Chó bị nôn bỏ ăn: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
- Chó bị nôn bỏ ăn mệt mỏi là bệnh gì?
- Nguyên nhân khiến chó bị nôn không chịu ăn
- Các triệu chứng khi chó bị nôn
- Phân biệt nôn và trào ngược ở chó
- Cách chữa chó bị nôn bỏ ăn tại nhà
- Thuốc chữa chó bị nôn mà bạn có thể sử dụng tại nhà
- Cách chữa chó bị nôn tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
- Cách chăm sóc chó sau khi bị nôn
- Mua sản phẩm chăm sóc thú cưng uy tín, giá tốt tại Chiaki.vn nhé
Chó bị nôn dù ít hay nhiều cũng là dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của thú cưng đang gặp bất ổn, không bình thường. Thú cưng của bạn có thể nôn ra đồ ăn, bỏ ăn hoặc thậm chí là nôn mửa, nôn ra mật vàng, … đều cần được kiểm tra và chăm sóc cẩn thận. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị chó bị nôn bỏ ăn như thế nào là đúng, giúp thú cưng nhanh phục hồi ? Hãy cùng chiaki tin tức tìm hiểu ngay dưới đây !
1 Chó bị nôn bỏ ăn mệt mỏi là bệnh gì?
Chó bị nôn bỏ ăn và có dấu hiệu mệt mỏi, đó có thể là triệu chứng báo hiệu quả nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể như:
- Nhiễm trùng đường tiêu hóa
- Viêm loét dạ dày và tá tràng
- Bệnh liên quan đến gan
- Các vấn đề liên quan tới thận
- Các vấn đề liên quan tới tim
Để biết chính xác, thú cưng của bạn đang gặp vấn đề gì về sức khỏe. Chúng tôi khuyến khích bạn nên đưa Pets tới gặp các bác sĩ thú y chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé.
2 Nguyên nhân khiến chó bị nôn không chịu ăn
Khi chó bị nôn bất thường, chó bỏ ăn nôn liên tục khó kiểm soát, đây là dấu hiệu cảnh báo cho người nuôi về các nguyên nhân khác nhau, lúc này bạn nên tìm hiểu ra nguyên nhân để có được hướng giải quyết cụ thể. Trong đó nguyên nhân chính là :
- Do ký sinh hoặc vi khuẩn gây hại làm ảnh hưởng đến đường ruột của thú cưng.
- Thú cưng của bạn mắc các bệnh liên quan đến Parvo, Care, … gây ảnh hưởng đến đường ruột nghiêm trọng dẫn đến nhu động ruột hoạt động yếu.
- Thú cưng của bạn gặp vấn đề về hấp thụ dinh dưỡng và tiêu hóa kém khiến thức ăn không thể tiêu hóa hết gây nên tình trạng ngộ độc, khó tiêu từ đó cũng khiến thú cưng dễ bị nôn
- Thức ăn không hợp vệ sinh kèm theo thay đổi thời tiết làm sức đề kháng của thú cưng giảm sút. Từ đó cũng khiến thú cưng biếng ăn, bỏ ăn hoặc bị ốm bất thường
- Do thú cưng bị viêm mật, viêm tụy lâu ngày cũng khiến thú cưng bị nôn khó kiểm soát, đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy.
Nguyên nhân khiến chó bị nôn không chịu ăn
>>> Tham Khảo:
3 Các triệu chứng khi chó bị nôn
Chó bị nôn có nhiều triệu chứng khác nhau, chủ nhân nuôi chó chỉ cần quan sát và dựa vào đó để đoán được nguyên nhân. Từ đó, bạn có thể đưa ra các phương pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa nguy hiểm cho pets.
Chó bị nôn ra bọt vàng
Khi chó bị nôn không chịu ăn, xuất hiện những vết nôn có bọt vàng thì triệu chứng này đang cảnh báo cho chủ nhân về sức đề kháng của thú cưng. Lúc này, bạn cần kiểm tra về thực đơn dinh dưỡng có thể bị thiếu hụt vitamin B1, thú cưng có thể ăn nhầm thức ăn đã bốc mùi ôi thiu hoặc trộn bả chuột, nuốt phải vật cứng. Bạn nên kiểm tra và theo dõi.
