Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân, đầy đủ dinh dưỡng
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
- Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
- Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi khoa học, đủ dưỡng chất
- Các món cháo cho bé 8 tháng tăng cân
- Lịch ăn dặm hàng ngày cho bé 8 tháng tuổi
- Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
- Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé 8 tháng ăn dặm
- Mua đồ ăn dặm cho bé chính hãng, giá tốt ở đâu?
Giai đoạn 8 tháng tuổi sẽ đánh dấu bước phát triển vượt bậc cả về thể chất lẫn trí não, đòi hỏi một chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất như tinh bột, đạm, chất béo và vitamin để giúp bé tăng cân đều đặn, tăng sức đề kháng và phát triển trí não. Cùng Chiaki khám phá các món ăn dặm được thiết kế riêng cho bé 8 tháng tuổi với công thức dễ làm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm dưới đây nhé! Bài viết đã được tham vấn y khoa bởi bác sĩ ưu tú Phan Thanh Dần - Cố vấn sức khỏe tại Chiaki.vn.
1 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 8 tháng tuổi
Đối với trẻ từ 8 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cần đa dạng và phong phú từ nhiều nguồn thực phẩm hơn. Để chọn lựa các nguyên liệu chứa lượng dinh dưỡng phù hợp sẽ để chế biến cũng cần kỹ càng hơn. Khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung đủ 5 loại dưỡng chất cần thiết dưới đây:
- Sắt: Là khoáng chất rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ, hình thành máu và tóc bé chắc khỏe, đen nhánh hơn. Sắt thường có nhiều trong các loại thịt màu đỏ (bò, heo, cá), các loại rau màu xanh đậm (rau dền, cần tây, rau đay).
- Kẽm: Rất cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân, giúp bé có cảm giác ăn ngon miệng, hỗ trợ việc tăng cường hấp thu chất và giúp tăng chiều cao ở trẻ. Kem thường có trong các loại thịt, cá, cây họ đậu, trứng, hạt khô, một số loại rau.
- Axit béo omega-3: Có tác dụng tốt trong việc phát triển não bộ ở trẻ. Omega-3 có trong các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ,...), sữa nguyên chất, rau củ, hạt khô.
- Protein: Là chất quan trọng giúp hình thành và tái tạo tế bào, giúp phát triển cơ bắp và nuôi dưỡng cơ thể. Protein có nhiều trong thực phẩm như trứng, ức gà, phô mai, sữa nguyên chất, súp lơ.
- Vitamin: Có vai trò như một chất xúc tác, trao đổi chất, bảo vệ, và giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu trong giai đoạn phát triển. Có rất nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E, D, B12,...
Trẻ 8 tháng tuổi cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất
2 Nguyên tắc ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
- Xác định thời điểm phù hợp cho bé ăn dặm: Sữa mẹ hoặc sữa công thức chính là những nguồn thực phẩm chính cung cấp dưỡng chất quan trọng nhất cho bé 8 tháng tuổi. Bác sĩ Phan Thanh Dần khuyến cáo, mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi. Ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, có thể hình thành những thói quen ăn uống không tốt cho trẻ về sau.
- Nhận biết các dấu hiệu bé muốn ăn dặm: Có nhiều dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng để ăn dặm, có thể kể đến như trẻ đòi ăn thêm ngay khi vừa bú sữa mẹ, bé có thể giữ tốt đầu và cổ khi đang ngồi, bé nhú răng, thường nhai đồ chơi hay cắn ti mẹ,... Những dấu hiệu này cho thấy cơ thể của con đang hoàn thiện một cách tự nhiên để tiếp nhận các loại thức ăn bổ sung.
- Thời điểm bắt đầu và kết thúc thời kỳ ăn dặm: Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng, trẻ cần được ăn dặm khi 6 tháng tuổi và kết thúc khi được 24 tháng tuổi.
