa học, dễ thực hiện tại nhà và hơn hết là rất “được lòng” các bé nhé. Với thực đơn này, mẹ không chỉ tiết kiệm thời gian mà bé vẫn nhận được đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, hỗ trợ cơ thể con phát triển toàn diện. Đọc tiếp để khám phá thực đơn gồm những gì nhé!
1 Các món ăn dặm cho bé 7 tháng cần đảm bảo những chất gì?
Chất bột đường (Tinh bột)
Để có thể lên được thực đơn ăn dặm cho bé 6 7 tháng phù hợp, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho bé yêu thì bạn cần chú ý tới chất bột đường hay còn gọi là tinh bột trong các món ăn dặm của con.
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần đảm bảo đủ tinh bột
Tinh bột được xem là chất dinh dưỡng cơ bản, quan trọng xuyên suốt quá trình ăn dặm của con cần có. Tinh bột bổ sung năng lượng giúp con hoạt động hàng ngày được vui khỏe, mẹ có thể cung cấp tinh bột qua gạo, khoai lang, khoai tây, lúa mì hoặc ngũ cốc,...
Chất béo
Chất béo là thứ không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng muốn tăng cân, tăng chiều cao. Chất béo cung cấp calo cần thiết cho hoạt động hàng ngày của con được diễn ra thuận lợi, phát triển toàn diện. Năng lượng mà chất béo mang lại có thể giúp bé đủ sức mạnh và năng lượng để tham gia các hoạt động như bò, đứng hay chơi đùa.
Chất béo là thứ không thể thiếu trong thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng muốn tăng cân
Chất bé cũng như một chất dẫn xuất đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, phát triển hệ thần kinh não bộ. Chất béo Omega-3, ví dụ như DHA (Docosahexaenoic Acid) là thành phần chính trong não, mắt, giúp con phát triển trí tuệ và thị giác. Mẹ có thể bổ sung chất béo vào thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng tăng cân thông qua các thực phẩm từ quả bơ, dùa, các loại hạt,...
Chất đạm (Protein)
Độ tuổi 7 tháng tuổi con đã có nhiều thay đổi như có thể ngồi vững hơn, răng bắt đầu nhú, con đang tập bò,... Do đó việc bổ sung chất đạm đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của con, góp phần thiết lập xây dựng và sửa chữa cơ bắp, tạo mô cơ học, thúc đẩy phát triển toàn diện cho bé.
Chất đạm đóng vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của con
Protein đóng vai trò trong hệ miễn dịch của bé, cung cấp thành phần cần thiết, duy trì tế bào miễn dịch, bảo vệ bé chống lại vi khuẩn, virus và nâng cao sức khỏe bé. Mẹ có thể bổ sung protein qua các thực phẩm từ thịt, cá, trứng, sữa,...
Chất xơ
Nếu bạn muốn cải thiện tình trạng táo bón của bé trong giai đoạn tập ăn dặm này thì nhất định không được bỏ qua chất xơ. Đây là loại chất không hấp thụ được từ thực phẩm và có nhiều lợi ích cho sức của con người, chất xơ có thể hỗ trợ tiêu hóa, duy trì sự di chuyển của thực phẩm qua đường ruột và tăng cường hoạt động của các vi khuẩn có lợi trong ruột bé.
Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường lợi khuẩn
Từ đó giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm nguy cơ táo bón, điều chỉnh tốc độ hấp thụ đường trong máu, giảm sự biến động đường huyết khi bé sử dụng các loại thực phẩm chứa carbohydrate. Có nhiều thực phẩm chứa nguồn chất xơ dồi dào mà mẹ bỉm nên thêm vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng như : Rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ, hạt chia, hạt lanh,...
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của bé yêu, chúng giúp duy trì chức năng hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và hỗ trợ phát triển toàn diện cơ thể. Những vitamin và khoáng chất cần bổ sung bao gồm: Vitamin A, C, D, E, sắt, canxi, Kali, kẽm, Magnesium, Phospho,...
Vitamin và khoáng chất giúp bé phát triển toàn diện
2 Trẻ 7 tháng ăn dặm được gì?
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng không quá khó để lựa chọn. Nếu 6 tháng tuổi, bé đã làm quen dần với thức ăn thì ở 7 tháng tuổi ba mẹ có thể cho bé ăn được những thực phẩm như:
Trẻ 7 tháng tuổi có thể ăn dặm được nhiều thứ đa dạng hơn
- Trái cây nghiền như đu đủ, chuối, hồng chín, hồng xiêm, dưa hấu, bơ, táo,...
