Ăn dặm kiểu Nhật là gì? Lợi ích và cách lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
- Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
- Có nên cho con ăn dặm kiểu Nhật không?
- Nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
- Cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn
- So sánh ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống
- Gợi ý các món ăn nên thêm vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
- Lưu ý khi lần đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật
- Một số câu hỏi khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng ăn uống từ sớm. Từ cách chế biến, chọn lựa thực phẩm đến cách trình bày món ăn, phương pháp không chỉ tập trung dinh dưỡng mà còn xây dựng sự thích thú của bé với bữa ăn. Cùng Chiaki khám phá lợi ích đặc biệt cũng như cách lên thực đơn hiệu quả giúp bé tăng cân, ăn ngon đầy đủ dinh dưỡng tốt nhất. Bài viết đã được tham vấn y khoa bởi bác sĩ ưu tú Phan Thanh Dần - Cố vấn sức khỏe tại Chiaki.vn.
1 Ăn dặm kiểu Nhật là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật là như thế nào? Được biết đến là phương pháp ăn dặm khoa học giúp bé ăn các dạng thức ăn thô theo cơ chế nhai và nuốt, giúp bé tự lập và thích thú trong việc ăn uống. Mẹ sẽ dạy bé cách cầm muỗng và tự xúc thức ăn. Phương pháp này sẽ để bé ăn theo sở thích của mình, giúp kích thích bé ăn ngon, nhiều và tiêu hóa tốt. Quá trình tập ăn bắt đầu từ tháng thứ 5 và kết thúc vào tháng 15. Bé ăn từ loãng đến đặc trong từng khoảng thời gian cố định.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật sẽ để cho bé lựa chọn món ăn mình thích
2 Có nên cho con ăn dặm kiểu Nhật không?
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp ăn dặm được nhiều phụ huynh hiện đại lựa chọn vì mang đến tính khoa học và hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển toàn diện. Cùng tìm hiểu về lợi ích của ăn dặm kiểu Nhật dưới đây:
Ưu điểm
- Đảm bảo an toàn thực phẩm cho bé: Khi ăn bằng phương pháp này mẹ sẽ không cần cho thêm gia vị hay chất phụ gia nào sẽ giúp món ăn của trẻ luôn nguyên chất nên rất tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm.
- Giúp bé phát triển vị giác: Khi tách biệt các món ăn trên mâm sẽ giúp trẻ phân biệt được mùi vị của từng loại món ăn với nhau. Hỗ trợ cho quá trình hình thành và phát triển vị giác của trẻ.
- Bỏ qua giai đoạn ăn thô: Khi áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé, mẹ sẽ được bỏ qua giai đoạn ăn bột và chuyển hẳn sang cháo loãng cùng rau củ và cơm.
- Hình thành thói quen tự lập: Cho bé tự ngồi trên bàn ăn và chọn món mà mình thích sẽ giúp bé hình thành tư duy tự chủ trong hành động. Sẽ giúp bé phát triển được thói quen tự lập mà không phụ thuộc vào bố mẹ mớm cho ăn.
- Cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn: Nhờ vào việc làm nhiều món nên trẻ có thể tùy ý chọn món mà mình muốn ăn, sẽ giúp hạn chế tình trạng bỏ bữa của trẻ.
- Tập cho bé kỹ năng nhai: Phương pháp này không dùng thức ăn xay nhuyễn, thức ăn nên được xé nhỏ, mịn và phải không quá nhuyễn, giúp bé phát triển được kỹ năng nhai và nuốt tốt hơn.
- Cân bằng dinh dưỡng: Trong một bữa mẹ cho bé ăn nhiều loại thực phẩm, bé sẽ được cân bằng dinh dưỡng.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp bé nhai tốt hơn
Nhược điểm
- Cần chuẩn bị các món ăn khác theo thực đơn sẽ tốn khá nhiều thời gian.
- Phải dự trữ thức ăn trong tủ lạnh sẽ mất đi độ tươi và mùi vị kém đi.