- Cho trẻ thử nhiều loại thức ăn khác nhau: Khi trẻ đã có dấu hiệu đã sẵn sàng ăn dặm, mẹ cũng có thể cho trẻ thử một số thức ăn đơn giản. Mẹ cũng nên thử chọn những loại bột ăn dặm hoặc rau củ quả nghiền có vị ngọt cho bé dễ làm quen trước. Khi bé đã làm quen với thìa hoặc biết kiếm, đỡ đồ ăn vào miệng, mẹ có thể chuyển qua các loại bột có vị mặn.
- Không ép buộc con ăn nếu con không thích: Khi cho bé ăn dặm mẹ đừng nóng lòng mà ép trẻ ăn. Nếu trẻ không hứng thú lắm với thức ăn, mẹ có thể dời việc cho trẻ tập ăn lại vài ngày và thử lại lần nữa. Khi ép con ăn thêm dù bé không hợp tác sẽ gây cho con những cảm xúc tiêu cực với chuyện ăn uống. Mẹ nên quan sát phản ứng của bé khi ăn để giúp bé ăn được nhiều hơn trong mỗi lần ăn.
- Không kỳ vọng bé ăn dặm được nhiều: Khi mới cho bé tập ăn dặm, mẹ cũng không nên kỳ vọng quá nhiều. Vì thời điểm này dạ dày của bé còn rất nhỏ, chưa tiêu hóa được trơn tru, bé cũng dễ mắc bệnh, nhiễm khuẩn đường ruột hơn người lớn. Nhu cầu ăn của con cũng không quá nhiều do con còn uống thêm sữa. Để không cảm thấy thất vọng khi bé không ăn hết, mẹ có thể giảm lượng thức ăn dặm của con xuống. Khi đã quen thức ăn rắn, mẹ có thể tăng dần lượng đồ ăn.
- Bắt đầu bằng rau củ quả nghiền nhuyễn: Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên bắt đầu quá trình bằng việc cho trẻ ăn các loại củ dễ tiêu hóa và không gây dị ứng ở trẻ. Thực phẩm ăn dặm cho bé 8 tháng như: Khoai tây ngọt, bí đỏ và cà rốt, chuối, bơ, đào và đu đủ không cần chế biến mà chỉ cần tán nhuyễn bằng dĩa.
- Tăng dần lượng và độ thô của thức ăn theo từng giai đoạn: Khi bé đã quen với các thức ăn đơn giản, mẹ nên bổ sung thức ăn có nhiều loại mùi vị và dạng rắn lỏng khác nhau và thực đơn của trẻ. Nguyên tắc này sẽ giúp bé dần làm quen với thực phẩm thô và học cách kết hợp răng, hàm nhai, lưỡi một cách trơn tru.
Xây dựng thực đơn cho bé 8 tháng tuổi cần theo đúng nguyên tắc
3 Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi khoa học, đủ dưỡng chất
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng truyền thống
Phương pháp ăn dặm truyền thống được sử dụng từ lâu và rất phổ biến ở nước ta. Khi phương pháp ăn dặm của nước ngoài thường tập trung vào lượng thức ăn thì ăn dặm truyền thống sẽ chú trọng thức ăn để bé dễ tiêu hóa. Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 8 tháng tuổi cần bú ít nhất 500ml sữa mỗi ngày và 3 bữa ăn dặm chính, cần đầy đủ 4 nhóm thực phẩm chính là đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Mẹ nên đan xen bữa phụ đầy đủ cho bé như sữa chua, phô mai, trái cây mềm,...
Các món ăn dặm theo thực đơn truyền thống cho bé
Phương pháp ăn này chế biến món ăn đơn giản, nhanh chóng, giúp tiết kiệm công sức. Giúp bé dễ dàng thích nghi với thức ăn mới dễ dàng hơn. Tất cả các nguyên liệu nấu chín đều giúp bé dễ dàng tiêu hóa.
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng theo kiểu truyền thống như sau:
Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khoa học và hiệu quả được áp dụng cho các bé từ 5-18 tháng tuổi. Phương pháp này sẽ cho bé ăn riêng từng loại thức ăn như cháo, bột và rau củ, trái cây, thịt cá riêng lẻ. Ở mỗi giai đoạn mẹ cần chuẩn bị thức ăn phù hợp cho bé như xay nhuyễn hoặc cắt nhỏ.