- Các loại rau củ quả được hấp chín hoặc nghiền nhuyễn như cà rốt, củ cải, súp lơ,...
- Các loại cháo từ gạo, lúa mì, yến mạch, lúa mạch, hạt kê, các loại đậu,...
- Thịt nghiền từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò,... đã được hấp chín, giã nát mịn hoặc đem nghiền
- Trứng gà, trứng vịt, trứng chim,,, đã được luộc chín hoặc chiên
- Phô mai làm từ sữa tiệt trùng bởi các thương hiệu uy tín trên thị trường, phù hợp với độ tuổi
3 Nguyên tắc cần ghi nhớ khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi
- Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ trong năm đầu đời, do đó mẹ không được cho bé bỏ bú hoàn toàn, vẫn cần duy trì trẻ bú sữa mẹ khoảng 600 - 800ml/ ngày
- Tránh không cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng để tránh ảnh hưởng tới gan, thận phải làm việc quá tải, ảnh hưởng xấu tới chức năng gan, thận của bé
- Khi chế biến đồ ăn nên giữ vị nguyên bản của món ăn, không nên cho thêm gia vị để giúp trẻ có thể phát triển được vị giác, cảm nhận hương vị trọn vẹn cũng như tập thói quen ăn nhạt để bảo vệ sức khỏe
- Hãy thêm chất béo khi chế biến món ăn cho trẻ, cân đối giữa chất béo từ thực vật và động vật, không nên lạm dụng quá nhiều
- Cung cấp thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi đa dạng nhóm thức ăn, cân bằng 4 nhóm chính
- Lượng thức ăn của trẻ phải phù hợp với cân nặng và độ tuổi, tránh để trẻ ăn quá no gây cảm giác chán ăn, lười ăn sau này
- Nên thường xuyên đổi bữa ăn cho con để tránh con bị nhàm chán, lưu ý tới nguyên tắc thử dị ứng đồ ăn
- Sau 19 giờ tối nên cho trẻ uống sữa để tránh trẻ bị đói về đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ
4 Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân, phát triển toàn diện
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân, phát triển toàn diện
Tuần đầu tiên
Tuần thứ hai
Tuần thứ ba
Tuần thứ tư
5 Mách mẹ các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng giàu dinh dưỡng, dễ thực hiện
1. Cháo rau ngót thịt heo
Nguyên liệu:
- Bột gạo : 2 thìa
- Rau ngót: 1 Nhúm bé
- Thịt lợn nạc: 20g
- Dầu ăn cho bé
Chế biến thực đơn ăn dặm bé 7 tháng từ rau ngót và thịt heo khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:
Cháo rau ngót thịt heo phổ biến, dễ thực hiện
- Rau ngót đem rửa sạch, thái nhỏ, đem xay nhuyễn và lọc lấy nước
- Thịt lợn rửa sạch, xay nhuyễn
- Hòa bột gạo với rau ngót, tiếp theo cho thịt xay vào khuấy đều tay trên bếp tới khi bột chín
- Đổ cháo ra bát rồi thêm dầu ăn và cho bé thưởng thức
2. Cháo tôm rau cải
Thực đơn ăn dặm cho bé 6-7 tháng mà mẹ có thể nấu đơn giản tại nhà cho bé là cháo tôm và rau cải chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, giúp phát triển xương, răng của bé. Đồng thời hỗ trợ phát triển trí não và hệ thần kinh.
Nguyên liệu gồm:
- Gạo/ bột gạo 2 thìa
- Tôm tươi : 2 - 3 con (khoảng 20g)
- Rau cải : 5 - 7 lá non
- Dầu ăn cho bé
- Nước 200ml để nấu cháo
Cách thức thực hiện đơn giản:
Cháo tôm rau cải bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao
- Gạo đem vo và ngâm nước khoảng 30 phút để mềm hơn và dễ nấu nhừ. Nếu mẹ có nồi nấu cháo chậm thì có thể cho gạo và nước vào nồi nấu để có cháo nhanh chóng
- Tôm lột vỏ, bỏ đầu, lấy chỉ đen, rửa sạch với nước muối loãng, băm nhuyễn hoặc xay mịn
- Gạo nấu chín thành cháo nhừ
- Cho tôm băm nhuyễn lên chảo nhỏ, thêm ít nước và đảo đều
- Khi cháo chín thì thêm tôm vào nồi, khuấy đều
- Rau cải xay nhuyễn, đun thêm 3 - 5 phút để rau chín mềm cùng cháo
- Tắt bếp thì cho 1 thìa dầu ăn để tăng cường dinh dưỡng
- Đổ cháo ra bát và đợi nguội rồi cho bé thưởng thức
3. Cháo thịt heo rau chùm ngây
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng thì mẹ có thể cho bé thưởng thức món mới từ rau chùm ngây. Đây là loại rau có chứa giàu vitamin và canxi, giúp tăng hệ miễn dịch, thị lực, cải thiện xương và răng cho bé.
