Lịch ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi tăng cân, khỏe mạnh
- Nhu cầu cơ bản của trẻ 10 tháng tuổi
- Nguyên tắc khi lên lịch ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
- Tham khảo lịch ăn dặm cho bé tháng 10 tuổi
- Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi
- Một số món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng
- Lưu ý khi cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
- Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Giai đoạn 10 tháng tuổi là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của bé. Ngoài sữa mẹ, việc bổ sung các bữa ăn dặm đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp bé tăng cân, phát triển chiều cao và tăng cường hệ miễn dịch. Bài viết dưới đây của Chiaki sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về lịch ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi. Cùng tham khảo để sẵn sàng cho cột mốc ăn dặm mới của bé yêu, bạn nhé!
1 Nhu cầu cơ bản của trẻ 10 tháng tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng
Trẻ 10 tháng tuổi cần chế độ ăn uống cân bằng để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Bé nên ăn dặm từ 3 - 4 bữa mỗi ngày với thực phẩm đa dạng như tinh bột (cháo, cơm nát, mì), đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ), chất béo (dầu oliu, dầu gấc) và rau củ quả. Ngoài ra, bé vẫn cần bổ sung 700 - 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, canxi và các dưỡng chất thiết yếu.
Nhu cầu giấc ngủ
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Bé 10 tháng tuổi thường cần ngủ khoảng 14 giờ mỗi ngày, bao gồm 2 giấc ngủ ngắn vào buổi sáng và chiều, mỗi giấc từ 1 - 2 giờ và giấc ngủ dài vào ban đêm kéo dài từ 10 - 11 giờ. Thời gian lý tưởng để bé bắt đầu giấc ngủ đêm là khoảng 7 - 8 giờ tối. Duy trì thói quen ngủ đều đặn sẽ giúp bé có năng lượng và tinh thần thoải mái trong ngày.
Nhu cầu vận động và vui chơi
Ở giai đoạn này, bé rất năng động và tò mò khám phá thế giới xung quanh. Bé cần khoảng 5-5.5 giờ thức mỗi ngày để vui chơi và học hỏi. Các hoạt động như tập bò, tập đứng, chơi đồ chơi kích thích vận động hoặc sách ảnh sẽ giúp bé phát triển kỹ năng vận động và trí não. Bố mẹ nên dành thời gian tương tác, trò chuyện với bé để thúc đẩy phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.
Nhu cầu an toàn và tình cảm
Trẻ ở giai đoạn này cần cảm giác an toàn và yêu thương từ người thân. Bố mẹ cần đảm bảo môi trường sống an toàn, tránh các vật nguy hiểm trong tầm với của bé. Đồng thời, việc thường xuyên âu yếm, trò chuyện và phản hồi lại nhu cầu của bé sẽ giúp bé phát triển cảm giác gắn bó và tin cậy.
Nhu cầu khám phá và học hỏi
Đây là thời điểm bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ khả năng nhận biết và trí tò mò. Bố mẹ có thể khuyến khích bé khám phá thông qua các đồ chơi an toàn, âm nhạc hoặc hoạt động sáng tạo phù hợp với lứa tuổi. Những trải nghiệm này không chỉ kích thích trí não mà còn giúp bé phát triển kỹ năng xã hội và tư duy.
Trẻ 10 tháng tuổi cần chế độ ăn uống cân bằng để phát triển toàn diện
2 Nguyên tắc khi lên lịch ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng
Đảm bảo tính khoa học và cân bằng dinh dưỡng
Thực đơn ăn dặm cần dựa trên nhu cầu dinh dưỡng và khả năng tiêu hóa của trẻ, đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất:
- Chất bột đường: Tinh bột từ gạo, yến mạch, khoai, các loại đậu,..
- Chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, đậu phụ,...
- Chất béo: Dầu oliu, dầu gấc, dầu mè.
- Vitamin và khoáng chất: Rau xanh, củ quả và trái cây tươi.
Thực phẩm cần chế biến mềm mịn, phù hợp với khả năng nhai và tiêu hóa của bé.
Tuân thủ thời gian ăn hợp lý
Bé 10 tháng tuổi thường ăn dặm từ 3 - 4 bữa chính mỗi ngày kết hợp với 2 - 3 cữ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Khoảng cách giữa các bữa ăn nên từ 2 - 3 tiếng để hệ tiêu hóa có thời gian nghỉ ngơi.
Điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp
Bố mẹ nên tăng dần lượng thức ăn theo nhu cầu của trẻ. Mỗi bữa ăn dặm nên cung cấp khoảng 200 - 250ml thức ăn, tùy theo mức độ ăn của bé. Đồng thời, cần theo dõi dấu hiệu no hoặc đói để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho bé không ăn quá nhiều hoặc quá ít.
Đa dạng thực phẩm và tránh nhàm chán
Để bé hào hứng khi ăn, thực đơn nên được thay đổi thường xuyên với các món ăn khác nhau. Các món ăn có thể là cháo thịt bò bí đỏ, súp gà nấm, cơm nát rau củ hoặc bột yến mạch trái cây, không chỉ kích thích vị giác mà còn giúp trẻ làm quen với nhiều loại thực phẩm mới.
Khuyến khích kỹ năng tự ăn của bé
Bé 10 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển kỹ năng cầm nắm và tự ăn. Cha mẹ nên khuyến khích bé bốc thức ăn như rau củ hấp mềm, bánh mì, hoặc mì ống cắt nhỏ. Đồng thời, tập cho bé dùng thìa để xúc thức ăn, dù ban đầu bé có thể làm rơi vãi.
Khuyến khích kỹ năng tự ăn của bé 10 tháng tuổi
3 Tham khảo lịch ăn dặm cho bé tháng 10 tuổi
Lịch ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi theo truyền thống
6:00 - 7:00 sáng:
Bé thức dậy, bố mẹ cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức và ăn bữa sáng với thức ăn dặm như cháo, bột ngũ cốc hoặc súp rau củ. Sau khi ăn, bố mẹ cho bé tham gia các hoạt động vui chơi, vận động nhẹ nhàng trong khoảng 2-3 tiếng để kích thích sự phát triển thể chất và trí não.
11:00 - 11:30:
Bé ăn trưa với các món ăn dạng đặc như cháo, cơm nát hoặc súp, giúp bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Đây là bữa chính quan trọng để cung cấp năng lượng cho bé trong ngày.
12:00:
Sau khi ăn trưa, bố mẹ cho bé nghỉ ngơi và ngủ trưa. Thời gian ngủ thường kéo dài từ 1 - 2 tiếng, giúp bé hồi phục năng lượng và phát triển tốt hơn.
14:00:
Bố mẹ cho bé uống sữa và ăn bữa ăn nhẹ với các món như trái cây nghiền, sữa chua hoặc bánh ăn dặm. Lượng thức ăn vừa đủ để bé không bị quá no, đảm bảo bé vẫn ăn ngon miệng vào bữa tối.
15:00 - 17:00:
Bố mẹ cho bé vui chơi và khám phá thế giới xung quanh. Đây là thời điểm lý tưởng để bé tập bò, đi hoặc chơi với các đồ chơi phát triển kỹ năng vận động và tư duy.
17:30 - 19:00:
Bé ăn bữa tối với thực đơn phong phú gồm cháo, súp hoặc cơm nát kèm rau củ và thịt cá. Sau khi ăn, bố mẹ vệ sinh cá nhân cho bé, thay quần áo và chuẩn bị cho giấc ngủ đêm.
19:00 - 20:00:
Bố mẹ dành thời gian trò chuyện, đọc sách hoặc chơi cùng bé. Các hoạt động này không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn giúp bé phát triển ngôn ngữ và trí tuệ.
20:00 - 20:30:
Trước khi đi ngủ, cho bé uống thêm một cữ sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo không bị đói trong đêm.
Lịch ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi theo truyền thống
Lịch ăn dặm cho bé 10 tháng theo Easy
7:00 sáng:
Bắt đầu ngày mới bằng một cữ sữa và bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng. Sau đó, bố mẹ cho bé tham gia các hoạt động vui chơi và vận động, giúp phát triển thể chất và trí tuệ. Thời gian hoạt động kéo dài từ 3 - 4 tiếng, tùy thuộc vào nhu cầu của bé.
11:30 trưa:
Bé ăn bữa trưa với các món ăn dạng đặc như cháo, bột hoặc cơm nát, đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng. Sau bữa ăn, bố mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động nhẹ nhàng như đọc sách, nghe nhạc hoặc chơi đồ chơi tĩnh.
