Top 20 loại rau cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, thơm ngon
- Tại sao nên bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn dặm của bé?
- Top 20 loại rau cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, thơm ngon
- Cách chế biến các loại rau cho bé ăn dặm
- Gợi ý công thức chế biến các món ăn dặm rau củ quả cho bé
- Những lưu ý khi chế biến và bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm
- Một số câu hỏi thường gặp về rau cho bé ăn dặm
Giai đoạn ăn dặm đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển của bé yêu, chuyền từ sữa mẹ sang làm quen với đa dạng các loại thực phẩm. Chính vì vậy, việc bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn dặm sẽ cung cấp nhiều dưỡng chất và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời. Dưới đây Chiaki sẽ gợi ý 20 các loại rau cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, thơm ngon, để ba mẹ có thể dễ dàng lựa chọn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé. Bài viết được tham vấn bởi bác sĩ Phan Thanh Dần - cố vấn sức khỏe tại Chiaki.
1 Tại sao nên bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn dặm của bé?
Rau củ quả không chỉ là một phần quan trọng mà còn là yếu tố thiết yếu trong chế độ ăn dặm của trẻ, mang lại vô vàn lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Đóng vai trò như những "viên gạch" vững chắc, xây dựng nền tảng sức khỏe cho bé ngay từ những năm tháng đầu đời.
- Cung cấp dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin A, vitamin C, sắt, kali, magie,... Đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, từ việc hình thành hệ xương chắc khỏe, phát triển trí não đến tăng cường hệ miễn dịch.
- Chất xơ có trong rau củ quả hỗ trợ hệ tiêu hóa non nớt của bé, giúp ngăn ngừa táo bón, vấn đề phổ biến mà trẻ mới tập ăn dặm thường xuyên gặp phải. Chất xơ giúp điều hòa nhu động ruột, kích thích tiêu hóa và giúp quá trình hấp thụ dưỡng chất diễn ra hiệu quả hơn.
- Việc cho trẻ ăn nhiều rau củ quả từ sớm còn giúp phát triển khẩu vị và sở thích ăn uống lành mạnh. Bằng cách làm quen với hương vị đa dạng của rau củ quả, trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận và thưởng thức nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh tình trạng kén ăn, biếng ăn.
- Kết hợp rau củ quả vào chế độ ăn dặm của trẻ không đơn thuần là bổ sung dinh dưỡng mà còn hỗ trợ hình thành thói quen ăn uống, làm quen với hương vị đa dạng của rau củ. Từ đó giúp bé dễ dàng chấp nhận và yêu thích các loại thực phẩm lành mạnh trong tương lai.
Ba mẹ nên bổ sung rau củ quả vào thực đơn ăn dặm của trẻ
2 Top 20 loại rau cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng, thơm ngon
1. Bí đỏ
Bí đỏ không chỉ hấp dẫn về màu sắc và hương vị, mà còn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin A và vitamin C, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ. Ngoài ra, bí đỏ cũng chứa lượng chất xơ đáng kể, giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón.
Với bí đỏ, mẹ có thể chế biến thành muôn vàn món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng. Từ những món đơn giản như: bí đỏ hấp, luộc chín mềm rồi nghiền nhuyễn cho bé mới bắt đầu ăn dặm, đến những món cầu kỳ hơn như cháo bí đỏ thịt heo, súp bí đỏ gà,.... Đặc biệt, bé yêu có thể bắt đầu thưởng thức bí đỏ ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi.
Bí đỏ có thể chế biến được rất nhiều món ăn dặm ngon cho bé
2. Bí đao
Bí đao, với vị thanh mát và dễ tiêu hóa, luôn nằm trong danh sách những loại rau củ được khuyên dùng cho bé ăn dặm. Thực phẩm này có nguồn dinh dưỡng cần thiết tốt cho sự phát triển toàn diện của bé yêu, đặc biệt là hàm lượng chất xơ và canxi dồi dào. Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón, một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm.
Với bí đao, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn như: bí đao hấp, luộc chín mềm rồi nghiền nhuyễn hoặc cắt nhỏ cho bé dễ ăn, súp bí đao tôm thịt, cháo bí đao gà băm,.... Mẹ có thể bắt đầu bổ sung bí đao vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé tròn 7 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa đã phát triển hơn.