Nguyên liệu gồm:
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Thịt heo nạc: 20g
- Rau chùm ngây: 10g lá non
- Dầu ăn dành cho bé: 1 muỗng cà phê
- Nước: 200ml
Cách thức thực hiện:
Cháo thịt heo rau chùm ngây giàu canxi
- Gạo vo sạch và nấu chín thành cháo, ninh thêm để cháo chín nhừ
- Thịt heo sơ chế bằng cách luộc chín thịt, giữ được hương vị ngọt tự nhiên mà không thêm gia vị
- Khi cháo chín, cho thịt heo xay nhuyễn vào khuấy đều
- Thêm rau chùm ngây đã băm nhỏ hoặc xay nhuyễn vào nấu cùng từ 3 - 5 phút để rau chín mềm và hòa quyện với cháo
- Tắt bếp thì thêm 1 thìa dầu ăn để tăng độ mịn cho cháo
4. Cháo chim bồ câu bắp ngọt
Cháo ăn dặm cho bé 7 tháng có thể làm quen với thịt chim bồ câu, đây là nguồn dinh dưỡng có chứa nhiều hàm lượng chất béo lành mạnh, giàu protein, kẽm và tăng khả năng hấp thụ canxi.
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Thịt chim bồ câu: 20g (nên chọn chim non, thịt mềm)
- Bắp ngọt: 2 muỗng cà phê hạt bắp đã tách
- Dầu ăn dành cho bé: 1 muỗng cà phê
- Nước: 200ml
Cách thức thực hiện gồm:
Cháo chim bồ câu bắp ngọt chứa hàm lượng chất béo lành mạnh
- Gạo đem vo rửa sạch và nấu chín thành cháo
- Thịt chim làm sạch, lọc lấy phần thịt, băm nhuyễn hoặc xay mịn
- Xương chim ninh lấy nước dùng để tăng hương vị ngọt tự nhiên
- Bắp ngọt tách hạt, rửa sạch, hấp chín mềm sau đó xay nhuyễn phù hợp với độ ăn dặm của bé.
- Cháo chín thì phi thơm thịt chim với chút nước, đảo cho thịt chín đều thì đổ vào nấu cùng cháo
- Tiếp theo cho bắp ngọt đã xay nhuyễn vào, đun thêm 3-5 phút để hòa quyện.
- Trước khi tắt bếp, cho 1 muỗng cà phê dầu ăn để tăng độ béo mịn và giá trị dinh dưỡng.
5. Cháo cà rốt thịt gà
Trong thịt gà có chứa nhiều protein, sắt và kẽm giúp bé phát triển cơ bắp, hỗ trợ hệ miễn dịch và quá trình tạo máu. Cà rốt có chứa tiền chất của vitamin A hỗ trợ thị lực và tăng cường sức khỏe da. Đồng thời, cung cấp thêm chất xơ cải thiện hệ tiêu hóa.
Nguyên liệu gồm:
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Thịt gà: 20g (nên chọn phần ức gà hoặc thịt gà ta)
- Cà rốt: 10g (1 khúc nhỏ)
- Dầu ăn dành cho bé: 1 muỗng cà phê
- Nước: 200ml
Cách thức thực hiện:
Cháo cà rốt thịt gà bổ sung vitamin A
- Gạo đem vo rửa sạch và nấu chín thành cháo
- Thịt gà sơ chế, băm nhuyễn hoặc xay mịn
- Cà rốt rửa sạch, thái lát mỏng, hấp hoặc luộc chín rồi đem xay nhuyễn
- Thịt gà đảo với một chút nước hoặc hấp chín để đảm bảo mềm mịn bé dễ nuốt
- Khi cháo chín thì cho thịt gà vào đảo cùng
- Thêm cà rốt và đun thêm 5 phút nữa để nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Trước khi tắt bếp, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn để tăng độ béo và bổ sung dinh dưỡng.