12:00:
Đây là thời gian bé ngủ trưa, thường kéo dài khoảng 2 tiếng. Giấc ngủ này rất quan trọng để bé phục hồi năng lượng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện.
14:00 - 14:30:
Bé uống sữa và ăn nhẹ với các món như bánh ăn dặm, sữa chua không đường hoặc trái cây nghiền. Lưu ý chỉ cho bé ăn lượng vừa đủ để không ảnh hưởng đến bữa tối.
15:00 - 18:00:
Thời gian bé thức chơi và khám phá thế giới xung quanh. Bố mẹ có thể để bé tập bò, tập đi hoặc chơi với các đồ chơi kích thích phát triển kỹ năng vận động và tư duy.
18:30 - 19:00:
Bé ăn bữa tối với thực đơn phong phú và đa dạng như cháo, cơm nát, rau củ và thịt cá. Sau đó, bố mẹ tắm rửa cho bé, thay đồ sạch sẽ và vệ sinh cá nhân trước khi chuẩn bị cho giấc ngủ đêm.
19:30 - 20:00:
Trước khi đi ngủ, bố mẹ có thể dành thời gian đọc sách, trò chuyện hoặc mở nhạc nhẹ nhàng cho bé nghe, giúp bé thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Lịch ăn dặm cho bé 10 tháng theo Easy
4 Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi
Thực đơn tuần 1
Ngày 1
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp cá hồi nấu khoai lang.
- Bữa phụ: Bánh quy.
- Bữa chiều: Cháo gà nấu cà rốt.
- Bữa phụ: Sinh tố kiwi.
- Bữa tối: Bột thịt với rau dền.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 2
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo đậu xanh nấu mực.
- Bữa phụ: Bánh yến mạch với táo.
- Bữa chiều: Cháo bắp kiểu Nhật.
- Bữa phụ: 1/2 trái chuối.
- Bữa tối: Súp bồ câu.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 3
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo hạt sen thịt bằm.
- Bữa phụ: Bánh pancake.
- Bữa chiều: Cháo tôm nấu rau mồng tơi.
- Bữa phụ: Váng sữa.
- Bữa tối: Cháo sườn nấu rau ngót.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 4
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo cà rốt nấu thịt bò.
- Bữa phụ: Bánh quế.
- Bữa chiều: Cháo tổ yến nấu thịt bằm.
- Bữa phụ: Sinh tố bơ.
- Bữa tối: Cháo lươn nấu khoai môn.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 5
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo hạt kê nấu tôm.
- Bữa phụ: Đậu hũ non sốt bơ.
- Bữa chiều: Cháo cá lóc nấu cải ngọt.
- Bữa phụ: Sinh tố lê.
- Bữa tối: Cháo cá thác lác nấu ruột bầu.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 6
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp khoai tây nấu phô mai.
- Bữa phụ: Sữa đậu xanh.
- Bữa chiều: Cháo cá lăng nấu bông cải xanh.
- Bữa phụ: Nho dầm sữa chua.
- Bữa tối: Cháo hạt macca nấu thịt bằm.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 7
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo lươn nấu rau ngót.
- Bữa phụ: Bánh làm từ sữa công thức.
- Bữa chiều: Súp gà nấu bí đỏ.
- Bữa phụ: Sữa bí đỏ.
- Bữa tối: Cháo cá chép nấu cà chua.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Thực đơn tuần 2
Ngày 1
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo cá chạch nấu cải bó xôi.
- Bữa phụ: Bánh gạo.
- Bữa chiều: Cháo óc heo nấu súp lơ.
- Bữa phụ: Bánh cá hồi.
- Bữa tối: Cháo đậu đen nấu sườn non.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 2
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Nui cắt nhỏ xào thịt bò.
- Bữa phụ: Bánh khoai lang.
- Bữa chiều: Súp trứng gà nấu bông cải xanh.
- Bữa phụ: Nước ép kiwi.
- Bữa tối: Cháo bắp cải.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 3
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo cá basa nấu rau đay.
- Bữa phụ: Bánh chuối.
- Bữa chiều: Cháo đậu ngự nấu lá dứa.
- Bữa phụ: Nước ép cà rốt.