- Việc cho trẻ tự chọn món ăn dễ khiến những trẻ kén ăn chọn đi chọn lại một món ăn sẽ làm cho bé hấp thụ không còn đa dạng và khó cung cấp đủ lượng dưỡng chất cần thiết.
3 Nguyên tắc áp dụng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé
Giai đoạn thích hợp để bé ăn dặm
Bé bắt đầu ăn dặm là một cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển, khi bé chuyển từ chế độ dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa sang làm quen với thức ăn rắn. Thời điểm phù hợp để bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào từng bé và các dấu hiệu sẵn sàng, thường sẽ từ 4 - 6 tháng tuổi.
- Độ tuổi lý tưởng để bé ăn dặm: Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bé nên bắt đầu ăn dặm khi đạt 6 tháng tuổi. Giai đoạn này của bé đã phát triển đủ để tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn rắn. Bé cũng có thể ăn từ 4-5 tháng tuổi, tuy nhiên mẹ cần hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng.
- Dấu hiệu bé sẵn sàng ăn dặm: Khi bé bắt đầu ăn dặm bé sẽ ngồi thẳng kiểm soát được đầu và cổ, hứng thú với thức ăn, bé không còn tự động đẩy lưỡi ra khi muỗng chạm vào miệng, khi bú đủ sữa nhưng bé vẫn đòi ăn.
Bé bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng hoặc sớm hơn
Những loại thực phẩm nên có trong chế độ ăn dặm kiểu Nhật
- Rau củ quả, trái cây: Mẹ có thể cho bé ăn trái cây ở cuối tháng thứ 5, nấu với cháo xay nhuyễn. Từ tháng thứ 6 mẹ cho bé ăn trái cây trực tiếp. Một số loại trái cây tốt cho trẻ sơ sinh như: táo, chuối, dâu tây, lê,... Khi bé đã quen với trái cây mẹ nên chuyển sang rau củ như khoai lang, bí đỏ, cà rốt,... cho bé nếm thử.
- Bột sữa / Cháo trắng: Thông thường, kiểu ăn dặm của Nhật không ăn bột ăn dặm mà mẹ Nhật cho con ăn cháo ngay từ những ngày đầu. Để giúp con làm quen với thức ăn đặc thì mẹ có thể cho bé ăn bột trong thời gian ngắn để trẻ phát triển khả năng nhai. Thời gian tốt nhất để cho bé ăn bột chỉ nên từ 1 - 2 tuần và bắt đầu cho trẻ ăn thử cháo mịn.
- Nấu nước dashi cho bé ăn dặm: Nước dashi là nước dùng cho trẻ ăn dặm kiểu Nhật, bạn nên ưu tiên làm nước dashi từ rau củ sẽ tốt cho bé. Đây là loại nước được nấu từ các loại rau củ theo nhiều công thức khác nhau. Sau khi sơ chế rau củ, chúng ta sẽ cho vào nấu trong khoảng 30 – 40 phút và tách lấy phần nước dùng để cho vào nấu bột hay cháo cho trẻ.
Thực đơn ăn dặm cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất
4 Cách xây dựng thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
Theo bác sĩ Phan Thanh Dần, thời gian thích hợp cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi. Để xác định được thời điểm cho bé ăn dặm, mẹ cần căn cứ vào dấu hiệu cụ thể. Cũng có nhiều bé muốn ăn dặm sớm hơn, trước 6 tháng. Khi thấy bé đã ngồi vững không cần sự trợ giúp, bú ít hơn, mút tay và sẵn sàng tiếp nhận thức ăn khi mẹ đưa vào miệng bé.
