Hướng Dẫn Cách Thử Tiểu Đường Thai Kỳ Tại Nhà Đơn Giản, Chính Xác [MẸ BẦU XEM NGAY]
- Tại sao mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ?
- Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu
- Khi nào mẹ bầu cần thử tiểu đường thai kỳ?
- Có nên thử tiểu đường thai kỳ tại nhà không?
- Hướng dẫn cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản, chính xác
- Cách theo dõi tiểu đường thai kỳ tại nhà
- Lưu ý khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
- Câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường thai kỳ
Đái tháo đường (Hay tiểu đường) là một trong những bệnh lý nan giải tiếp cận mọi nhóm đối tượng, kể cả mẹ bầu. Căn bệnh này rất khó để nhận biết các dấu hiệu lâm sàng, do đó cần chủ động chẩn đoán bằng xét nghiệm hoặc các thiết bị đo chuyên dụng.
Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây ra những biến chứng nặng nề đối với cả mẹ bầu và thai nhi, trước và sau khi sinh.
Cùng chiaki.vn hướng dẫn bạn cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản, chính xác mẹ bầu nên tham khảo ngay.
Bài viết được tham vấn bởi chuyên gia, bác sĩ Phan Thanh Dần - Cố vấn sức khỏe tại chiaki.vn.
1 Tại sao mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ?
Tiểu đường thai kỳ (Hay đái tháo đường thai kỳ): Là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu do khả năng dung nạp đường huyết bị rối loạn dẫn đến lượng đường huyết tăng cao quá mức trong thời gian mang thai.
Đái tháo đường có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến nhất thường xảy ra vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ với các dấu hiệu bất thường rất khó phát hiện.
Tiểu đường thai kỳ với các dấu hiệu khó nhận biết
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cả mẹ và thai nhi trong thời gian mang thai và cả sau sinh:
- Đối với mẹ bầu: Có nguy cơ bị rối loạn tuần hoàn, huyết áp cao, đa ối, tiền sản giật, sinh non, sảy thai, băng huyết sau sinh, tỉ lệ sinh mổ cao, sinh thường thấp, rơi vào hôn mê sâu,...
- Đối với thai nhi: Trẻ sẽ dễ gặp phải tình trạng rối loạn tăng trưởng, tăng tỉ lệ bị dị tật bẩm sinh, thai lưu, thừa cân, suy hô hấp sau sinh,...
Tất cả những rủi ro này có thể được giảm xuống mức tối đa nếu như tiểu đường thai kỳ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Do đó, mẹ bầu nên chủ động xét nghiệm/thử tiểu đường thai kỳ để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.
2 Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ ở mẹ bầu
Theo thống kê, mẹ bầu trong thời gian mang thai có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ từ 2 - 10%. Các dấu hiệu nhận biết thường rất khó phát hiện, tuy nhiên cơ thể mẹ bầu sẽ có một số biểu hiện phổ biến ở người bị tiểu đường như:
- Sụt cân bất thường, không rõ nguyên nhân
- Vết thương, vết trầy xước khó lành
- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng, suy nhược
- Âm đạo bị nấm men, khó chịu, ngứa ngáy,...
- Đi tiểu nhiều, luôn cảm thấy khát nước
- Mắt nhìn mờ, khô miệng, ngứa da
3 Khi nào mẹ bầu cần thử tiểu đường thai kỳ?
Mẹ bầu nên thử tiểu đường thai kỳ khi nào?
- Đối với mẹ bầu không thuộc nhóm yếu tố nguy cơ (không có nguy cơ tiểu đường): Nên xét nghiệm/thử tiểu đường thai kỳ lần đầu ở giai đoạn tuần thứ 24 - 28 của thai kỳ
- Đối với phụ nữ sau sinh từ 4 - 12 tuần: Nên xét nghiệm/thử tiểu đường để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
- Đối với mẹ bầu sau sinh thuộc nhóm yếu tố nguy cơ (có tiểu sử tiểu đường): Nên xét nghiệm/thử tiểu đường thai kỳ ít nhất 3 năm/lần.
4 Có nên thử tiểu đường thai kỳ tại nhà không?
Mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng sau khuyến khích nên thử tiểu đường thai kỳ tại nhà:
- Có người thân mắc bệnh tiểu đường
- Mẹ bầu mắc bệnh tim mạch, huyết áp
- Mẹ bầu bị thừa cân, béo phì
- Mẹ bầu có tiểu sử mắc tiểu đường thai kỳ hoặc hội chứng đa nang (PCOS )
- Mẹ bầu có lượng đường trong máu có dấu hiệu kháng insulin, bất thường, không ổn định
- Mẹ bầu dễ bị căng thẳng thần kinh
- Mẹ bầu duy trì thói quen hút thuốc lá
5 Hướng dẫn cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản, chính xác
1. Sử dụng máy đo đường huyết (Kiểm tra Glucose máu)
Máy đo đường huyết: Là dụng cụ hỗ trợ chẩn đoán người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, mẹ bầu test tiểu đường thai kỳ tại nhà nên chuẩn bị máy đo đường huyết sẵn sàng để lấy máu.