Bé 8 tháng tuổi ăn dặm theo thực đơn kiểu Nhật
Với cách ăn này bé sẽ cảm nhận được mùi vị của thức ăn và tăng khả năng nhai tốt hơn so với cách ăn dặm truyền thống. Khi bé được 7-8 tháng tháng sẽ có thể làm quen ăn thịt hoặc cá, sau đó có thể tăng dần độ thô của thức ăn.
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi
BLW (Baby-led Weaning) được gọi là phương pháp ăn dặm do bé tự điều phối và chỉ huy. Kiểu ăn dặm này khá phổ biến và hiệu quả, thường được các nước phương Tây áp dụng. Phương pháp ăn dặm này bố mẹ sẽ trao quyền cho bé tự lựa chọn thức ăn trong đĩa của mình. Bố mẹ chỉ là người cung cấp các món ăn, còn người quyết định chọn và ăn gì sẽ là các bé.
Cho bé ăn dặm theo thực đơn BLW
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé 8 tháng tuổi sẽ giúp bé làm quen với đa dạng các loại thức ăn, bé cũng học được cách phân biệt màu sắc, mùi vị, tính chất của từng loại. Phương pháp này sẽ rèn cho bé tính tự lập, tự vận động.
Thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi Viện dinh dưỡng
Bé bước sang giai đoạn đủ 8 tháng tuổi, cung cấp một chế độ dinh dưỡng đặc biệt là điều hết sức cần thiết đầy đủ vitamin và khoáng chất, kẽm, protein, axit béo, sắt sẽ đáp ứng nhu cầu thay đổi lớn lên trong cơ thể của bé, bao gồm việc mọc răng và chập chững đi những bước đầu tiên.
Ăn dặm theo thực đơn của Viện Dinh Dưỡng
Khi hiểu rõ thành phần dinh dưỡng thiết yếu nên có trong chế độ ăn uống thường ngày, các mẹ có thể lên thực đơn cho trẻ 8 tháng tuổi Viện Dinh Dưỡng cung cấp như sau:
4 Các món cháo cho bé 8 tháng tăng cân
1. Cháo thịt heo cho bé với bí đỏ
Thịt heo là thức ăn dặm cho bé 8 tháng giàu vitamin B2, B6 giúp chuyển hóa protein và chất béo hiệu quả. Ăn thịt heo sẽ giúp bổ sung sắt cho bé, hạn chế tình trạng trẻ bị thiếu máu. Trong bí đỏ có chứa hàm lượng vitamin A cao giúp cải thiện sức khỏe miễn dịch, kẽm thúc đẩy hình thành protein giúp bé phát triển.
Nấu cháo thịt heo với bí đỏ đủ chất dinh dưỡng cho bé
Nguyên liệu
- Gạo: 1 chén
- Bí đỏ: 50gr
- Thịt heo bằm: 50gr
- Gia vị cho bé
Cách chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa và rửa sạch.
- Cho thịt nạc heo và bí đỏ vào nước đun sôi. Nấu chín rồi vớt thịt và bí đỏ ra tô để nguội.
- Xay nhuyễn thịt và nghiền nhuyễn bí đỏ.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Sau đó mẹ bỏ thịt và bí đỏ đã nhuyễn vào, nấu tiếp 3 phút cho chín hẳn.
- Cuối cùng cho một ít dầu gấc vào khuấy đều và tắt bếp.
2. Cháo nấm thịt heo cho bé
Cháo nấm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt phù hợp cho bé ăn dặm.
Nấu cháo nấm thịt heo rau củ cho bé
Nguyên liệu
- Gạo/ bột gạo
- Nấm rơm
- Thịt heo nạc
- Dầu ăn/ dầu oliu
Cách chế biến
- Rửa sạch nấm rơm và thịt heo, băm nhỏ và xào chín với dầu.
- Nấu cháo: vo gạo sạch, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cho hỗn hợp nấm thịt heo đã xào vào.
