Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt đúng cách
- Những lưu ý trước khi vắt sữa mẹ
- Cách bảo quản và lưu trữ sữa mẹ sau khi hút
- Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách
- Mẹo lưu trữ và bảo quản sữa mẹ đúng cách
- Hướng dẫn cách bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách
- Cách hâm nóng sữa mẹ như thế nào?
- Nên chọn vắt sữa mẹ bằng máy hay bằng tay?
- Một số câu hỏi về cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
- Địa chỉ chọn mua các sản phẩm cho mẹ và bé chính hãng
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cung cấp nhiều dưỡng chất và kháng thể cho bé trong 6 tháng đầu đời, giúp bé phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ cũng có con bú trực tiếp mà cần vắt sữa ra cho bé. Vì vậy, vắt sữa mẹ ra để được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ như thế nào mà vẫn giữ nguyên dưỡng chất? Ngay sau đây, Chiaki sẽ giúp bạn nhanh chóng giải đáp thắc mắc này. Bài viết đã được tham vấn y khoa bởi bác sĩ ưu tú Phan Thanh Dần - Cố vấn sức khỏe tại Chiaki.vn.
1 Những lưu ý trước khi vắt sữa mẹ
Ngoài việc cho bé bú mẹ trực tiếp, đôi khi mẹ cũng có việc bận thì cần phải vắt sữa ra và lưu trữ sữa. Quá trình vắt sữa không chỉ đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt mà còn cần phải quan tâm đến chất lượng và vệ sinh an toàn. Trước khi tìm hiểu xem cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ngoài thì cần biết về những lưu ý trước khi vắt sữa mẹ dưới đây:
- Rửa tay sạch sẽ: Trước khi vắt sữa mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm để đảm bảo không chứa vi khuẩn. Nếu không rửa tay sạch sẽ vi khuẩn sẽ xâm nhập vào ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Tiệt trùng các dụng cụ vắt sữa: Nếu mẹ sử dụng máy vắt sữa cần tiệt trùng các bộ phận của máy và ống dây dẫn để đảm bảo chúng luôn sạch sẽ và an toàn. Lau sạch máy bằng khăn ướt.
- Chuẩn bị sẵn túi chứa sữa chuyên dụng: Khi mẹ vắt sữa có thể sử dụng túi trữ sữa chuyên dụng để lưu trữ một khoảng thời gian nhất định khi sữa mẹ được vắt ra.
Trước khi vắt sữa cần rửa sạch tay và dụng cụ pha sữa
2 Cách bảo quản và lưu trữ sữa mẹ sau khi hút
Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu?
Trong sữa mẹ chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cho bé nhanh chóng phát triển toàn diện Trong đó có khá nhiều đường gồm dạng đường đơn và đường đôi. Đường trong sữa mẹ sẽ giúp bé dễ dàng hấp thu hơn, nhưng cũng dễ lên men và dễ bị biến chất ngoài môi trường.
Sữa mẹ cũng chứa đạm, gồm các loại acid amin, rất phù hợp để cho cơ thể bé dễ hấp thụ, nhưng cũng là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Sữa mẹ nếu để ngoài môi trường quá lâu sẽ có nguy cơ bị biến chất, mất chất, khi bé uống vào có thể sẽ gây tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Sữa mẹ vắt ra để ở nhiệt độ từ 25 độ C đến 35 độ C sẽ giữ được từ 6h - 8h.
- Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh nhiệt độ từ 4 độ C sẽ giữ được từ 3 - 5 ngày.
- Trữ trong ngăn đá tủ lạnh sẽ để được 3 tháng.
- Khi lưu trữ trong tủ đông lạnh riêng biệt ở tủ đông chuyên biệt <-18 độ C sẽ bảo quản được 6 tháng.
Lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt
Chọn bình hoặc túi trữ sữa thích hợp:
- Sử dụng túi nhựa trữ sữa chuyên dụng hoặc bình đựng sạch có nắp đậy kín làm bằng thủy tinh hoặc nhựa để lưu trữ sữa mẹ vắt ra.
- Tránh các chai nhựa có ký hiệu tái chế số 7 vì vật liệt này có thể làm bằng nhựa chứa BPA.
- Không lưu trữ sữa mẹ trong các chai dùng 1 lần hoặc túi nhựa thông thường, không dành riêng để chứa sữa mẹ.