3. Bắp cải
Bắp cải cũng là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung vào thực đơn ăn dặm của bé yêu. Không chỉ dễ dàng tìm mua và chế biến, bắp cải còn chứa đựng một nguồn dinh dưỡng phong phú, bao gồm hàm lượng chất xơ, vitamin A, vitamin C và nhiều khoáng chất quan trọng như sắt, canxi, và photpho, tất cả đều đóng góp vào sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ.
Với bắp cải, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn như: nấu cháo bắp cải kết hợp với thịt băm nhuyễn, luộc hoặc hấp chín mềm bắp cải rồi cắt nhỏ cho bé ăn trực tiếp. Mẹ nên bắt đầu bổ sung bắp cải vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé tròn 8 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé đã phát triển hoàn thiện.
Bắp cải có chứa hàm lượng dinh dưỡng hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất
4. Khoai tây
Khoai tây là một lựa chọn tuyệt vời cho giai đoạn ăn dặm của bé yêu, bởi vì chúng không chỉ dễ ăn, dễ tiêu hóa mà còn vô cùng dễ chế biến. Chỉ với những thao tác đơn giản như hấp hoặc luộc chín, mẹ có thể dễ dàng nghiền nhuyễn khoai tây cho bé mới bắt đầu ăn dặm hoặc cắt thành những miếng nhỏ vừa ăn khi bé đã quen với việc nhai.
Khoai tây chứa một lượng đáng kể các vitamin nhóm B, bao gồm vitamin B1, B2, B5 và B12, cùng với các khoáng chất thiết yếu như canxi, đồng, và sắt. Tất cả những dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, và thúc đẩy sự phát triển của não bộ. Ngay từ khi bé yêu tròn 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể yên tâm bổ sung khoai tây vào thực đơn ăn dặm.
5. Rau mồng tơi
Rau mồng tơi là loại rau cho bé ăn dặm chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Mặc dù chứa hàm lượng calo và chất béo thấp, rau mồng tơi lại rất giàu các vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin nhóm B, sắt, folate và các chất chống oxy hóa. Đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa thiếu máu và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
Với rau mồng tơi, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng như: xay nhuyễn rau mồng tơi rồi trộn với cháo hoặc bột ăn dặm, nấu canh mồng tơi thịt băm. Đặc biệt, bé yêu có thể bắt đầu ăn rau mồng tơi từ khi tròn 6 tháng tuổi.
Rau mồng tơi có thể chế biến được nhiều món ăn dặm cho bé
6. Cà chua
Cà chua, với màu đỏ tươi tắn và hương vị chua ngọt đặc trưng, không chỉ là một loại quả quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày mà còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé yêu trong giai đoạn ăn dặm. Cà chua rất giàu kali, vitamin A,... hỗ trợ phát triển thị lực, tăng cường hệ miễn dịch cho bé yêu.
Với cà chua, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn và bổ dưỡng như: cà chua hấp hoặc luộc chín mềm rồi nghiền nhuyễn hoặc cắt nhỏ cho bé dễ ăn, nấu cháo thịt bò cà chua. Mặc dù cà chua mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, mẹ cần lưu ý rằng trẻ từ 8 tháng tuổi mới nên bắt đầu ăn cà chua.
7. Củ cải trắng
Củ cải trắng, với vị ngọt tự nhiên và kết cấu giòn tan, giúp làm phong phú thêm thực đơn ăn dặm của bé yêu. Thực phẩm này còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quan trọng như: protein, canxi, vitamin C và một lượng chất xơ vừa phải, tất cả đều góp phần vào sự phát triển khỏe mạnh của trẻ nhỏ.
Với củ cải trắng, mẹ có thể hấp hoặc luộc chín mềm củ cải trắng rồi nghiền nhuyễn hoặc cắt nhỏ cho bé ăn trực tiếp. Ngoài ra, có thể kết hợp với các nguyên liệu khác như thịt băm, tôm, cá để nấu cháo củ cải trắng thơm ngon và bổ dưỡng. Từ 8 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể yên tâm bổ sung củ cải trắng vào thực đơn ăn dặm của bé.