- Đun thêm 3 phút nữa rồi tắt bếp.
3. Cháo thịt bò súp lơ cho bé
Thịt bò chứa nhiều đạm và vitamin cần thiết cho sự phát triển của bé. Trong 100g thịt bò có chứa đến 280 kcal, 28g protein và nhiều vitamin thiết yếu khác giúp bé tăng cường trí nhớ và cải thiện tiêu hóa tốt. Cháo thịt bò kết hợp cùng các loại rau củ khác sẽ giúp tăng lượng dưỡng chất và bé ăn ngon miệng hơn.
Nấu cháo thịt bò súp lơ thơm ngon bổ dưỡng cho bé
Nguyên liệu
- Gạo/ bột gạo
- Thịt bò nạc
- Súp lơ
- Dầu oliu
Cách chế biến
- Rửa sạch thịt bò và súp lơ. Đem hấp sơ, để nguội, sau đó xay nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cho hỗn hợp súp lơ thịt bò đã xay vào, nấu thêm 3 phút.
- Cho một ít dầu oliu vào khuấy đều và tắt bếp.
4. Súp gà cho bé
Súp gà là món ăn nằm trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tăng cân nhanh chóng, là món ăn giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe lại dễ ăn nên được rất nhiều người yêu thích. Món ăn này không chỉ tiện lợi mà còn rất tốt cho trẻ nhỏ cần bổ sung dinh dưỡng.
Súp gà giúp bé tăng cân nhanh chóng
Nguyên liệu
- Gạo
- Thịt đùi gà
- Nấm hương
Cách chế biến
- Đùi gà đem đi rửa sạch, mang đi luộc, lấy phần thịt xay nhuyễn hoặc xé nhỏ.
- Nấm hương rửa sạch, thái hoặc xay nhuyễn.
- Nấu cháo: vo gạo, đun với nước luộc hà ban nãy đến khi chín nhừ
- Cháo gần được thì cho thịt gà và nấm hương đã làm nhuyễn vào nấu cùng thêm 2 phút rồi tắt bếp.
5. Súp khoai tây cho bé với thịt gà
Súp khoai tây thịt gà mềm mịn, thơm ngon, cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho bé. Là món ăn được nhiều em bé yêu thích.
Súp khoai tây thịt gà đầy đủ chất dinh dưỡng
Nguyên liệu
- Gạo
- Khoai tây
- Thịt ức gà
- Hành lá
Cách chế biến
- Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch với nước muối, mang đi hấp chín.
- Ức gà rửa sạch, hấp sơ rồi xay nhỏ.
- Nấu cháo: vo gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cho khoai tây và ức gà đã xay vào nấu cùng thêm 3 phút.
- Cho thêm ít hành lá và tắt bếp.
6. Cháo tôm cho bé với rau dền
Trong rau dền có chứa nhiều chất xơ, có vị ngọt, tính mát, axit amin và vitamin. Kết hợp cháo tôm với rau dền giúp cháo có màu sắc bắt mắt, hương vị thơm ngon, phù hợp cho các bé ăn vào các ngày hè oi bức.
Cháo tôm rau dền thanh mát cho bé
Nguyên liệu
- Gạo/ bột gạo
- Tôm
- Rau dền
- Dầu oliu
Cách chế biến
- Tôm rửa sạch xay nhuyễn, rau dền rửa sạch băm nhuyễn.
- Nấu cháo: vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cho tôm và rau dền đã nhuyễn vào, nấu thêm 3 phút.
- Cuối cùng, cho một ít dầu oliu vào và tắt bếp.
7. Cháo cá cà rốt cho bé ăn dặm
Cà rốt được đánh giá là thực phẩm vàng tốt cho sức khỏe, giúp phát triển não bộ và thị lực của trẻ nhỏ. Cà rốt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có thể nấu cháo hay luộc cà rốt cho bé ăn cũng rất tốt.