- Bữa tối: Cháo hàu nấu nấm rơm.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 4
- Bữa sáng : Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo thịt bằm nấu cà rốt.
- Bữa phụ: Bánh ngũ cốc.
- Bữa chiều: Cháo ớt chuông.
- Bữa phụ: Thanh long nghiền.
- Bữa tối: Cháo cá dìa nấu rong biển.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 5
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp ngô nấu tôm.
- Bữa phụ: Bánh quế sốt táo.
- Bữa chiều: Cháo củ dền nấu lươn đồng.
- Bữa phụ: Nước ép ổi.
- Bữa tối: Cháo đậu gà nấu thịt bò.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 6
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo tía tô nấu thịt gà.
- Bữa phụ: Bánh flan.
- Bữa chiều: Cháo đậu hũ non nấu bí xanh.
- Bữa phụ: Bánh dứa.
- Bữa tối: Súp bí đỏ thịt bằm.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 7
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo bồ câu nấu hạt sen.
- Bữa phụ: Sữa chua trái cây tươi.
- Bữa chiều: Cháo rau ngót nấu thịt cua.
- Bữa phụ: Bánh gạo ăn dặm
- Bữa tối: Súp yến mạch nấu rau chùm ngây.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Thực đơn tuần 3
Ngày 1
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo cá mú nấu đậu xanh.
- Bữa phụ: Bánh khoai tây.
- Bữa chiều: Súp thịt bò nấu bí đỏ.
- Bữa phụ: Sữa yến mạch.
- Bữa tối: Cháo lươn nấu rau ngót.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 2
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo tim heo nấu cần tây.
- Bữa phụ: Sữa óc chó.
- Bữa chiều: Cháo khoai sọ nấu ức gà.
- Bữa phụ: Sinh tố dưa hấu.
- Bữa tối: Cháo vịt.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 3
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo cá diêu hồng nấu cà chua.
- Bữa phụ: Bánh khoai môn.
- Bữa chiều: Cháo gan gà.
- Bữa phụ: Lê hấp táo đỏ.
- Bữa tối: Súp cá hồi.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 4
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp rau củ.
- Bữa phụ: Bánh pudding.
- Bữa chiều: Cháo phô mai.
- Bữa phụ: Sữa bắp.
- Bữa tối: Cháo cá trê nấu bầu non.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 5
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Mì somen nấu rau củ nghiền.
- Bữa phụ: Bánh bí đỏ.
- Bữa chiều: Cháo ghẹ nấu mướp.
- Bữa phụ: Bánh sữa chua khô.
- Bữa tối: Cháo cá bớp nấu đậu ngự.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 6
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cà ri nấu ức gà.
- Bữa phụ: Smoothie dưa hấu chuối.
- Bữa chiều: Cháo cá bống nấu đậu cô ve.
- Bữa phụ: Sữa cốm xanh.
- Bữa tối: Cháo cà chua nấu thịt bằm.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 7
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo rau mồng tơi nấu cá hồi.
- Bữa phụ: Nước cam.
- Bữa chiều: Súp tôm nấu ngô non.
- Bữa phụ: Váng sữa.
- Bữa tối: Cháo khoai tây nấu thịt bò.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Thực đơn tuần 4
Ngày 1
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp lươn.
- Bữa phụ: Bánh muffin.
- Bữa chiều: Cháo tim gà nấu cải ngọt.
- Bữa phụ: Sinh tố đu đủ.
- Bữa tối: Bột cà rốt với thịt bằm.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 2
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo măng tây nấu cá hồi.
- Bữa phụ: Bánh bông lan.
- Bữa chiều: Cháo súp lơ nấu bí đỏ.
- Bữa phụ: Sữa mè đen.
- Bữa tối: Cháo trai nấu rau ngót.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 3
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp cua.
- Bữa phụ: Bánh rán Doremon.
- Bữa chiều: Cháo khoai môn nấu đậu que.
- Bữa phụ: Sữa chua phô mai.
- Bữa tối: Cháo mực nấu mồng tơi.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 4
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo đậu đỏ nấu hạt sen.
- Bữa phụ: Bánh trứng.
- Bữa chiều: Cháo đậu cô ve nấu thịt bằm.
- Bữa phụ: Sinh tố dâu tây.
- Bữa tối: Cháo cải thìa nấu lươn.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 5
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Cháo gạo lứt nấu nấm rơm.