Kiểu ăn dặm của Nhật cho trẻ 5 tháng tuổi trong tuần đầu tiên, cha mẹ nên cho con làm quen với cháo loãng rây/ xay nhuyễn, cháo nấu với tỉ lệ 1 gạo : 10 nước.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng
Sang tháng thứ 6, sau khi đã làm quen với cháo ăn dặm, mẹ có thể cho bé làm quen với một số thực phẩm hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa như rau củ quả. Thức ăn trong giai đoạn này cần chế biến nhuyễn, mịn và đa dạng món ăn với 1 bữa/ngày. Cháo nấu cho trẻ 6 tháng tuổi theo tỉ lệ 1 gạo : 10 nước, không nêm nếm gia vị muối hoặc đường. Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng như sau:
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng kiểu Nhật
Giai đoạn từ 7-8 tháng tuổi, bé đã cứng cáp hơn nên khả năng nhai, nuốt cũng sẽ tiến bộ hơn, tần suất có thể ăn lên thành 2 bữa (sáng và tối) mỗi ngày. Tỷ lệ khi nấu cháo cho trẻ nên nấu theo tỷ lệ 10g gạo, 70 ml nước và không cần nêm gia vị.
Cho con ăn dặm kiểu nhật theo thực đơn này sẽ cần đổi mới thường xuyên, đa dạng hơn để kích thích vị giác và đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển. Ngoài cháo ra, mẹ có thể thử các món bún, miến, mì ăn dặm cho bé,… nấu mềm cùng rau củ để thực đơn đa dạng hơn, đặc biệt nên ăn thêm thịt gà, đậu, các loại cá,...
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng
Khi trẻ được 9-11 tháng tuổi đã có khả năng nhai nuốt ở mức ổn định, thành thạo để ăn nhiều loại đồ thô khác nhau.Trong giai đoạn này cháo nên được nấu theo tỷ lệ 10g gạo, 50ml nước và có thể nêm nếm gia vị hoặc không.
Mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm như thịt heo, bò và một số hải sản như sò huyết, tôm,... sau đó cho bé ăn tráng miệng bằng trái cây chín mềm và sữa chua. Khi áp dụng chế độ ăn dặm kiểu Nhật trong giai đoạn này mẹ có thể cho bé cầm tự xúc và cắn ăn thay vì nạo hay nghiền nhuyễn như trước kia.
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ từ 12 – 18 tháng
Trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng có khả năng nhai nuốt gần như người lớn. Trong giai đoạn này mẹ bắt đầu cai sữa và áp dụng các bữa ăn của người lớn, bổ sung thêm cho bé 2 bữa phụ trong ngày để bé không bị thiếu hụt dinh dưỡng.
5 So sánh ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống
Cả hai phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và ăn dặm truyền thống đều có mục tiêu chính là cung cấp dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn phát triển. Nhưng cũng có sự khác biệt về cách tiếp cận và cách chế biến thực phẩm và lợi ích mang lại. Cùng xem bảng so sánh dưới đây:
Mỗi phương pháp đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mong muốn của mẹ, thời gian và nhu cầu của bé, mẹ có thể chọn phương pháp riêng hoặc kết hợp cả 2 phương pháp để tối ưu hóa hành trình ăn dặm của bé. Mẹ có thể chọn theo nhu cầu sau:
- Ăn dặm kiểu Nhật: Phù hợp với cha mẹ muốn bé làm quen với nhiều loại thực phẩm và phát triển tính tự lập ngay từ nhỏ.
- Ăn dặm truyền thống: Phù hợp với cha mẹ có ít thời gian chế biến hoặc muốn bé tăng cân nhanh chóng trong giai đoạn đầu.
6 Gợi ý các món ăn nên thêm vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
1. Cháo cá lóc nấm rơm
Nấm rơm cung cấp chất xơ, vitamin B và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của bé. Kết hợp cùng cá lóc, món cháo này giúp bé dễ tiêu hóa và bổ sung đủ protein cho cơ thể.
Cháo cá lóc nấm rơm bổ sung dinh dưỡng cho bé
Nguyên liệu
- 1 chén cháo trắng
- 30gr cá lóc
- 50gr nấm rơm
- 1 muỗng dầu ăn dặm cho bé
Cách thực hiện
- Cá lóc chế biến sạch sau đó đem đi luộc cùng gừng.
- Cá chín, lọc bỏ xương rồi dằm nhuyễn.
- Xào thơm cá cùng hành và tỏi khô.