Sữa mẹ vắt nên để trữ trong túi sữa hoặc bình
3 Hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng cách
Cách bảo quản sữa mẹ khi không có tủ lạnh
Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt không có tủ lạnh ở nhiệt độ phòng (trên 26 độ C) sữa có thể sử dụng tối đa trong vòng 1 giờ. Còn ở nhiệt độ phòng điều hòa (dưới 26 độ C) có thể sử dụng đến 6 giờ.
Sau khi vắt sữa mẹ cần cho vào túi/bình trữ sữa chuyên dụng, đậy kín và bảo quản khi sữa không có tủ lạnh và để ở nơi thoáng mát.
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường
Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra ngoài trong ngăn mát tủ lạnh: Sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa từ 1 - 3 ngày.
Cách bảo quản sữa mẹ vừa vắt ra trong ngăn đá tủ lạnh: Với tủ lạnh mini thì để được từ 2 - 3 tuần, với tủ lạnh to có 2 cánh riêng thì để được 3 - 6 tháng, với tủ lạnh chuyên dụng sẽ để được từ 6 tháng - 1 năm.
Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Cách bảo quản sữa mẹ bằng nước nóng
Cách bảo quản sữa mẹ an toàn khi ủ ấm sẽ tùy thuộc vào yếu tố mà thời gian dùng. Thông thường, sữa ủ tối đa từ 6 - 8 tiếng nếu được bảo quản ở phòng mát. Nhiệt độ từ 19 - 26 độ C thì nên ủ trong 4 giờ. Nếu thời gian trữ sữa là 4 độ C thì có thể bảo quản đến 4 ngày.
Bảo quản sữa mẹ bằng hâm nóng sữa
Cách bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường
Cách bảo quản sữa mẹ khi hút ra ở nhiệt độ thường, khoảng trên 26 độ C thì mẹ chỉ nên cho bé ăn trong vòng 1 giờ.
4 Mẹo lưu trữ và bảo quản sữa mẹ đúng cách
- Nên ghi rõ ngày vắt sữa trên nhãn và dán vào bình đựng, bổ sung thêm tên của bé nếu giao sữa cho cơ sở chăm sóc trẻ.
- Không lưu trữ sữa mẹ ở cửa tủ lạnh hoặc tủ đông vì nhiệt độ sẽ thay đổi khi đóng và mở cửa. Nên đặt ở nơi lạnh nhất trong tủ trữ sữa và hạn chế di chuyển, sắp xếp trừ khi lấy sử dụng.
- Nếu xác định không sử dụng phần sữa mẹ vừa vắt trong 4 ngày tới, cần đông lạnh ngay để bảo vệ chất lượng của sữa.
- Chỉ lưu trữ lượng sữa mẹ nhỉ trong mỗi bình, khoảng từ 60 - 120ml tương đương với số lượng bé sẽ bú trong mỗi cữ để tránh lãng phí không sử dụng hết. Lưu trữ sữa mẹ với thể tích nhỏ cũng giúp sữa nhanh đông lạnh hơn, rút ngắn thời gian rã đông sữa mẹ.
- Khi đông lạnh sữa mẹ cần chừa một khoảng không gian, không đổ đầy bình đựng sữa vì sữa nở ra khi đóng băng.
- Nếu đi du lịch, có thể bảo quản sữa mẹ trong thùng cách nhiệt với đá lạnh tối đa 24h. Khi đến nơi sử dụng ngay hoặc đặt vào trong tủ trữ sữa mẹ.
Nên ghi ngày tháng để bảo quản sữa mẹ
5 Hướng dẫn cách bảo quản và rã đông sữa mẹ đúng cách
Đối với sữa mẹ để ngăn mát
- Lấy túi sữa ra ngoài để ở nhiệt độ phòng đến khi nguội hoặc ngâm trong nước ấm khoảng 60 độ đến khi đạt nhiệt độ phù hợp là sử dụng được.
- Không sử dụng nước quá nóng để ngâm sữa vì sẽ làm hao hụt lượng vitamin và khoáng chất.
- Không cấp đông lại sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh. Đó cũng là lý do ngay từ đầu mẹ nên bảo quản lượng sữa đủ dùng cho trẻ ở mỗi cữ bú.
Đối với sữa mẹ đã trữ đông
- Lấy túi sữa trữ đông cho xuống ngăn mát tủ lạnh trước 1 ngày để sữa được rã đông nhưng vẫn giữ nhiệt độ lạnh. Hoặc là sử dụng một chậu nước đá lạnh và ngâm túi sữa vào đó. Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm mất chất dinh dưỡng của sữa.