Củ cải trắng chưa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào
8. Rau má
Rau má chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin B2 và vitamin B3, đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa năng lượng, hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh và trí não của trẻ. Ngoài ra, rau má còn giàu beta carotene, tốt cho tim mạch và trí nhớ.
Với rau má, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm thơm ngon và bổ dưỡng như: cháo rau má thịt heo, cháo rau má cá chép, cháo rau má cá lóc,... Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng rau má chỉ nên được bổ sung vào thực đơn ăn dặm khi bé đã được 7 tháng tuổi trở lên.
9. Rau dền
Rau dền loại rau cho bé ăn dặm có hàm lượng nước và chất xơ dồi dào, hỗ trợ hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ, ngăn ngừa tình trạng táo bón, một vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bắt đầu làm quen với thức ăn đặc. Bên cạnh đó, rau dền còn được biết đến với tính hàn, có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt và làm mát cơ thể, đặc biệt hữu ích trong những ngày thời tiết nóng bức.
Với rau dền, mẹ có thể nấu các món ăn dặm như: cháo rau dền, hấp hoặc luộc rau dền cho bé ăn,... Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu, do đó, chỉ nên bổ sung rau dền vào thực đơn ăn dặm khi bé được từ 8 đến 10 tháng tuổi.
Rau dền hỗ trợ ngăn ngừa táo bón cho trẻ nhỏ
10. Đậu cove
Đậu cove được các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa khuyến khích bổ sung vào thực đơn ăn dặm của trẻ. Không chỉ mang lại sự đa dạng về màu sắc và hương vị cho bữa ăn, đậu cove còn có nguồn dinh dưỡng dồi dào như: chất xơ, vitamin A, vitamin K,... hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hệ tiêu hóa.
Với đậu cove, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn. Từ việc xay nhuyễn để nấu cháo đậu cove sánh mịn, kết hợp cùng thịt nạc băm nhỏ hoặc có thể cắt nhỏ, luộc chín và thường thức trực tiếp khi bé đã lớn hơn. Mẹ có thể bắt đầu bổ sung đậu cove vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé tròn 6 tháng tuổi.
11. Bí ngòi
Bí ngòi không chỉ chứa hàm lượng nước cao, mà còn cung cấp nguồn dinh dưỡng phong phú, bao gồm: canxi, vitamin A, vitamin nhóm B và nhiều khoáng chất quan trọng khác. Những dưỡng chất này đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển toàn diện của trẻ, cả về thể chất lẫn trí não.
Với bí ngòi, mẹ có thể thỏa sức sáng tạo ra nhiều món ăn dặm hấp dẫn và bổ dưỡng cho bé yêu như súp bí ngòi, súp cá bí ngòi, bí ngòi hấp thịt, bí ngòi nướng phô mai, bí ngòi nghiền mịn,... Mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với bí ngòi từ khi bé tròn 8 tháng tuổi.
Bí ngòi chứa hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ
12. Cải bó xôi
Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt) chứa nguồn dinh dưỡng dồi dào, vô cùng tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Được nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bổ sung vào thực đơn ăn dặm. Với hàm lượng vitamin A, vitamin C, sắt, mangan và nhiều khoáng chất,... hỗ trợ phát triển thị lực, trí não, xương, chức năng hệ thần kinh và tăng cường hệ miễn dịch.
Với cải bó xôi, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn và bổ dưỡng cho bé yêu như: xay nhuyễn rồi trộn với cháo, luộc chín mềm và cắt nhỏ cho bé ăn trực tiếp. Ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ đã có thể bắt đầu bổ sung cải bó xôi vào thực đơn ăn dặm.
13. Khoai mỡ
Khoai mỡ chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé yêu trong giai đoạn ăn dặm. Thực phẩm này có hàm lượng dồi dào vitamin B6, chất xơ và các khoáng chất thiết yếu khác, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ.
Với khoai mỡ, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm như: bánh bao khoai mỡ, bánh khoai mỡ hấp nước cốt dừa, cháo khoai mỡ,... Đặc biệt, bé yêu có thể bắt đầu thưởng thức khoai mỡ ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi.
Khoai mỡ là món ăn dặm được trẻ nhỏ yêu thích
14. Súp lơ trắng
Súp lơ trắng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu, bao gồm vitamin K, vitamin C, chất xơ, sắt, magie, kali, và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Những dưỡng chất này rất cần thiết và tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ về cả tinh thần lẫn vật chất.