- Nấm rơm rửa sạch, cắt chân, thái làm đôi đen đi xào sơ.
- Ninh nhừ cháo với nước luộc cá.
- Cháo chín mềm, thêm cá và nấm rơm vào khuấy đều.
- Đun sôi với lửa nhỏ thêm 5 phút nữa thì tắt bếp và thêm dầu ăn dặm cho bé.
2. Cháo cá hồi đậu Hà Lan
Cháo ăn dặm kiểu nhật cùng cá hồi và đậu Hà Lan giúp bé ăn ngon miệng, tăng cân nhanh chóng. Cá hồi rất giàu omega 3 giúp phát triển trí não cho bé. Kết hợp cá hồi cùng đậu Hà Lan sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, giúp món ăn có thêm màu sắc bắt mắt làm các bé thích thú hơn.
Cháo cá hồi đậu Hà Lan giúp bé ăn ngon miệng
Nguyên liệu
- 20g gạo tẻ
- 30g đậu Hà Lan
- 50g phi lê cá hồi
- 100ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 3 lát gừng
- 1 muỗng dầu ô liu
Cách thực hiện
- Gạo tẻ vo sạch, đậu Hà Lan rửa sạch, bóc bỏ vỏ, để ráo nước.
- Bắc nồi lên bếp, cho gạo và 250ml nước vào nồi, nấu cháo với lửa nhỏ đến khi cháo chín nhừ.
- Thêm đậu Hà Lan vào nồi cháo, nấu tiếp khoảng 5 phút cho đậu chín mềm rồi tắt bếp,
- Cá hồi rửa sạch, cho vào tô, thêm sữa vào tô và ngâm trong khoảng 5 phút để khử bớt mùi tanh của bé, sau đó vớt ra đĩa.
- Bắc nồi lên bếp, cho nước vào nồi, thêm 3 lát gừng, hấp cách thủy trong khoảng 10 phút cho cá chín.
- Tắt bếp, lấy cá ra, để nguội và dùng đĩa dằm nát.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu oliu vào chảo, bật bếp đến khi dầu nóng thì cho cá vào đảo sơ qua cho thịt cá tơi ra và dậy mùi thơm.
- Cho cháo đậu Hà Lan vào máy xay, xay nhuyễn ở mức độ nhỏ khoảng 1 phút đến khi hỗn hợp cháo nhuyễn mịn, màu xanh lá mát mắt.
- Đổ cháo ra chén, múc thêm cá hồi vào chén cho bé thưởng thức.
3. Cháo bí đỏ
Ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng bằng cháo bí đỏ là một sự lựa chọn phù hợp cho thực đơn ăn dặm. Bí đỏ là thực phẩm lành tính, dễ hấp thụ và không gây dị ứng, đây là sự lựa chọn hàng đầu để các mẹ bỉm nấu món cháo dinh dưỡng cho bé.
Cháo bí đỏ phù hợp cho bé mới bắt đầu ăn dặm
Nguyên liệu
- 50g bí đỏ
- 1 năm gạo tẻ
- Dầu ăn cho bé
Cách thực hiện
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi nấu thành cháo chín nhừ.
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch hấp chín, tán nhuyễn mịn ra.
- Cháo chín nhừ cho bí đỏ vào đảo đều, nấu thêm 1 phút cho bí đỏ hòa quyện vào với cháo thì tắt bếp.
- Cháo rây mịn đổ ra bát, chờ nguội thì cho 1 thìa dầu ăn cho bé vào, đảo đều rồi cho bé ăn khi còn ấm.
4. Súp khoai tây thịt bò
Súp khoai tây thịt bò khi nấu xong sẽ thu hút bé bởi sắc cam nổi bật của cà rốt cùng màu vàng của khoai tây rất bắt mắt. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được vị béo ngậy hòa quyện hài hòa cùng thịt bò thơm mềm và cà rốt tươi ngon.