- Khi sữa đã chuyển từ dạng cứng sang dạng lỏng, chảy mềm hoàn toàn thì mẹ nhẹ nhàng lắc sữa để hòa trộn phần váng sữa nhiều chất béo với phần nước sữa với nhau. Không lắc mạnh vì protein, các kháng thể bảo vệ cơ thể bé và một phần dinh dưỡng sẽ bị mất đi khi lắc mạnh.
- Ngâm sữa trong nước ấm 40 độ C hoặc sử dụng máy hâm sữa sẽ tiện lợi hơn rất nhiều. Đến khi sữa đạt nhiệt độ thích hợp thì cho trẻ sử dụng. Sữa đã rã đông có thể để trong ngăn mát tủ lạnh trong 24 giờ (không cho bé dùng sữa đó nếu đã rã đông trên 24 giờ).
Lưu ý khi rã đông sữa mẹ
- Rã đông trước túi sữa có ngày vắt lâu nhất ghi trên nhãn dán vì chất lượng sữa mẹ có thể giảm theo thời gian
- Không rã đông sữa mẹ ở nhiệt độ phòng bởi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Không rã đông sữa mẹ bằng cách đun sữa hay hâm trong lò vi sóng. Nhiệt độ cao của lò vi sóng sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng, enzyme và kháng thể miễn dịch của sữa mẹ. Hơn nữa còn có thể gây bỏng cho bé nếu phần sữa nóng lạnh không đều.
- Nếu trẻ uống sữa sau khi rã đông không hết nên bỏ đi, không nên dùng hay trữ lại
- Không trộn chung sữa đông thừa với sữa mới vắt
- Luôn nhớ kiểm tra độ nóng của sữa trước khi cho bé bú. Sữa bú dư phải bỏ đi, không được trữ đông để dùng lại.
Rã đông xa mẹ bằng nước nóng
6 Cách hâm nóng sữa mẹ như thế nào?
Thực tế, sữa mẹ không cần phải hâm nóng vì có thể cho bé bú được ở nhiệt độ phòng hay lạnh hơn. Nếu mẹ muốn hâm nóng sữa, có thể tham khảo một số lưu ý sau:
- Luôn giữ bình chứa kín khi hâm nóng
- Làm ấm sữa mẹ bằng cách đặt bình chứa vào chậu nước ấm hoặc cho nước ấm chảy qua bình chứa trong vài phút.
- Kiểm tra nhiệt độ của sữa mẹ trước khi cho bé bú bằng cách nhỏ giọt lên cổ tay. Độ ấm thích hợp là tương đương với thân nhiệt cơ thể.
7 Nên chọn vắt sữa mẹ bằng máy hay bằng tay?
Phương pháp vắt sữa cũng có những tác động đến sữa, nên việc chọn vắt sữa bằng máy hay bằng tay cũng sẽ giúp bảo quản sữa mẹ vắt ra đúng cách. Dưới đây là một số so sánh để mẹ biết đâu là lựa chọn đúng nhất:
Vắt sữa bằng tay
Ưu điểm
- Khi mẹ không có máy hút sữa hoặc đang ở nơi không thuận tiện để sử dụng máy thì vắt sữa bằng tay cũng là một giải pháp hiệu quả.
- Vắt sữa bằng tay không cần sử dụng máy hút sữa nên không cần vệ sinh.
Nhược điểm
- Phương pháp này không mang lại hiệu quả cao khi sử dụng máy hút sữa, lượng sữa vắt ra có thể ít hơn.
- Quá trình vắt sữa bằng tay sẽ tốn nhiều thời gian hơn.
Vắt sữa mẹ bằng tay
Vắt sữa bằng máy
Ưu điểm
- Sử dụng máy hút sữa hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm thời gian khi tốc độ vắt nhiều trong thời gian ngắn.
- Máy hút sữa cũng giảm căng tức ngực, giảm thiểu tình trạng tắc sữa mẹ.
- Việc sử dụng máy hút sữa sẽ giúp bé dễ dàng ngậm ti hơn.
Nhược điểm
- Việc sử dụng máy hút sữa thường xuyên có thể gây tổn thương cho núm vú.
- Nếu máy không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn.
- Mẹ phải tốn thời gian vệ sinh và khử trùng máy trước và sau khi sử dụng.
Vắt sữa mẹ bằng máy
8 Một số câu hỏi về cách bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
Bảo quản sữa mẹ trong thùng đá được bao lâu?
Sữa vừa được vắt ra có thể bảo quản trong thùng chứa đá tối đa 1 ngày.