Với súp lơ trắng, mẹ có thể thỏa sức sáng tạo ra nhiều món ăn dặm hấp dẫn cho bé yêu. Từ việc hấp hoặc luộc chín mềm rồi nghiền nhuyễn hoặc cắt nhỏ cho bé dễ ăn, đến việc kết hợp súp lơ trắng với các loại rau củ khác để nấu cháo dinh dưỡng, mỗi bữa ăn của bé sẽ trở nên phong phú và đầy màu sắc. Mẹ có thể bắt đầu bổ sung súp lơ trắng vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé tròn 6 tháng tuổi.
15. Cà rốt
Cà rốt không chỉ hấp dẫn về màu sắc và hương vị mà còn là nguồn cung cấp dồi dào vitamin A, vitamin C, cùng một loạt các khoáng chất và dưỡng chất thiết yếu khác như canxi, sắt, kali, và chất xơ. Những dưỡng chất này rất cần thiết cho sự phát triển trí não, chiều cao, tăng cường sức đề kháng của trẻ.
Với cà rốt, mẹ có thể nấu cháo cà rốt kết hợp với thịt bò xay nhuyễn để cung cấp thêm chất đạm và sắt cho bé hoặc ép lấy nước cà rốt nguyên chất để bé dễ dàng hấp thụ các dưỡng chất. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng trẻ từ 7 tháng tuổi mới nên bắt đầu ăn dặm với cà rốt, vì hệ tiêu hóa của bé lúc này đã phát triển hơn và có thể hấp thụ tốt các dưỡng chất từ loại củ này.
Cá rốt có thể chế biến được nhiều món ăn dặm cho bé
16. Khoai lang
Khoai lang không chỉ thơm ngon, dễ ăn, khoai lang còn chứa đựng một nguồn dinh dưỡng phong phú, bao gồm vitamin A, chất xơ, canxi, và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Những dưỡng chất này góp phần quan trọng trong việc tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ.
Với khoai lang, mẹ có thể thỏa sức sáng tạo ra nhiều món ăn dặm như: cháo khoai lang, bánh khoai lang nướng, bánh khoai lang hấp,... Đặc biệt, các bé yêu có thể bắt đầu thưởng thức khoai lang ngay từ khi 6 tháng tuổi. Do đó, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm bổ sung loại củ dinh dưỡng này vào thực đơn ăn dặm của bé.
17. Ớt chuông
Ớt chuông, với màu sắc rực rỡ và hương vị hấp dẫn, sẽ làm cho bữa ăn dặm của bé thêm phần hấp dẫn. Ớt chuông chứa hàm lượng lớn vitamin A, axit folic, kali, bioflavonoid và nhiều chất chống oxy hóa khác. Hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và củng cố hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ.
Với ớt chuông, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm hấp dẫn và đầy màu sắc cho bé yêu. Một số món ăn dặm cho bé mà mẹ có thể tham khảo như: ớt chuông hấp chín mềm và cắt nhỏ cho bé ăn, pizza ớt chuông ăn dặm,... Mẹ nên bắt đầu bổ sung ớt chuông vào thực đơn ăn dặm của bé từ khoảng 6-7 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu hoàn thiện.
Ớt chuông có màu sắc bắt mắt rất được trẻ nhỏ yêu thích
18. Đậu bắp
Đậu bắp có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ nhỏ, bao gồm: vitamin A, vitamin C, vitamin B3, vitamin B9, vitamin E và nhiều dưỡng chất thiết yếu khác. Những dưỡng chất này góp phần quan trọng vào sự phát triển thị lực, thể chất, trí não và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Với đậu bắp mẹ có thể chế biến thành muôn vàn món ăn dặm thơm ngon và hấp dẫn cho bé yêu. Một vài món ăn dặm mẹ có thể tham khảo như: súp đậu bắp thịt bò, súp đậu bắp tôm, hấp hoặc luộc chín đậu bắp rồi cắt nhỏ cho bé ăn. Đặc biệt, các bé yêu có thể bắt đầu thưởng thức đậu bắp ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi.