Súp khoai tây thịt bò thơm ngon mềm mịn
Nguyên liệu
- 1 củ khoai tây
- 100g thịt bò băm nhuyễn
- 50g cà rốt thái hạt lựu
- 1 nhánh tỏi băm
Cách thực hiện
- Rửa sạch khoai tây và thái hạt lựu
- Cho khoai tây luộc sơ qua nước sôi rồi dùng muỗng nghiền nhuyễn khi còn nóng
- Phi thơm tỏi, cho thịt bò, cà rốt vào xào chung.
- Mẹ cho nước lọc vào, ninh khoảng 10 phút.
- Cho khoai tây vào nồi súp rồi tiếp tục ninh thêm 5 phút.
- Mẹ đổ ra bát và cho bé thưởng thức.
5. Cháo cà rốt
Cà rốt là thực phẩm vàng cho sức khỏe, giúp phát triển não bộ và thị lực của trẻ nhỏ. Là nguồn cung cấp vitamin A dồi dào cho bé, cung cấp được nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ nhỏ.
Cháo cà rốt cung cấp vitamin và khoáng chất cho bé
Nguyên liệu
- 50g gạo tẻ
- 20g cà rốt
- 1 quả trứng gà
- Dầu oliu cho bé
Cách thực hiện
- Gọt vỏ, rửa sạch và cắt cà rốt thành hạt lựu.
- Luộc chín cà rốt và nghiền nhuyễn.
- Vo sạch gạo, ngâm với nước khoảng 30 phút sau đó cho vào nồi nấu chín.
- Lòng đỏ trứng cho vào chén đánh đều.
- Khi cháo đã chín nhừ, cho trứng vào đảo đều.
- Khi cháo sôi thêm cà rốt vào khuấy đều.
- Tắt bếp, múc cháo ra chén, thêm dầu oliu vào cho bé.
6. Khoai tây nghiền trộn sữa
Khoai tây là loại củ giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và được đưa vào kiểu ăn dặm của Nhật cho bé. Chỉ cần vài củ khoai tây và sữa công thức bé đang dùng, mẹ đã có được một món ăn dặm thơm ngon, hấp dẫn.
Khoai tây nghiền trộn sữa dễ tiêu hóa
Nguyên liệu
- 3 củ khoai tây
- 1 ly sữa công thức
Cách thực hiện
- Gọt vỏ khoai tây, rửa sạch, cắt miếng nhỏ và mang đi hấp chín.
- Khoai chín cho vào tô và dùng dĩa nghiền nhuyễn.
- Trộn thêm sữa công thức để đạt được độ loãng mong muốn nhất.
- Trộn kỹ để khi khoai và sữa hòa đều với nhau, múc ra tô và cho bé thưởng thức.
7. Cháo rau cải và đậu hũ
Chế biến đậu hũ non kết hợp cùng rau cải ngọt bổ sung thêm vitamin và khoáng chất giúp bé khỏe mạnh, tăng cân nhanh chóng.
Cháo rau cảo đậu hũ bổ sung chất xơ, tăng đề kháng
Nguyên liệu
Gạo: 50g
- Rau cải ngọt: 20g
- Đậu hũ non: 50g
- Dầu ăn dặm
- Gia vị ăn dặm
Cách thực hiện
- Gạo vo sạch, ngâm trong 30 phút, để ráo.
- Cho gạo vào nồi, thêm nước và nấu cùng lửa nhỏ đến khi chín nhừ.
- Rau cải nhặt và rửa sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn
- Đậu hũ non hấp và nghiền nhuyễn
- Khi cháo chín nhừ thêm rau cải, đậu hũ non vào nồi và khuấy đều, đun sôi khoảng 5 phút, nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
- Múc ra tô cho bé thưởng thức.
8. Cháo bánh mì sữa bột
Cháo bánh mì sữa bột ăn dặm là món ăn ngon, bổ dưỡng, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé, giúp mẹ dễ dàng thêm vào thực đơn ăn dặm hàng ngày.