Sữa mẹ ở nhiệt độ 40 độ để được bao lâu?
Sữa mẹ để ở nhiệt độ 40 độ sẽ sử dụng được trong khoảng 1 tiếng. Sau đó mẹ nên đem sữa để vào tủ lạnh để bảo quản.
Sữa mẹ nên hâm nóng ở nhiệt độ bao nhiêu?
Mẹ nên hâm nóng ở nhiệt độ 40 - 50 độ C. Mẹ có thể thử độ ấm sữa bằng cách cho một vài giọt lên mu bàn tay. Mẹ chỉ nên làm ấm đủ lượng sữa mà bé cần ăn trong cữ đó.
Tại sao sữa mẹ rã đông lại có mùi hôi?
Nguyên nhân do quá trình bảo quản sữa mẹ thực hiện không đúng cách khiến sữa bị nhiễm khuẩn nên có mùi hôi.
Sữa mẹ để ngăn mát hâm nóng như thế nào?
Sữa để trong ngăn mát, đến giờ bú mẹ cho vào máy hâm hoặc ngâm nước ấm 40 độ C. Tuyệt đối không dùng nước nóng quá hoặc nước sôi sẽ làm mất các chất dinh dưỡng của sữa. Sữa để trong tủ lạnh khi lấy ra sẽ có một lớp chất béo màu trắng đục đọng phía trên. Sau khi hâm ấm, mẹ nhớ lắc nhẹ để lớp béo hòa tan hoàn toàn.
Sữa mẹ trữ đông đổi màu có sao không?
Khi mẹ vắt sữa cho vào chai hoặc túi và bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh sẽ gặp phải tình trạng sữa mẹ phân tách làm 2 màu, điều này hoàn toàn bình thường, không phải dấu hiệu sữa bị hỏng. Mẹ chỉ cần trộn đều hoặc lắc nhẹ bình sữa rồi tiếp tục cho trẻ sử dụng như bình thường.
Sữa mẹ trữ đông có đảm bảo dinh dưỡng không?
Chắc chắn sữa trữ đông không thể tốt bằng sữa cho bé bú trực tiếp và sữa ngay khi vắt ra. Quá trình trữ đông cũng làm giảm một lượng nhất định men lipase để tiêu hóa chất béo và các thành phần khác. Tuy nhiên, sữa trữ đông vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của trẻ trong những năm tháng đầu đời.
>>> Tham khảo thêm một số dụng cụ bảo quản sữa cho mẹ tại Chiaki
9 Địa chỉ chọn mua các sản phẩm cho mẹ và bé chính hãng
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm dành cho mẹ và bé đến từ các thương hiệu khác nhau đều được phân phối và bày bán rất nhiều. Tuy nhiên trước khi mua để tránh bị mua phải hàng giả hàng nhái, bạn nên tìm hiểu rõ về địa chỉ mua có uy tín hay không?
Để hoàn toàn yên tâm về chất lượng cũng như giá cả, thì tốt nhất bạn nên mua hàng online tại địa chỉ bán dụng cụ bảo quản sữa mẹ chính hãng, uy tín lâu năm. Và sàn thương mại điện tử Chiaki sẽ là lựa chọn hàng đầu dành cho bạn.
Bạn có thể mua trực tiếp trên website hoặc đặt hàng qua hotline:
- Website: Chiaki.vn
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- <<------------------------------------->>
Khi mua phụ kiện bình sữa tại Chiaki.vn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi:
- Sản phẩm bảo quản sữa cho mẹ được kiểm duyệt kỹ càng bởi "Đội ngũ y bác sỹ và người có chuyên môn"
- 100% sản phẩm chính hãng. Có tem dán đảm bảo của Chiaki.vn
- Hoàn tiền, đổi trả trong 5 ngày nếu có lỗi của nhà sản xuất và hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. (Xem thêm: Chính sách đổi trả hàng tại Chiaki)
- Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
- Tích điểm đổi quà và nhiều ưu đãi theo sự kiện khác.
Cách đặt hàng tại Chiaki.vn
- Quý khách có thể tham khảo hướng dẫn đặt hàng tại Chiaki chúng tôi sẽ liên hệ lại Quý Khách trong thời gian ngắn nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin ướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ đúng quy định. Để tiết kiệm chi phí và đảm bảo an toàn mẹ nên lựa chọn địa chỉ uy tín mua các dụng cụ bảo quản sữa mẹ. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like và share đến mọi người. Đừng quên theo dõi Chiaki.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)