Chó bị ốm: Nhận biết, chăm sóc và cách điều trị
Bạn rất yêu thú cưng và bạn lo lắng làm thế nào để biết được chúng không ổn. Những nhận biết, cách chăm sóc và điều trị khi chó bị ốm được Chiaki mang đến lần này, sẽ giúp bạn không bỏ sót những dấu hiệu của bệnh tình và đưa ra hướng giải quyết kịp thời trước khi chúng trở nên tồi tệ hơn.
1 Nhận biết chó bị ốm đơn giản
Khi chó bị ốm, dù ít hay nhiều cũng sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài mà bạn có thể nắm bắt. Khi nhận biết được kìm thời sẽ giúp chú chó của bạn có cơ hội cứu chưa bệnh cao hơn và ít tốn kém chi phí, nếu để bệnh phát triển nặng đôi khi chó sẽ bị di chứng ảnh hưởng đến suốt đời. Trong đó dấu hiệu nhận biết chó bị ốm phổ biến phải kể đến như :
Chó bệnh bỏ ăn
Khi chó bị ốm, cơ thể thay đổi cảm thấy mỏi mệt, khó chịu chính vì vậy mà chúng thường có những biểu hiện bỏ ăn khác thường. Lượng thức ăn trong ngày còn nguyên hoặc chỉ ăn được chút, nếu tình trạng này diễn ra trong vòng 1 - 2 ngày thì chắc chắn chó của bạn đang gặp vấn đề.
Chó bệnh bỏ ăn
Nhiệt độ cơ thể thay đổi
Thú cưng cũng giống như con người, khi cơ thể ốm sẽ thường dẫn đến việc thay đổi nhiệt độ cơ thể, chúng có thể cảm thấy nóng hoặc lạnh bất thường. Thậm chí thú cưng của bạn còn có biểu hiện uể oải, mệt mỏi, run rẩy, buồn bã, lờ đờ hoặc chỉ nằm một chỗ, không vận động như ngày bình thường, có thể bạn sẽ thấy chúng ngủ nhiều hơn.
Nôn ói, tiêu chảy, táo bón, đi vệ sinh khó, phân có máu
Khi xuất hiện những hiện tượng như trên cho thấy thú cưng của bạn đang gặp vấn đề vô cùng nghiêm trọng, chúng không chỉ ốm thông thường. Do đó khi có những dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy, táo bón hoặc phân có xuất hiện máu, hãy theo dõi thú cưng của bạn và đưa đến y tế uy tín.
Co giật, quặp đuôi, đi đứng loạng choạng
Hãy theo dõi tình trạng cơ thể thú cưng của bạn, những dấu hiệu bất thường này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khi chó bị ốm. Các dấu hiệu có thể khác thường và nặng hơn, hãy đưa tới bác sĩ thú ý gần nhất nhé.
Co giật, quặp đuôi, đi đứng loạng choạng
2 >>> Xem thêm:
3 Điều trị chó bị ốm hiệu quả
Chó bị ốm bỏ ăn nên làm gì ? Hay như chó bị nôn khi ốm thì nên làm gì ? … Trong quá trình thú cưng của bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe, chúng tôi vẫn khuyên bạn tốt hơn hết hãy đưa tới thú y có chuyên môn. Bên cạnh đó, một số cách điều trị cơ bản dưới đây không cần thuốc cũng là bước an toàn trước khi đưa chó đi khám mà bạn có thể thực hiện.
Không cho ăn khi chó bị nôn
Khi chó bị ốm, trước khi đưa chúng tới thú y bạn không nên cho chúng ăn quá nhiều nhất là đối với chó con hoặc chó trên 6 tháng tuổi. Thời gian hạn chế ăn là đến 24 giờ kể từ lúc có dấu hiệu nôn mửa, tiêu chảy. Ngoài ra với những món đồ yêu thích hoặc gặm xương, bạn cũng không nên cho thú cưng tiếp xúc để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn.
Có thể bạn cần :
- Chó Bị Nôn Ra Bọt Trắng, Bọt Vàng Là Bị Làm Sao? Cách Xử Lý
- Chó Bị Nôn Bỏ Ăn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị
Đảm bảo chó của bạn uống nước đủ
Trong suốt quá trình chó của bạn ốm, hãy cho chúng uống nước nhiều nhất có thể, tuy nhiên nếu thú cưng nôn thì nên dừng lại và không thực hiện nữa. Việc uống nhiều nước sẽ giúp thú cưng ổn định lại đường huyết trong cơ thể, cũng như cân bằng sức khỏe, đẩy lùi virus gây bệnh.
Chỉ nên cho chó ăn nhạt trong vòng 1 - 2 ngày
Khi chó bị ốm, sau 24 giờ không ăn và thấy chúng đã hoạt động bình thường trở lại. Lúc này bạn có thể cho thú cưng ăn đồ nhạt, nên duy trì từ 1 - 2 ngày với những đồ ăn có đạm và tinh bột dễ tiêu hóa như phomat, sữa, thịt gà không da/ không mỡ, thịt viên luộc, cơm trắng, cháo, ...