Cháo bánh mì sữa bột thơm ngon, dễ ăn
Nguyên liệu
- 20g bánh mì
- 3 muỗng canh sữa công thức
- 160ml nước sôi
Cách thực hiện
- Pha 3 muỗng sữa bột hòa tan với 160ml nước sôi
- Cắt bỏ phần vỏ cứng của bánh mì và xé vụn.
- Đổ sữa vào nồi đun sôi.
- Cho bánh mì đã xé nhỏ vào nấu đến khi bánh mì mềm là được.
- Để nguội và cho bé thưởng thức.
9. Cháo đậu Hà Lan với khoai lang
Khoai lang nổi bật với công dụng nhuận tràng, có vị ngọt thanh, mềm mịn dễ ăn phù hợp với các bé trong độ tuổi ăn dặm.
Cháo đậu Hà Lan khoai lang dễ ăn, vị ngọt thanh
Nguyên liệu
- 30g khoai lang
- 30g đậu Hà Lan
- 150ml nước hoặc 60ml sữa mẹ hay sữa công thức
Cách thực hiện
- Rửa sạch đậu Hà Lan và để ráo nước. Rửa sạch khoai lang rồi gọt vỏ, cắt khoanh mỏng khoảng ½ đốt ngón tay.
- Bắc nồi lên bếp, cho đậu Hà Lan và khoai lang và nước vào nồi, luộc với lửa vừa trong khoảng 10 phút đến khi đậu và khoai chín mềm thì tắt bếp, vớt đậu và khoai ra chén.
- Dùng muỗng nghiền nát khoai lang rồi dùng rây lọc để có được chén khoai lang mềm mịn.
- Nghiền đậu Hà Lan thì bỏ đi phần vỏ.
- Cho đậu Hà Lan và khoai lang đã nghiền vào nồi thêm sữa khuấy đều, bật bếp nấu lửa vừa khoảng 3-5 phút.
- Tắt bếp, múc cháo ra khỏi chén cho bé thưởng thức.
10. Cháo đậu xanh với lòng đỏ trứng gà
Trứng gà không chỉ giúp bổ sung protein mà còn rất tốt cho trẻ ăn dặm. Cháo đậu xanh nấu cùng lòng đỏ trứng gà cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ sự phát triển và hệ miễn dịch của bé, giúp bé dễ tiêu hóa và ăn ngon miệng hơn.
Cháo đậu xanh lòng đỏ trứng gà bổ sung protein
Nguyên liệu
- Lòng đỏ trứng gà: 1/2 lòng (bé 6-7 tháng), 1 lòng (bé từ 8 tháng)
- Đậu xanh: 20g
- Gạo tẻ: 20g
- Nước: 200ml
- Dầu ăn dặm cho bé: 1 muỗng cà phê
Cách thực hiện
- Đậu xanh ngâm nước ấm khoảng 2h, vo sạch, nấu chín nhừ.
- Gạo vo sạch, nấu cháo với 200ml nước cho đến khi chín nhừ.
- Khi cháo chín, cho đậu xanh vào khuấy đều, nấu thêm 2-3 phút.
- Cho lòng đỏ trứng vào, vừa cho vừa khuấy và đun sôi.
- Tắt bếp, thêm dầu ăn và múc cháo ra tô để nguội.
7 Lưu ý khi lần đầu cho bé ăn dặm kiểu Nhật
Cho trẻ ăn dặm theo kiểu Nhật sẽ giúp bé làm quen với mùi vị tự nhiên của thực phẩm và phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Khi cho bé ăn theo phương pháp này cha mẹ cần kiên nhẫn và linh hoạt, điều chỉnh theo nhu cầu của bé để hành trình ăn dặm trở nên thú vị hơn. Ba mẹ cũng cần lưu ý một số điểm quan trọng sau đây:
- Khi áp dụng phương pháp này mẹ nên cho bé ăn riêng từng món, sẽ giúp kích thích vị giác và để con cảm nhận, phân biệt được các món ăn.
- Mẹ nên quan sát cử chỉ và tâm lý để điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp cho bé.