- Bữa phụ: Bánh cà rốt.
- Bữa chiều: Cháo ếch.
- Bữa phụ: Sữa hạt kê.
- Bữa tối: Cháo cá thu nấu bí xanh.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 6
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp thịt heo.
- Bữa phụ: Bánh yến mạch chuối.
- Bữa chiều: Cháo nấm nấu tôm.
- Bữa phụ: Sinh tố cà rốt.
- Bữa tối: Cháo củ sen nấu thịt bò.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Ngày 7
- Bữa sáng: Bú sữa.
- Bữa trưa: Súp khoai lang.
- Bữa phụ: Bánh gà.
- Bữa chiều: Cháo rau dền nấu cá lóc.
- Bữa phụ: Sữa đậu cúc.
- Bữa tối: Cháo cua đồng nấu cải ngọt.
- Bữa phụ: Uống sữa.
Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi với các món ăn phong phú với đủ dưỡng chất giúp bé phát triển thể chất, cải thiện hệ miễn dịch và hỗ trợ tăng trưởng trí tuệ. Bố mẹ có thể điều chỉnh thực đơn tùy theo khẩu vị và phản ứng của bé với các món ăn.
5 Một số món cháo ăn dặm cho bé 10 tháng
Cháo yến mạch phô mai
Món cháo yến mạch phô mai cung cấp nhiều dinh dưỡng, bao gồm chất xơ, canxi và protein, hỗ trợ sự phát triển xương và trí não của bé. Yến mạch dễ tiêu hóa và kết hợp với phô mai tạo nên món ăn hấp dẫn, giúp bé thích thú hơn khi ăn uống.
Cháo yến mạch phô mai cho bé 10 tháng tuổi
Nguyên liệu:
- Yến mạch: 1 muỗng canh (khoảng 20g)
- Nước lọc hoặc nước dashi: 100ml
- Phô mai tách muối: 1 lát
Cách nấu:
- Cho yến mạch vào bát và ngâm với 50ml nước trong 5 phút để yến mạch mềm hơn.
- Sau khi ngâm xong, cho yến mạch vào nồi và thêm 50ml nước còn lại. Nấu với lửa vừa, khuấy đều tay để yến mạch không bị khét hay dính đáy nồi. Mẹ có thể thêm nước nếu thấy cháo quá đặc.
- Khi yến mạch chín nhừ, cho phô mai vào và khuấy đều đến khi phô mai tan chảy hoàn toàn.
- Khi phô mai đã tan, tắt bếp và đợi cháo nguội vừa đủ để bé thưởng thức.
Cháo óc heo đậu Hà Lan
Cháo óc heo với đậu Hà Lan là món ăn dặm bổ dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp protein cần thiết cho sự phát triển của bé 10 tháng. Đậu Hà Lan giàu beta caroten và flavonoid, tốt cho sức khỏe, trong khi óc heo cung cấp DHA và các dưỡng chất quan trọng cho não bộ.
Cháo óc heo đậu Hà Lan cho bé 10 tháng tuổi
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20g
- Đậu Hà Lan: 30g
- Óc heo: 30g
- Dầu ăn cho bé: 5g
- Gia vị dành cho bé ăn dặm
Cách nấu:
- Gạo vo sạch, ngâm trong nước để mềm, sau đó ninh thành cháo.
- Đậu Hà Lan tách lấy hạt, rửa sạch.
- Óc heo bỏ gân máu và màng, sau đó tán nhuyễn với nước.
- Cho đậu Hà Lan và óc heo vào, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện vào cháo.
- Nấu cháo chín mềm, thêm dầu ăn và gia vị dành cho bé, đảo đều rồi múc ra bát và cho bé thưởng thức.
Cháo lươn cà rốt
Cháo lươn cà rốt với hàm lượng cao chất béo, chất đạm và các vi chất như vitamin B6, phốt pho, giúp bổ sung năng lượng, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của bé 10 tháng tuổi.
Cháo lươn cà rốt cho bé 10 tháng tuổi
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 20g
- Cà rốt: ½ củ (loại nhỏ)
- Lươn: 20g
- Hành lá: Một ít
- Dầu ăn (thêm khi hoàn thành)
Cách nấu:
- Lươn sau khi mua về cần được sơ chế sạch sẽ để bớt tanh. Sau đó, hấp chín, bỏ xương và xào thơm với hành lá.