Cháo cà rốt bổ sung vitamin giúp bé sáng mắt
Nguyên liệu
- Gạo
- Cá tươi
- Cà rốt
- Dầu oliu/ dầu ăn
Cách chế biến
- Nấu cháo: Vo sạch gạo, đun với nước đến khi chín nhừ.
- Cà rốt đem gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cá rửa sạch, hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cháo gần nhừ thì cho cà rốt và cá vào nấu thêm 2 phút.
- Cuối cùng cho một ít dầu oliu vào khuấy đều và tắt bếp.
8. Súp bí đỏ thịt bò
Súp bí đỏ thịt bò là món ăn dặm thơm ngon, bổ sung nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ như sắt, kẽm protein, canxi, selen, nhiều loại vitamin và khoáng chất khác. Giúp trẻ phát triển não bộ, chiều cao, xây dựng hệ cơ bắp chắc khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc một số bệnh tật.
Súp bí đỏ thịt bò tăng cường hệ miễn dịch cho bé
Nguyên liệu
- Bí đỏ
- Thịt bò
- Hành tây
- Dầu ăn
- Rau mùi (rau ngò)
- Nước
Cách chế biến
- Bí đỏ gọt vỏ, bỏ hạt bên trong, rửa sạch cắt nhỏ.
- Thịt bò rửa sạch và xay nhuyễn.
- Hành tây rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xào với dầu trong muối.
- Cho thịt bò đã xay vào đảo đều khoảng 1-2 phút rồi cho lượng nước vừa vào và đun sôi.
- Khi nước sôi, cho bí đỏ vào nấu với lửa vừa tới khi bí đỏ mềm nhuyễn thì cho một ít rau mùi lên và tắt bếp.
9. Bột thịt rau củ
Bột thịt lợn rau củ là món ăn giúp bổ sung đạm cho bé rất tốt. Thịt lợn giàu protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ. Mẹ có thể cho bé ăn bột thịt rau củ khi bé được 7-8 tháng tuổi.
Nấu bột thịt heo rau củ đầy đủ dinh dưỡng
Nguyên liệu
- 10g bột gạo
- 10g thịt lợn nạc
- 5g dầu ăn dặm cho bé
- 1 thìa cà phê lá rau xanh
- 1/2 bát nước lọc
Cách chế biến
- Rửa sạch thịt lợn với rau và xay nhuyễn từng nguyên liệu.
- Cho bột gạo vào thịt lợn đã xay nhuyễn vào nồi với nước lọc và khuấy đều.
- Bắc nồi bột thịt lợn lên bếp nấu đến khi các nguyên liệu chín đều, khuấy đều tay để không bị cháy.
- Cho rau xanh vào, khuấy đều đến khi rau chín thì tắt bếp.
- Múc bột ra chén ăn dặm, thêm ít dầu và trộn đều là hoàn thành món ăn rồi.
10. Cháo cá lóc hạt sen
Hạt sen là nguồn cung cấp vitamin B1, B2 và khoáng chất quan trọng cho sự phát triển của bé. Khi kết hợp cùng cá lóc, món cháo này hỗ trợ bé phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Cháo cá lóc hạt sen giúp bé phát triển toàn diện
Nguyên liệu
- 1 chén cháo trắng
- 30gr cá lóc đã phi lê
- 30gr hạt sen
- Gừng
- Gia vị ăn dặm cho bé
- 1 muỗng dầu ăn dặm
Cách chế biến
- Cá lóc xát muối, rửa sạch cho bớt nhớt, đem đi hấp chín cùng gừng.
- Gỡ bỏ xương cá, lọc lấy phần thịt rồi nghiền mịn.
- Hạt sen ngâm trong nước khoảng 30 phút cho mềm, đem đi hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Cho cháo trắng vào đun sôi cùng nước luộc cá, cháo chín mềm, thêm cá lóc và hạt sen tiếp tục đun khoảng 5-7 phút.
- Nêm nếm gia vị ăn cho bé rồi tắt bếp, thêm dầu ăn dặm cho bé.