- Không được ép con ăn khi con không muốn. Nếu ép bé ăn sẽ gây ra tâm lý sợ ăn, chán ăn ở bé. Nên rèn cho bé thói quen ăn uống khoa học, không để bé vừa chơi vừa ăn, thời gian ăn mỗi bữa nên dưới 30 phút.
- Kiểu ăn này chủ yếu tập trung vào những loại thực phẩm tự nhiên, tự nuôi trồng, thanh đạm nhưng vẫn giàu dinh dưỡng. Nguyên liệu chính là rau củ và các thực phẩm ít đạm.
- Trước khi thử loại bột ăn dặm mới, mẹ nên sử dụng lặp lại bột đó khoảng 2 - 3 ngày để theo dõi, quan sát biểu hiện của bé.
>>> Tham khảo thêm các sản phẩm ăn dặm cho bé tại Chiaki
8 Một số câu hỏi khi cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Khi nào có thể tập cho bé ăn dặm kiểu Nhật?
Có nên cho con ăn dặm kiểu Nhật không? Mẹ có thể cho bé ăn dặm từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 6 là bé đã đủ khả năng ăn dặm. Nhưng mẹ nên cho con ăn dặm kiểu Nhật vào tháng thứ 6 vì lúc này hệ tiêu hóa của bé đã phát triển sẽ giúp bé kích thích vị giác bằng các món ăn dặm sẽ rất hiệu quả.
Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW là gì?
Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp BLW là phương pháp nuôi dạy con thông minh, kết hợp những ưu điểm của cả 2 phương pháp này. Cách ăn dặm này cũng được rất nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn vì:
- Khi kết hợp cả 2 phương pháp này sẽ giúp bé nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
- Bé vừa được làm quen với các loại thức ăn đa dạng, vừa được rèn luyện kỹ năng vận động và khám phá.
- Mẹ có thể linh hoạt phù hợp với từng giai đoạn phát triển của bé.
- Luôn giám sát bé khi ăn, cắt thức ăn thành miếng nhỏ vừa miệng để tránh bé bị hóc
Có nên kết hợp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật?
Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng. Việc kết hợp cả 2 phương pháp này với nhau sẽ góp phần phát huy lợi ích và hạn chế nhược điểm của từng phương pháp. Khi điều chỉnh cách cho trẻ ăn dặm sẽ kết hợp phụ thuộc vào sở thích, khả năng của mỗi bé.
Mua đồ ăn dặm cho bé chính hãng, giá tốt ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm ăn dặm được phân phối và bày bán rất nhiều. Tuy nhiên trước khi mua để tránh bị mua phải hàng giả hàng nhái, bạn nên tìm hiểu rõ về địa chỉ mua có uy tín hay không?
Để hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả, thì tốt nhất bạn nên mua hàng online tại địa chỉ bán sản phẩm ăn dặm chính hãng, uy tín lâu năm. Và sàn thương mại điện tử Chiaki sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Hiện nay, các sản phẩm chính hãng đang được bán tại Sàn thương mại điện tử Chiaki trên toàn quốc.
Bạn có thể mua trực tiếp trên website hoặc đặt hàng qua hotline:
- Website: Chiaki.vn
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Showroom: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Khi mua các sản phẩm ăn dặm tại Chiaki.vn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi:
- 100% sản phẩm chính hãng.
- Hoàn tiền, đổi trả trong 5 ngày nếu có lỗi của nhà sản xuất.
- Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
- Miễn phí giao hàng (Cho đơn từ 300K trong nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
Ăn dặm kiểu Nhật không chỉ là một phương pháp dinh dưỡng mà còn là hành trình thú vị giúp bé yêu khám phá thế giới ẩm thực ngay từ nhỏ. Với cách tiếp cận khoa học, thực đơn cân đối và sự kiên nhẫn của cha mẹ, phương pháp này sẽ mang lại những giá trị vượt trội cho sự phát triển toàn diện của bé. Chiaki cũng đã chia sẻ cho bạn về lợi ích và cách xây dựng thực đơn của phương pháp này rồi nhé. Hãy theo dõi Chiaki.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất mỗi ngày.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)