Hướng dẫn cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà với máu đo đường huyết
Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà với máu đo đường huyết như sau:
- Bước 1: Rửa tay sạch với nước ấm, lau khô và tiến hành đo
- Bước 2: Mở nắp lọ que thử, lấy que thử cắm vào máu đo
- Bước 3: Gắn kim lấy máu vào bút, điều chỉnh linh hoạt độ nông, sâu của kim để phù hợp với độ dày lớp da của bạn
- Bước 4: Thả lỏng tay, bấm nắp bút vào ngón tay đã rửa sạch sẽ và lau khô để lấy máu
- Bước 5: Nặn, ép máu, sau đó lấy giọt máu đem vào que thử trên máy đo đường huyết
- Bước 6: Dùng bông hoặc khăn sạch thấm nhẹ vị trí ngón tay lấy máu để cầm máy và chờ đợi kết quả
- Bước 7: Ghi chép lại kết quả
- Bước 8: Tiến hành vệ sinh dụng cụ đo và bảo quản dụng cụ ở khu vực phù hợp
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, chỉ số đường huyết được coi là bình thường như sau:
- Chỉ số đường huyết khi đói: ≦ 92 mg/dl (tương đương với 5.1 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn 1 giờ: ≦ 180 mg/dl (tương đương với 10 mmol/l)
- Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2 giờ: ≦ 153 mg/dl (tương đương với 8.5 mmol/l)
Kết quả: Nếu chỉ số đường huyết của thai phụ hiển thị từ 200mg/dL, tức là thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà với máu đo đường huyết chi tiết nhất
>>> Tham Khảo Các Loại Máy Đo Đường Huyết Được Bán Chạy tại chiaki.vn
2. Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c Test)
Xét nghiệm HbA1c được tiến hành với mục đích đo lường lượng đường Glucose trong máu, từ đó giúp chẩn đoán được các bệnh lý tiểu đường. Đây được coi là một trong những cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà dễ thực hiện mẹ bầu có thể áp dụng.
Xét nghiệm HbA1c là một trong những cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản
Để tiến hành xét nghiệm HbA1c tại nhà, bạn cần chuẩn bị thiết bị đo phù hợp. Loại thiết bị này bạn có thể mua tại các cửa hàng dược hoặc cửa hàng vật tư y tế.
Các bước tiến hành xét nghiệm sẽ được thực hiện tương tự như cách sử dụng máy đo đường huyết. Tuy nhiên, có một khác biệt duy nhất đó là sau khi lấy máu, thay vì đem vào que thử trên máy đo đường huyết, thì một số thiết bị sẽ yêu cầu mẹ bầu trộn máu với một số dung dịch đệm kèm theo máu, rồi mới cho vào que thử.
Kết quả xét nghiệm sẽ tùy thuộc vào loại thiết bị bạn dùng.
Ở người bình thường, chỉ số HbA1c tồn tại trong máu khoảng từ 4 - 6% lượng Hemoglobin.
- Khi chỉ số HbA1c > 6.5%: Tức lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng cao, lượng đường huyết đang không được kiểm soát, mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ.
- Khi chỉ số HbA1c < 4 %: Tức lượng đường trong máu của mẹ bầu giảm thấp, nguyên nhân có thể do mẹ bầu đang mang thai, hoặc đang mắc một số bệnh lý như thiếu máu, thiếu sắt,...
Kết quả: Nếu chỉ số HbA1c của mẹ bầu từ 6.5% trở lên, có nghĩa mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Còn nếu kết quả nằm trong khoảng từ 5.7 – 6.4%, đồng nghĩa mẹ bầu đang trong giai đoạn tiền tiểu đường (Dựa theo khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ).
6 Cách theo dõi tiểu đường thai kỳ tại nhà
Cách theo dõi tiểu đường thai kỳ tại nhà khoa học
Sau khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà, mẹ bầu nên thực hiện một số lời khuyên hữu ích và test lại để theo dõi tình trạng bệnh của mình:
- Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, lành mạnh, tuân thủ nghiêm túc: Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu bị đái tháo đường nên chia nhỏ bữa ăn để tránh sau ăn đường huyết bị tăng quá mức (3 bữa chính + 3 bữa phụ xen kẽ).
- Duy trì tập luyện, vận động nhịp nhàng: Đây là thói quen giúp mẹ bầu tiêu hao bớt năng lượng dư thừa, giảm đường huyết và đề kháng insulin, đồng thời giúp mẹ bầu không bị tăng cân mất kiểm soát.
- Bổ sung nhiều chất xơ: Giúp mẹ bầu ngừa táo bón, tăng cường hoạt động của insulin
- Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết: Mẹ bầu nên bổ sung thêm các dưỡng chất như: Axit folic, canxi, magie, iốt, Vitamin C, D, B, E,...