6. Cháo rau dền thịt heo
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tăng cân thì mẹ bỉm có thể tham khảo tới món cháo rau dền thịt heo, đây là món ăn có chứa nhiều chất xơ, sắt và canxi, protein, kẽm và vitamin B12,... vừa cải thiện tiêu hóa, cải thiện xương mà còn tăng hệ miễn dịch.
Nguyên liệu gồm:
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Rau dền: 10g
- Thịt heo nạc: 20g
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
- Nước: 200ml
Cách thực hiện:
Cháo rau dền thịt heo chứa nhiều chất xơ và sắt
- Gạo đem nấu chín nhừ thành cháo
- Thịt băm nhuyễn và xào chín mềm
- Rau dền rửa sạch mang thái nhỏ, luộc sơ và xay nhuyễn
- Cháo chín thì cho thịt heo vào đảo đều, thêm rau vào đun thêm 5 phút cho hòa quyện
- Tắt bếp thì thêm dầu ăn để cháo mịn hơn.
7. Cháo khoai mỡ thịt tôm
Bổ sung tinh bột cho bé yêu bằng khoai mỡ, đây là giống khoai có chứa nhiều tinh bột, chất xơ và vitamin A nhằm hỗ trợ tiêu hóa và tăng thị lực. Bên cạnh đó thịt tôm có chứa nhiều protein, canxi và sắt rất tốt cho xương và máu.
Nguyên liệu
- Khoai mỡ: 20g
- Tôm tươi: 20g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện
Cháo khoai mỡ thịt tôm hỗ trợ tiêu hóa và thị lực
- Sử dụng gạo đem vo và nấu thành cháo chín nhừ
- Khoai mỡ gọt vỏ, băm nhuyễn ninh cùng với cháo
- Tôm bóc vỏ, băm nhỏ và đem xào chín
- Khi cháo đã nhuyễn thì thêm tôm vào đun sôi rồi tắt bếp.
8. Cháo cá lóc (cá quả)
Thực đơn ăn dặm 7 tháng tuổi nhất định mẹ nên cho bé ăn thử cá lóc (cá quả). Một trong những giống cá giàu omega-3, protein và vitamin D giúp con phát triển trí não và xương
Nguyên liệu:
- Cá lóc: 20g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Rau mồng tơi hoặc rau ngót: 10g
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện
Cháo cá lóc (cá quả) giàu omega-3
- Gạo mang nấu chín nhừ
- Cá lóc hấp chín, gỡ thịt và nghiền nhỏ
- Rau mồng tơi hoặc rau ngót nấu cùng sẽ được rửa sạch, thái nhỏ, nấu chín và đem xay nhuyễn
- Cháo chín thì thêm thịt cá và rau vào nấu cùng, đun sôi cháo
- Tắt bếp thêm dầu ăn
9. Cháo lươn
Thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng tuổi có thể tập làm quen với lươn, một thực phẩm chứa protein, vitamin A và DHA rất tốt cho mắt và não bộ của con yêu.
Nguyên liệu:
- Lươn: 20g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Bí đỏ hoặc khoai lang: 10g
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện
Cháo lươn tốt cho mắt và não bộ của con yêu
- Hấp lươn chín mang đi lọc thịt, băm nhuyễn.
- Nấu cháo và thêm bí đỏ nghiền vào để tăng hương vị
- Thêm thịt lươn vào cháo sau đó đun sôi.
- Tắt bếp thì thêm 1 thìa dầu ăn vào cháo
10. Cháo cá hồi bông cải xanh
Bổ sung thêm vào danh sách các món cháo ăn dặm cho bé 7 tháng giàu dinh dưỡng, cực dễ làm tại nhà mà mẹ bỉm có thể thực hiện. Cháo cá hồi bông cải xanh được chế biến từ cá hồi giàu omega-3, DHA rất tốt cho sự phát triển não bộ của con yêu.
Nguyên liệu:
- Cá hồi: 20g
- Bông cải xanh: 10g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện:
Cháo cá hồi bông cải xanh tốt cho sự phát triển não bộ
- Nấu cháo từ gạo đến khi chín nhừ
- Hấp cá hồi và đem nghiền nhỏ.
- Hấp bông cải xanh sau đó đem xay nhuyễn.