19. Bông cải xanh
Bông cải xanh, với màu xanh bắt mắt và hương vị dịu nhẹ, thường được xem là một trong những món ăn dặm yêu thích của nhiều trẻ nhỏ. Không chỉ dễ dàng chế biến mà bông cải xanh còn chứa đựng một nguồn dinh dưỡng dồi dào như: vitamin A, vitamin C, sắt, chất xơ,... tốt cho xương và mắt, cũng như hệ tiêu hóa.
Các mẹ có thể đơn giản hấp hoặc luộc chín mềm bông cải xanh rồi nghiền nhuyễn hoặc cắt nhỏ cho bé ăn trực tiếp. Ngoài ra, bông cải xanh cũng có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để tạo nên những món ăn dặm phong phú và hấp dẫn hơn, chẳng hạn như cháo thịt bò bông cải xanh thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, các bé yêu có thể bắt đầu thưởng thức bông cải xanh ngay từ khi 6 tháng tuổi.
Bông cải xanh tốt cho xương, mặt và hệ tiêu hóa
20. Rau ngót
Rau ngót chứa một lượng đáng kể vitamin C, chất đạm, vitamin nhóm B, beta carotene và nhiều vi chất dinh dưỡng khác. Những dưỡng chất này giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch và tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của bé trong giai đoạn đầu đời.
Với rau ngót, mẹ có thể chế biến thành nhiều món ăn dặm như: cháo rau ngót kết hợp với thịt heo, thịt bò, lươn, cá hồi,... Mẹ có thể bắt đầu bổ sung rau ngót vào thực đơn ăn dặm của bé từ khi bé tròn 7 tháng tuổi.
3 Cách chế biến các loại rau cho bé ăn dặm
Luộc rau củ
Các mẹ có thể luộc cà rốt, su hào, đậu Hà Lan, khoai tay, củ cải, khoai lang, súp lơ, cải thảo, rau bó xôi, mồng tơi,... để cho bé ăn dặm. Nhưng cần luộc trong thời gian thích hợp để giữ được vị ngọt và tối đa dưỡng chất trong rau củ. Do đó, không nên luộc các loại rau củ cho bé ăn dặm quá lâu.
Tùy vào từng loại rau củ mà thời gian luộc sẽ khác nhau và chỉ cho vào luộc khi bước bắt đầu sôi. Thời gian luộc trung bình từ 3-5 phút hoặc có thể lâu hơn tùy vào từng loại rau củ. Nếu luộc các loại rau củ cùng nhau, loại nào lâu chín thì cho vào luôn trước, loại nào chín nhanh thì cho vào luộc sau.
Hấp rau củ
Hầu hết các loại rau củ phù hợp với phương pháp luộc thì cũng thích hợp để hấp. Hấp cũng là cách được các bà mẹ nuôi con theo phương pháp kiểu Nhật lựa chọn. Cách làm này sẽ giúp giữ lại gần như dưỡng chất và hương vị cho món ăn của các bé.
Bạn có thể sử dụng nồi hấp chuyên dụng hoặc hấp cách thủy. Thời gian hấp của mỗi loại rau củ sẽ khác nhau. Trung bình, thời gian hấp chín các loại rau khoảng 5-7 phút, còn các loại củ sẽ từ 10-15 phút.
Hấp rau củ và cho bé ăn dặm
4 Gợi ý công thức chế biến các món ăn dặm rau củ quả cho bé
Cà rốt, bắp, bí đỏ
Sự kết hợp giữa cà rốt, bắt và bí đỏ sẽ tạo nên món ăn dặm không chỉ thơm ngon mà còn rất bổ dưỡng. Món ăn dặm này cung cấp nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ và các khoáng chất cần thiết, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của các bé yêu.
Món ăn dặm từ cà rốt, bí đỏ, ngô ngọt
Nguyên liệu: ½ củ cà rốt, ⅓ bắp ngô ngọt, 1 miếng bí đỏ.
Cách thực hiện
- Bước 1: Bí đỏ và cà rốt mang đi gọt vỏ và cắt nhỏ, rồi sau đó rửa thật sạch.
- Bước 2: Cho bí đỏ và cà rốt vào nồi hấp đến khi vừa chín tới.
- Bước 3: Tiếp tục cho bắp đã rửa sạch và bào nhỏ, rồi hấp thêm vào phút.
- Bước 4: Cho tất cả các nguyên liệu đã hấp chín vào máy xay cùng với ít nước.