- Mẹ bầu nên ăn đa dạng thực phẩm: Các loại tinh bột khô, thực phẩm giàu đạm, giảm ăn uống đồ ngọt,...
- Theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên: Bởi khi mang thai, lượng đường trong máu bên trong cơ thể mẹ bầu có thể thay đổi rất nhanh
- Có thể uống insulin (nếu cần): Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên uống insulin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ nếu bắt buộc cần kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn.
- Nên kiểm tra bệnh tiểu đường định kỳ sau khi sinh: Phụ nữ sau sinh nên xét nghiệm/thử tiểu đường thai kỳ định kỳ từ 6 - 12 tuần sau khi sinh em bé và duy trì lịch kiểm tra định kỳ sau 1 - 3 năm.
>>Xem thêm: Sữa Gluzabet cho người tiểu đường bổ sung 32 vitamin và khoáng chất giúp hỗ trợ ổn định đường huyết hiệu quả
7 Lưu ý khi thử tiểu đường thai kỳ tại nhà
Thử tiểu đường thai kỳ tại nhà cần lưu ý gì?
Cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà khá đơn giản, tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên thận trọng với các lưu ý sau:
- Mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi có ý định tự kiểm tra Glucose máu tại nhà
- Mẹ bầu nên tạo nhật ký sức khỏe, ghi chép lại thời gian, kết quả của từng lần đo, để dễ so sánh, đối chiếu, làm cơ sở để bác sĩ theo dõi sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi
- Nên ưu tiên kiểm tra đường huyết máu đúng lịch định kỳ được khuyến cáo, không cần kiểm tra liên tục trong ngày
- Que thử và máy đo phải khớp mã vạch mới là hiển thị đúng
- Không lấy máu liên tục trên cùng một ngón tay, nên luân phiên sử dụng nhiều đầu ngón tay
- Tuyệt đối không tái sử dụng kim lấy máu hoặc các loại que thử, tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc khiến kết quả hiển thị bị sai lệch
- Mẹ bầu nên chăm sóc sức khoẻ chủ động, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác trong thời gian mang thai
>>Xem thêm: Thuốc Acid Folic Của Mỹ giúp tăng cương phát triển não bộ và phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi
8 Câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường thai kỳ
1. Không xét nghiệm tiểu đường thai kỳ có sao không?
Thai phụ có khả năng bị tiểu đường thai kỳ nếu không xét nghiệm và phát hiện kịp thời có thể đối mặt với nhiều biến chứng tiềm ẩn, ảnh hưởng đến cả mẹ và bé như: Dị tật thai nhi, thai chết lưu, sảy thai, sinh non, mẹ bầu có nguy cơ tiền sản giật,...
2. Cách sử dụng que thử tiểu đường bằng nước tiểu
Thực chất, xét nghiệm nước tiểu là một trong những bước thực hiện của quy trình kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Mẹ bầu sẽ mang ống nhựa có dán nhãn ghi tên của mình vào nhà vệ sinh, làm sạch vùng kín và lấy nước tiểu.
Nên lấy nước tiểu giữa dòng, bỏ qua nước tiểu ở đầu và cuối để tránh lẫn vi khuẩn hoặc tế bào trên da. Khi đã lấy đủ lượng nước tiểu cần thì dậy nắp ống, rửa tay và gửi lại mẫu theo hướng dẫn.
Thử tiểu đường bằng việc lấy nước tiểu kiểm tra khuyến khích nên được tiến hàng tại bệnh viện/cơ sở y tế để có kết quả chính xác nhất.
3. Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Một số dấu hiệu tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối có thể kể đến như: Mẹ bầu đi tiểu nhiều, mờ mắt, sụt cân bất thường, viêm nhiễm vùng kín, nhanh bị khát nước,...
Trên đây là bài viết tổng hợp thông tin giúp mẹ bầu nắm rõ hơn về cách thử tiểu đường thai kỳ tại nhà đơn giản và chính xác. Hi vọng chiaki.vn đã cung cấp những thông tin hữu ích nhất đến bạn.
Tại chiaki.vn - Kênh mua sắm trực tuyến giá tốt, chúng tôi có đa dạng các loại thực phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường chính hãng và các loại thiết bị chăm sóc sức khỏe thiết yếu như: Máy đo đường huyết, cân sức khỏe, máy đo huyết áp, máy massage, gối massage,... với mức giá cực kỳ ưu đãi.
Ngoài ra, đối với toàn bộ sản phẩm, chúng tôi cam kết chỉ bán hàng chính hãng, nói KHÔNG với hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nếu khách hàng phát hiện hàng giả, chiaki chúng tôi sẽ bù 150% giá trị sản phẩm.
Mọi thông tin mua hàng xin vui lòng liên hệ:
-------------------------------------
Sàn thương mại điện tử Chiaki.vn - Mua sắm trực tuyến giá tốt
Website: https://chiaki.vn/
Hotline: 0932.888.300
Email: [email protected]
Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)