- Thêm cá và rau vào cháo và mang nấu chín, đun tới khi sôi
- Tắt bếp thì thêm 1 thìa dầu ăn để cháo sánh mịn
11. Cháo hạt kê thịt băm
Nếu bé đã chán ăn cháo, bạn có thể đổi bữa với cháo được làm từ hạt kê xem sao nhé. Trong hạt kê có chứa nhiều tinh bột, sắt và khá tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Nguyên liệu:
- Hạt kê: 1 muỗng canh
- Gạo tẻ: 1 muỗng canh
- Thịt băm: 20g
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện:
Cháo hạt kê thịt băm khá tốt cho hệ tiêu hóa non nớt
- Ngâm hạt kê và mang nấu cùng gạo tẻ.
- Thịt băm nhuyễn vào xào chín
- Thêm thịt băm đã xào chín vào cháo đun sôi.
- Thêm dầu ăn trước khi tắt bếp.
13. Cháo củ cải trắng thịt bò
Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng không thể bỏ qua món cháo củ cải thịt bò. Củ cải thanh mát, mọng nước chứa nhiều vitamin C và kali, trong khi thịt bò cung cấp sắt và dồi dào protein sẽ giúp con tăng cân khỏe mạnh.
Nguyên liệu
- Củ cải trắng: 10g
- Thịt bò: 20g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện:
Cháo củ cải trắng thịt bò giúp con tăng cân khỏe mạnh
- Băm nhỏ thịt bò và đem xào chín.
- Xay nhuyễn củ cải trắng, sau đó thêm vào cháo.
- Thêm thịt bò vào cháo và đun cháo sôi lên thì tắt bếp
- Thêm dầu ăn để tăng phần dinh dưỡng
14. Cháo bắp phô mai
Bổ sung thêm thành phần canxi với cháo bắp phomai cho bé, đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng được nhiều bé rất yêu thích bởi vị ngọt thanh của bắp và sự béo ngậy của phomai khiến bé thích thú với bữa ăn hơn.
Nguyên liệu:
- Bắp ngọt: 10g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Phô mai viên: 1 viên nhỏ
Cách thực hiện:
Cháo bắp phô mai bổ sung thêm thành phần canxi
- Nấu cháo từ gạo tới khi chín nhừ.
- Bắp hấp hoặc luộc chín, đem xay nhuyễn, thêm vào cháo.
- Cháo gần được thì thêm phô mai, khuấy tan và tắt bếp để thưởng thức.
15. Cháo cua măng tây
Cua và măng tây là sự kết hợp vô cùng hoàn hảo với hàm lượng dinh dưỡng cao giúp con yêu bổ sung hàm lượng protein, canxi dồi dào cùng với sự kết hợp chất xơ và vitamin K mang tới món thực đơn cho bé ăn dặm 7 tháng tăng cân siêu hiệu quả.
Nguyên liệu
- Cua: 20g
- Măng tây: 10g
- Gạo tẻ: 2 muỗng canh
- Dầu ăn: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện
Cháo cua măng tây bổ sung hàm lượng protein, canxi dồi dào
- Hấp cua chín và mang đi lọc thịt, nghiền nhỏ.
- Hấp măng tây chín và xay nhuyễn.
- Nấu cháo từ gạo, được cháo chín nhừ thì thêm cua và măng tây vào nấu chín cùng
- Sau khi tắt bếp thì thêm dầu ăn cho cháo sánh mịn
>>> Tham khảo thêm các sản phẩm hỗ trợ ăn dặm đang được bán chạy tại Chiaki.vn
6 Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng giúp con ăn ngon, mẹ nhàn tênh
Giai đoạn 7 tháng tuổi là thời điểm mà bé đã quen dần với nhiều loại thực phẩm hơn sữa mẹ hoặc sữa công thức, lúc này bé được thử nhiều thực phẩm với hương vị khác nhau khiến bé vô cùng thích thú và hợp tác. Để duy trì thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng đạt hiệu quả, giúp bé ăn ngon miệng, phát triển tốt và khiến bé hợp tác mỗi khi tới bữa ăn thì mẹ bỉm có thể tham khảo lịch ăn dặm trong ngày của bé như sau:
Lịch ăn dặm:
- 6:30 sáng: Bé thức dậy và có thể uống 150-180ml sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- 8:30 sáng: Bắt đầu bữa sáng với Cháo tôm rau cải .
- 10:30 sáng: Bổ sung bữa phụ cho bé bằng cách cho bé uống 150ml sữa.