Chỉ nên cho chó ăn nhạt trong vòng 1 - 2 ngày
Lúc này hãy hạn chế tập luyện, chạy nhảy
Cũng giống như con người, khi bị ốm thì việc vận động là không thể, thậm chí còn chẳng hứng thú làm điều gì, thú cưng của bạn cũng vậy. Lúc này hãy ngừng các bài tập luyện, chạy nhảy hàng ngày và thay vào đó là dắt thú cưng đi dạo, hạn chế cho chúng chạy, bởi điều này có thể khiến thú cưng càng trở nên mệt mỏi hơn.
Hãy kiểm soát phân và nước tiểu
Trong suốt quá trình thú cưng gặp vấn đề về sức khỏe, chúng tôi vẫn khuyến khích bạn nên quan sát và kiểm tra lượng phân, nước tiểu của cún. Điều này cần thiết khi bạn đưa chúng tới bác sĩ thú y nếu cún ốm nặng hơn.
Ngoài ra, hãy ngừng phạt nếu chẳng may thú cưng đi vệ sinh hoặc nôn mửa trong nhà, điều này khiến tâm trạng của thú cưng trở nên tồi tệ và khiến chúng càng ốm hơn.
Theo dõi triệu chứng 24/24h
Giống như một người bệnh, thú cưng cần theo dõi liên tục để đề phòng những trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Đặc biệt trong những lần chó bị ốm, bạn đừng để chúng ở nhà một mình, nếu bạn phải ra ngoài hãy kiểm tra chúng 2 giờ / lần.
Đừng ngại nhờ sự tư vấn của bác sĩ thú y
Hãy nhờ tới sự tư vấn của các bác sĩ thú ý, với kinh nghiệm và kiến thức của mình thì các bác sĩ có thể giúp được cún của bạn ổn định lại sức khỏe tốt hơn.
Đừng ngại nhờ sự tư vấn của bác sĩ thú y
4 Cách chăm sóc khi chó bị ốm
Khi chó bị ốm, nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp chó nhanh phục hồi. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây để giúp cún yêu của bạn nhanh khỏe mạnh:
- Quan sát và theo dõi các triệu chứng: Ghi lại các dấu hiệu bất thường như việc thay đổi hành vi, thói quen ăn uống, ngủ nghỉ, tiêu hóa và các triệu chứng khác như sốt, ho, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy. Nhiệt độ bình thường của chó là khoảng 38 - 39 độ C. Nếu nhiệt độ cao hơn, có thể chó đang bị sốt.
- Tạo môi trường thoải mái: Luôn giữ cho nơi ở của chó sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Tạo không gian yên tĩnh để cho chó nghỉ ngơi. Hạn chế tiếp xúc với chó để tránh lây bệnh.
- Chế độ ăn uống: Luôn cho chó uống nhiều nước, cho ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, mềm như cháo hay thịt băm nhuyễn. Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Nếu chó từ chối không ăn nên tham khảo ý kiến bác sĩ thú y.
- Cho cho uống thuốc: Không tự ý cho chó uống thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ thú y. Nên tuân thủ liều lượng và thời gian trong đơn thuốc mà bác sĩ kê.
- Khi nào cần đưa chó đến bác sĩ thú y: Khi chó có triệu chứng nặng như khó thở, co giật, chảy máu nhiều. Nếu sau 2-3 ngày chăm sóc tại nhà mà chó không có dấu hiệu cải thiện, hãy đưa chó đến bác sĩ thú y để kiểm tra.
- Vệ sinh: Vệ sinh sạch sẽ các vật dụng của chó, như bát ăn, bát uống, đồ chơi.
- Tắm rửa: Tránh tắm cho chó khi chúng đang ốm, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Stress: Giảm thiểu stress cho chó bằng cách vuốt ve, trò chuyện và dành nhiều thời gian bên cạnh chúng.
>>> THỨC ĂN HẠT TỐT NHẤT CHO CÚN YÊU:
Trên đây là những dấu hiệu, chăm sóc và cách điều trị khi chó bị ốm cơ bản tại nhà, hy vọng Chiaki đã cung cấp đến bạn đọc những thông tin hữu ích khi thú cưng của bạn gặp vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, nếu áp dụng những phương pháp trên mà tình trạng sức khỏe thú cưng không cải thiện, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên đưa cún tới cơ sở thú y chuyên khoa uy tín để thăm khám.
Hiện Chiaki.vn đang là đơn vị cung cấp các sản phẩm hỗ trợ chăm sóc thú cưng từ A - Z với mức giá tốt, chính hãng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của khách hàng. Chiaki vận chuyển toàn quốc, giao hàng thu tiền tận nơi, hỗ trợ khách hàng đổi trả hàng nhanh chóng trong vòng 5 ngày. Khách hàng có thể đặt mua online trên Chiaki.vn nhé !
-------------------------------------
CHIAKI.VN - MUA SẮM TRỰC TUYẾN
Website: https://chiaki.vn/
Hotline: 0932.888.300
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
<<------------------------------------->>
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)