- Bước 5: Khi hỗn hợp mịn nhuyễn là các mẹ có thể đổ ra bát và cho trẻ ăn.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có chứa nhiều protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ nhỏ. Món ăn dặm từ đậu Hà Lan sẽ có vị ngọt tự nhiên, kết cấu mịn sánh, phù hợp với những bé mới bắt đầu làm quen với thức ăn đặc.
Món ăn dặm từ đậu Hà Lan
Nguyên liệu: Đậu Hà Lan
Cách thực hiện
- Bước 1: Đậu Hà Lan mang đi rửa sạch, hấp đến khi chín mềm.
- Bước 2: Cho đậu đã hấp vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc hỗn hợp qua rây.
- Bước 3: Có thể thêm sữa để tăng vị hấp dẫn của món ăn và cho bé thưởng thức.
Bông cải xanh, khoai tây
Sự kết hợp giữa bông cải xanh giàu vitamin và khoáng chất, cùng với khoai tây giàu tinh bột. Mang đến món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng và dễ tiêu hóa cho các bé yêu. Không chỉ cung cấp năng lượng, món ăn này còn hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng.
Món ăn dặm từ bông cải xanh và khoai tây
Nguyên liệu: Vài nhánh nhỏ bông cải xanh, 1 củ khoai tây và dầu oliu.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch bông cải xanh, khoai tây gọt vỏ và rửa sạch.
- Bước 2: Cho bông cải xanh và khoai tây vào nồi rồi hấp cho đến khi chín mềm.
- Bước 3: Cho các nguyên liệu vào máy xay và thêm ít dầu oliu rồi xay nhuyễn.
Khoai lang nướng
Khoai lang nướng có vị ngọt tự nhiên, hương thơm hấp dẫn, sẽ khiến các bé thích mê ngay từ lần đầu thưởng thức. Hơn nữa, khoai lang còn chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các khoáng chất cần thiết khác, hỗ trợ tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
Món ăn dặm từ khoai lang nướng
Nguyên liệu: 2 củ khoai lang cỡ vừa.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch rồi dùng nĩa đâm vào củ khoai lang để tạo những lỗ nhỏ giúp khoai chín đều và nhanh hơn.
- Bước 2: Bật lò nướng để làm nóng lò ở nhiệt độ khoảng 200 độ C, cho khoai lang vào nướng trong vòng 45 phút.
- Bước 3: Lấy khoai lang ra khỏi lò, gọt vỏ, cho phần thịt vào máy xay nhuyễn đến khi được hỗn hợp sánh mịn.
- Bước 4: Các mẹ cho thêm ít sữa mẹ hoặc sữa công thức đều được, rồi khuấy đều hỗn hợp và chó trẻ thưởng thức.
Cháo yến mạch, rau củ
Món cháo yến mạch kết hợp với rau củ có trong thực đơn của các bữa ăn dặm của nhiều bé. Với hương vị thơm ngon, cung cấp nhiều dưỡng chất và dễ dàng chế biến, mang đến cho bé bữa ăn dặm bổ dưỡng và kích thích vị giác.
Món ăn dặm cháo yến mạch và rau củ
Nguyên liệu: Yến mạch, khoai tây, đậu Hà Lan, cà rốt.
Cách thực hiện
- Bước 1: Rửa sạch khoai tây, đậu Hà Lan và cà rốt, sau đó gọt vỏ và cắt nhỏ.
- Bước 2: Cho yến mạch vào nồi và rang đến khi dậy mùi thơm.
- Bước 3: Sau đó cho tất cả rau củ đã sơ chế vào và thêm lượng nước vừa đủ.
- Bước 4: Hầm tất cả các nguyên liệu cho đến khi chín mềm.
- Bước 5: Cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn đến khi sánh mịn và cho bé ăn.
5 Những lưu ý khi chế biến và bổ sung các loại rau củ cho bé ăn dặm
Việc chế biến và bổ sung rau củ quả cho bé yêu cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh vẫn vô tình mắc phải một số sai lầm trong quá trình chế biến và bổ sung rau củ cho bé. Để tránh những sai sót không đáng có, hãy cùng lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn ăn dặm còn rất non yếu, dễ bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn và các tác nhân gây hại. Do đó, vệ sinh sạch sẽ thực phẩm trước khi chế biến là yếu tố hàng đầu cần được đặt lên hàng đầu.