- Cà rốt gọt vỏ, thái thành những miếng nhỏ vừa phải sao cho phù hợp với khả năng ăn thô của bé.
- Ninh gạo với cà rốt cho đến khi cháo và cà rốt chín nhừ.
- Khi cháo chín nhừ, cho thịt lươn đã chuẩn bị vào, đảo đều. Thêm chút hành lá để món ăn thêm phần thơm ngon. Múc cháo ra bát, cho một ít dầu ăn vào để bé dễ tiêu hóa, rồi cho bé thưởng thức.
Cháo sườn trứng gà
Cháo sườn trứng gà là món ăn dặm bổ dưỡng và dễ ăn cho bé 10 tháng, giúp bé tăng cân và phát triển khỏe mạnh.
Cháo sườn trứng gà cho bé 10 tháng tuổi
Nguyên liệu:
- Gạo: 30g
- Sườn non: 3-4 miếng nhỏ
- Trứng gà: 1 lòng đỏ
- Dầu ăn (thêm khi hoàn thành)
Cách nấu:
- Sườn heo rửa sạch, trần qua nước sôi để loại bỏ chất bẩn, sau đó ninh nhừ trong khoảng 1-1.5 giờ. Sau khi ninh xong, lọc bỏ xương để lấy nước dùng.
- Cho gạo vào nước xương ninh sẵn, ninh cho gạo chín mềm và hòa quyện vào nước dùng.
- Khi cháo đã chín nhừ, thêm xương đã lọc và lòng đỏ trứng gà vào, khuấy đều cho trứng hòa vào cháo, tạo độ mịn và ngậy.
- Múc cháo ra bát, thêm một ít dầu ăn để dễ tiêu hóa và tăng cường dinh dưỡng cho bé, sau đó cho bé thưởng thức.
Cháo tôm rong biển
Cháo tôm rong biển là món ăn bổ dưỡng cho bé 10 tháng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường thị lực, phát triển chiều cao và trí não, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Rong biển giàu chất xơ sẽ giúp bé ngăn ngừa táo bón, tôm chứa nhiều protein và DHA, rất tốt cho sự phát triển toàn diện của bé.
Cháo tôm rong biển cho bé 10 tháng tuổi
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ nấu cháo: 20g
- Tôm: 30g
- Rong biển ăn dặm cho trẻ nhỏ: 2 lá
Cách nấu:
- Tôm bóc vỏ, lột chỉ lưng, rửa sạch rồi băm nhuyễn. Sau đó xào tôm với hành cho thơm.
- Ninh cháo từ gạo tẻ đến khi cháo chín nhừ.
- Khi cháo đã sôi và chín, cho tôm vào khuấy đều. Khi tôm đổi màu, thêm rong biển đã cắt nhỏ vào, đảo đều.
- Tắt bếp, múc cháo ra tô và cho bé thưởng thức.
6 Lưu ý khi cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
- Nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ protein, vitamin, khoáng chất và chất béo cần thiết cho sự phát triển. Các thực phẩm phù hợp bao gồm thịt, cá, trứng, rau củ quả, ngũ cốc, đậu và các sản phẩm từ sữa.
- Mỗi khi cho bé thử món ăn mới, mẹ nên quan sát phản ứng của bé trong 3 ngày để phát hiện các dấu hiệu dị ứng thực phẩm.
- Thiết lập một giờ ăn cố định giúp bé hình thành thói quen và cải thiện khả năng tiêu hóa.
- Không ép bé ăn quá nhiều thức ăn, bắt đầu với một ít rồi dần dần tăng lượng thức ăn khi bé đã quen với việc ăn dặm.
- Thức ăn cho bé 10 tháng tuổi nên được chế biến mềm, dễ nhai, dễ tiêu hóa, chẳng hạn như cháo, súp hoặc thức ăn nghiền nhuyễn.
- Các miếng thức ăn nên được cắt nhỏ hoặc băm nhuyễn, vừa với khả năng ăn của bé, giúp bé dễ dàng cầm nắm và ăn thức ăn một cách an toàn.
- Tránh các thực phẩm dễ gây nghẹt thở như hạt, nho nguyên, hạt giống, hạt đậu, hoặc các miếng thức ăn cứng.