- 12:30 trưa: Bắt đầu vào bữa trưa: Cháo thịt gà cà rốt
- 14:30 chiều: Bé uống 150ml sữa.
- 16:30 chiều: Bổ sung bữa xế cho bé với Chuối nghiền hoặc sữa chua
- 18:30 tối: Bữa tối: Cháo cá hồi bông cải xanh
- 20:30 tối: Bé uống 150ml sữa trước khi đi ngủ.
7 Những sai lầm khi chế biến đồ ăn dặm cho bé 7 tháng tại nhà
- Thường xuyên cho thêm khoai tây, cà rốt nghiền vào cháo: Đây là sai lầm khiến trẻ dễ rơi vào tình trạng thừa nhóm chất bột đường (thừa tinh bột) nhưng lại thiếu vitamin. Do đó, để cân bằng hãy thêm rau củ và thường xuyên thay đổi món cho con
- Thêm ngũ cốc vào cháo: Ngũ cốc tuy giàu dinh dưỡng nhưng không phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ 7 tháng tuổi, điều này có thể khiến trẻ bị khó tiêu
- Quá lạm dụng máy xay sinh tố: Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm 7 - 8 tháng thì mẹ nên chuyển chế độ ăn bột loãng sang cháo nhuyễn, bột đặc và dần tăng thô vào những tháng tiếp theo để đến 12 tháng, con có thể tập ăn với cháo nấu nguyên hạt hay các thức ăn mềm khác như phở, bún.
- Dùng nước hầm xương để nấu cháo: Theo nghiên cứu khoa học, nước hầm xương chỉ có tác dụng tạo vị ngọt và mùi thơm, chất dinh dưỡng hầu hết nằm ở phần thịt, chất béo trong xương có thể gây cản trở hấp thụ dinh dưỡng tại ruột ở trẻ nhẹ cân, khiến trẻ không tăng cân và dễ gây tình trạng chán ăn kéo dài.
- Không sử dụng dầu ăn: Dầu ăn cung cấp nhiều năng lượng và hỗ trợ cơ thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng khác, dầu ăn bao gồm cả dầu thực vật và động vật cung cấp nhiều dinh dưỡng quan trọng, tăng khả năng hấp thụ vitamin quan trọng, do đó cần bổ sung thêm vào cháo cho trẻ ăn dặm
- Nấu một nồi cháo và cho con ăn cả ngày: Là những sai lầm mà rất nhiều gia đình mắc phải, việc nấu cháo ăn cả ngày có thể gây ôi thiu, các chất dinh dưỡng có thể bị mất đi theo thời gian, do đó hãy nấu những nồi cháo nhỏ và cho trẻ ăn hết trong bữa.
8 Mua sản phẩm hỗ trợ ăn dặm cho bé chính hãng ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm ăn dặm cho bé đến từ nhiều thương hiệu được phân phối và bày bán rất nhiều. Tuy nhiên trước khi mua để tránh bị mua phải hàng giả hàng nhái, bạn nên tìm hiểu rõ về địa chỉ mua có uy tín hay không?
Để hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả, thì tốt nhất bạn nên mua hàng online tại địa chỉ bán đồ ăn dặm chính hãng, uy tín lâu năm. Và sàn thương mại điện tử Chiaki sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Hiện nay, các sản phẩm chính hãng đang được bán tại Sàn thương mại điện tử Chiaki trên toàn quốc.
Bạn có thể mua trực tiếp trên website hoặc đặt hàng qua hotline:
- Website: Chiaki.vn
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Showroom: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Khi mua các sản phẩm ăn dặm cho bé tại Chiaki.vn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi:
- 100% sản phẩm chính hãng.
- Hoàn tiền, đổi trả trong 5 ngày nếu có lỗi của nhà sản xuất.
- Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
- Miễn phí giao hàng (Cho đơn từ 300K trong nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
Trên đây là toàn bộ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi với các thành phần dinh dưỡng giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện, giúp mẹ nhàn tênh trong việc chế biến và chuẩn bị bữa ăn. Hy vọng với những thông tin trên đây thì mẹ bỉm đã có được cho mình thực đơn dành riêng cho bé yêu của mình, cùng con khám phá ẩm thực đầu đời đầy yêu thương.
Cuối cùng, đừng quên theo dõi các bài viết tin tức tiếp theo của Chiaki để cập nhật những thông tin mới nhất liên quan tới sức khỏe và làm đẹp nhé.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)