- Tôn trọng sở thích của bé: Mỗi bé có một sở thích và khẩu vị khác nhau. Hãy bắt đầu bằng việc cho bé ăn những loại rau củ quả mà bé tỏ ra thích thú, sau đó dần dần kết hợp với các loại rau củ khác để bé làm quen với nhiều hương vị mới.
- Chế biến đúng cách: Hấp và luộc đang là hai phương pháp chế biến tốt nhất cho đồ ăn dặm của bé, vì chúng giúp hạn chế tối đa sự mất mát dưỡng chất có trong thực phẩm, đồng thời giữ được màu sắc và hương vị tự nhiên của rau củ quả.
- Hạn chế gia vị: Tuyệt đối tránh nêm muối, đường hoặc các loại gia vị khác vào món ăn dặm của trẻ. Thận của bé còn non yếu, việc tiêu thụ quá nhiều muối có thể gây hại cho thận, tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch về sau.
- Nguồn gốc thực phẩm: Lựa chọn rau củ quả có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được trồng trọt và bảo quản an toàn, đảm bảo không chứa thuốc trừ sâu hay các chất bảo quản độc hại. Ưu tiên sử dụng rau củ quả hữu cơ để đảm bảo an toàn tối đa cho sức khỏe của bé.
6 Một số câu hỏi thường gặp về rau cho bé ăn dặm
Những loại rau củ không nên cho bé ăn?
Có một số loại rau củ quả không phù hợp cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm, đặc biệt là giai đoạn đầu mới tập ăn. Ba mẹ cần tránh không nên cho trẻ ăn hoặc cẩn trọng khi ăn như: củ dền, cần tây, dưa chuột, mướp đắng, cà chua,...
Các loại rau cho bé ăn dặm 6 tháng?
Bé 6 tháng tuổi đang bắt đầu tập ăn dặm và việc lựa chọn các loại rau củ quả phù hợp rất quan trọng. Nên bắt đầu với những loại rau củ quả dễ tiêu hóa, ít gây dị ứng và có hương vị nhẹ nhàng như: bí đỏ, khoai lang, cà rốt, bơ, đậu Hà Lan, rau cải ngọt,...
Các loại rau cho bé ăn dặm 7 tháng?
Bé 7 tháng tuổi đã có thể làm quen với nhiều loại rau củ quả hơn so với giai đoạn 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, vẫn cần ưu tiên các loại rau củ mềm, dễ tiêu hóa như: bí đỏ, đậu Hà Lan, rau cải ngọt, súp lơ xanh, bông cải xanh, bí ngòi, su hào, khoai tây, củ cải trắng, rau mồng tơi, rau cải bó xôi,...
Hấp rau củ cho bé ăn dặm trong bao lâu?
Thời gian hấp rau củ cho bé ăn dặm còn tùy thuộc vào loại rau củ và độ mềm mong muốn. Tuy nhiên, cần nấu trong thời gian phù hợp, đảm bảo rau củ đủ mềm để bé dễ ăn, nhưng vẫn giữa được tối đa dinh dưỡng.
- Đối với rau củ mềm, dễ chín (bí ngòi, súp lơ xanh, bông cải xanh): Hấp từ 10-15 phút, kiểm tra bằng cách dùng nĩa xiên qua, nếu dễ dàng xuyên qua là đã được.
- Đối với rau củ cứng hơn (khoai tây, củ cải trắng, su hào): Hấp từ 15-20 phút hoặc lâu hơn tùy vào kích thước miếng rau củ các mẹ cắt, cắt nhỏ sẽ giúp chín nhanh hơn.
- Đối với rau lá xanh (rau mồng tơi, rau cải bó xôi): Hấp từ 5-7 phút hoặc cho đến khi rau héo và chín mềm là được.
Hy vọng với 20 loại rau cho bé ăn dặm giàu dinh dưỡng và thơm ngon mà Chiaki đã chia sẻ ở bài viết trên, các mẹ sẽ xây dựng được thực đơn ăn dặm khoa học cho bé yêu. Các mẹ đừng quên lựa chọn và chế biến rau củ đúng cách, để giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
-------------------------------------------------
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHIAKI.VN
- Website: https://chiaki.vn/
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)