- Ở độ tuổi này, bé bắt đầu học cách tự cầm thìa hoặc xúc thức ăn. Mẹ có thể cho bé cầm các thực phẩm mềm như bánh mì, trái cây, rau củ nấu chín để bé tự ăn.
- Khi bé bắt đầu ăn các thực phẩm có kết cấu thô hơn, mẹ cần khuyến khích bé nhai và nghiền thức ăn thay vì chỉ nuốt.
- Đảm bảo tay và dụng cụ ăn của bé luôn sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.
- Luôn theo dõi khi bé ăn để đảm bảo bé không bị nghẹn và tránh nguy cơ dị ứng thực phẩm.
- Khi thử một món ăn mới, nếu bé có dấu hiệu như nổi mẩn đỏ, khó thở, tiêu chảy hay nôn mửa, cần ngừng ngay thực phẩm đó và tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Dù bé đã ăn dặm, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn cung cấp phần lớn dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này. Mẹ nên tiếp tục cho bé bú hoặc uống sữa cho đến khi bé 12 tháng tuổi.
- Tạo không gian thoải mái và vui vẻ giúp bé cảm thấy thích thú với các bữa ăn và tạo thói quen ăn uống tốt.
- Mỗi bé có tốc độ phát triển riêng, do đó không nên quá lo lắng nếu bé không ăn hết một bữa ăn hay không có hứng thú với một món ăn nào đó. Quan trọng là bé được ăn đủ dinh dưỡng và được thử nhiều loại thực phẩm khác nhau.
Nên cho bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đủ dưỡng chất
7 Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé 10 tháng tuổi ăn dặm
Bé 10 tháng tuổi không ăn được gì?
Ở giai đoạn 10 tháng tuổi, kỹ năng nhai - nuốt cũng như tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Do đó, để đảm bảo an toàn cho bé, bố mẹ cần lưu ý không cho trẻ ăn các loại thực phẩm khó tiêu, khó nuốt như:
- Trái cây để nguyên miếng
- Thịt khó nhai, miếng lớn
- Bỏng ngô và các loại hạt
- Ô liu, mật ong, sữa bò,...
- Nước ngọt, các loại mẹo, món tráng miệng,..
Bé 10 tháng ăn ngày mấy bữa?
Bé 10 tháng tuổi thường ăn 3 bữa chính mỗi ngày, bao gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối, cùng với 1 - 2 bữa phụ. Các bữa phụ có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức, và đôi khi là những món ăn nhẹ như trái cây nghiền hoặc bánh quy. Bố mẹ nên chia đều lượng thức ăn trong ngày để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng, đồng thời giúp bé hình thành thói quen ăn uống khoa học.
Trẻ 10 tháng ăn mấy bữa cháo?
Trẻ 10 tháng tuổi thường ăn khoảng 2 - 3 bữa cháo mỗi ngày, tùy vào khẩu phần ăn và nhu cầu của bé. Bữa cháo thường được chia thành bữa sáng, bữa trưa hoặc tối, kèm theo các bữa phụ giữa các bữa chính. Cháo là món ăn dặm dễ tiêu hóa, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, hỗ trợ sự phát triển cả về thể chất và trí não cho bé. Bố mẹ nên chú ý thay đổi nguyên liệu nấu cháo để bé không bị chán và đảm bảo chế độ ăn đa dạng, đầy đủ dưỡng chất.
Bé 10 tháng uống bao nhiêu sữa 1 ngày?
Bé 10 tháng tuổi nên uống ít nhất 700 đến 950ml sữa mẹ hoặc sữa công thức mỗi ngày.
Bé 10 tháng ăn gia vị được chưa?
Trong giai đoạn từ 6 - 12 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng bất kỳ gia vị nào khi chế biến đồ ăn dặm của bé vì trong thịt, cá và một số loại rau củ đã có sẵn một lượng muối nhất định.
Trên đây là một số thông tin về việc cho bé 10 tháng ăn dặm mà Chiaki đã tổng hợp và chia sẻ. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn đã có thể xây dựng được lịch ăn dặm và thực đơn ăn dặm cho bé 10 tháng vừa khoa học vừa đảm bảo đủ dưỡng chất để bé tăng cân đều và phát triển toàn diện.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)