5 Lịch ăn dặm hàng ngày cho bé 8 tháng tuổi
Bắt đầu từ 8 tháng tuổi trở đi, trẻ có thể ăn dặm 2 bữa và bú khoảng 3-4 cữ/ngày tương ứng với 600-700ml sữa. Khi cho trẻ ăn dặm hoặc bổ sung mẹ chỉ nên cho bé ăn khoảng thời gian dưới 30 phút bời thời gian ăn kéo dài có thể khiến bé bị chán. Mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm hàng ngày cho bé như sau:
6 Lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi
Để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng cũng cần lưu ý như sau:
- Trẻ 8 tháng tuổi khi ăn dặm chỉ bổ sung thêm dưỡng chất, mẹ cần xen kẽ các cữ bú để trẻ phát triển toàn diện và tăng cường sức đề kháng.
- Thực đơn cũng cần đảm bảo đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
- Mẹ nên biết cách sắp xếp hợp lý giữa các bữa ăn. Bác sĩ Phan Thanh Dần cho biết mẹ cần đảm bảo cho bé ăn khoảng 5-6 bữa/ngày và xen kẽ các cữ bú.
- Cần linh hoạt thay đổi các món ăn dặm hàng ngày cho bé bởi việc cho bé ăn mãi một món ăn dặm sẽ khiến bé chán ăn và mất hứng thú với việc ăn dặm.
- Ăn bữa nào, nấu bữa đó, không nấu đi nấu lại một món ăn quá nhiều lần bởi điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng và dinh dưỡng của món ăn.
- Ngoài các bữa chính, mẹ có thể kết hợp cho bé uống sữa, ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, váng sữa… bởi đây đều là những thực phẩm được chứng minh là rất tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.
>>> Tham khảo thêm một số sản phẩm ăn dặm cho bé tại Chiaki
7 Một số câu hỏi thường gặp khi cho bé 8 tháng ăn dặm
Bé 8 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa 1 ngày?
Bé 8 tháng tuổi đã có thể ăn dặm đa dạng hơn, mẹ có thể cho bé ăn 2-3 bữa cháo và 1-2 bữa ăn phụ mỗi ngày.
Bé 8 tháng ăn dặm bao nhiêu là đủ?
Mẹ cần đảm bảo cung cấp cho bé từ 600-800ml sữa/ngày. Đồng thời, có thể kết hợp thêm khẩu phần ăn dặm khoảng 3 bữa/ngày. Tùy thuộc vào nếp sinh hoạt của mỗi gia đình mà ba mẹ có thể điều chỉnh thời gian cho bé ăn dặm một cách hợp lý.
8 Mua đồ ăn dặm cho bé chính hãng, giá tốt ở đâu?
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm ăn dặm cho bé được phân phối và bày bán rất nhiều. Tuy nhiên trước khi mua để tránh bị mua phải hàng giả hàng nhái, bạn nên tìm hiểu rõ về địa chỉ mua có uy tín hay không?
Để hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả, thì tốt nhất bạn nên mua hàng online tại địa chỉ bán sản phẩm ăn dặm chính hãng, uy tín lâu năm. Và sàn thương mại điện tử Chiaki sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Hiện nay, các sản phẩm chính hãng đang được bán tại Sàn thương mại điện tử Chiaki trên toàn quốc.
Bạn có thể mua trực tiếp trên website hoặc đặt hàng qua hotline:
- Website: Chiaki.vn
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- Showroom: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.
Khi mua các sản phẩm ăn dặm cho bé tại Chiaki.vn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi:
- 100% sản phẩm chính hãng.
- Hoàn tiền, đổi trả trong 5 ngày nếu có lỗi của nhà sản xuất.
- Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
- Miễn phí giao hàng (Cho đơn từ 300K trong nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
Bài viết trên đây, Chiaki đã gợi ý cho bạn thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi cùng các món ăn dặm dễ chế biến cho bé. Bài viết cũng đã cung cấp những thông tin về các chất dinh dưỡng mà bé cần đủ hàm lượng. Nếu mẹ thấy bài viết này hữu ích hãy like và share đến mọi người, theo dõi Chiaki.vn để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất mỗi ngày nhé!
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)