Chó bị nôn ra bọt trắng
Nếu chó ốm bỏ ăn nôn, nôn ra bọt trắng chứng tỏ cơ thể đang gặp vấn đề về ký sinh trùng, vi khuẩn có hại, việc thức ăn chưa được tiêu hóa có thể khiến thú cưng bị ngộ độc, khó tiêu. Lúc này bạn có thể đưa thú cưng đến cơ sở thú y gần nhất.
Thay đổi vóc dáng bất thường
Triệu chứng này cho thấy chó của bạn có vùng bụng bị hóp lại, da xung quanh mắt bị nhăn nheo, trùng xuống, vùng da trên cơ thể cũng tương tự, thậm chí thân nhiệt của thú cưng cũng bất thường. Điều này có thể bắt nguồn từ thức ăn, bạn nên rửa lại dụng cụ ăn uống hoặc thay mới và theo dõi thêm.
Thay đổi bất thường trong hành động
Có nhiều thú cưng có tính cách năng động, thích đùa nghịch, chạy nhảy hoặc làm nũng. Tuy nhiên, thú cưng bất ngờ thay đổi hành động, chỉ nằm yên một chỗ, không tha thiết sự thu hút từ chủ nhân thì lúc này bạn cần chăm sóc Pets của mình nhiều hơn mỗi ngày. Hãy thêm khẩu phần ăn dinh dưỡng, theo dõi và thăm khám tại phòng thú y có chuyên môn.
Chó nôn ra thức ăn chưa tiêu
Khi chó bị nôn ra thức ăn thì đó có thể là triệu chứng của việc Pets ăn quá nhanh, hệ tiêu hóa của chúng không hoạt động kịp. Ngoài ra trong thức ăn có thể chữa lông hoặc điều bất thường, bạn cần kiểm tra lại thức ăn và kiểm soát tốc độ ăn của thú cưng.
Cần kiểm tra lại thực phẩm khi Chó bị nôn ra thức ăn
Chó bị nôn ra dịch trắng
Chó bị nôn ra bọt trắng, bỏ ăn đây là dấu hiệu chó cưng của bạn gặp phải các vấn đề liên quan đến viêm hoặc ngộ độc, nếu lâu dần có thể gây nên mất tình trạng dinh dưỡng, suy kiệt và chết. Vì vậy, bạn cần nạp thêm dinh dưỡng trong khẩu phần ăn, theo dõi và đưa chúng tới cơ sở thú ý uy tín.
Chó bị nôn ra dịch vàng
Chó bị nôn ra dịch vàng cảnh báo vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa, bạn nên kiểm tra lại thức ăn cho chó, chế độ dinh dưỡng để ngăn chặn kịp thời, cũng như theo dõi nếu vẫn diễn ra với tần suất nhiều hơn thì cần đưa thú cưng tới cơ sở chăm sóc thú y hoặc sử dụng thuốc hỗ trợ thêm.
Chó bị nôn ra máu
Khác với tất cả các triệu chứng nôn thông thường, cách chữa bệnh cho chó con bị nôn bỏ ăn khi chó bị nôn ra máu thì đây là trường hợp cảnh báo nguy hiểm tới Pets của bạn. Thân nhiệt của chó lúc này khá nóng, bụng dưới phình to ra bất thường, lúc này bạn cần nhanh chóng đưa thú cưng tới cơ sở thú ý gần nhất để kiểm tra.
Bụng chó bị chướng lên
Khi chó bị nôn quá nhiều trong thời gian dài, khiến bụng của chúng có dấu hiệu chướng lên. Đến giai đoạn này gần như là rất nghiêm trọng và có thể ảnh hưởng đến tính mạng của thú cưng. Bạn cần nhanh chóng đưa chúng tới viện thú y chuyên khoa để được cứu chữa kịp thời.
Có dấu hiệu mất nước bất thường
Cần bù nước cho thú cưng khi nôn ra dịch lỏng
Với những triệu chứng chó nôn bỏ ăn, nôn ra chất lỏng, không muốn uống nước thì bạn cần thực hiện pha nước điện giải và cho thú cưng sử dụng mỗi tiếng một lần trong ngày. Nếu trường hợp mất nước không đỡ, vẫn thấy xuất hiện triệu chứng thở hổn hển, khô miệng, mệt mỏi, mắt khô, da mất đàn hồi, đi đứng không vững ,... thì nên cho thú cưng đi khám.
4 Phân biệt nôn và trào ngược ở chó
Nôn và trào ngược ở chó đôi khi thường bị nhầm lẫn với nhau, do đó trước khi thực hiện cách chữa bệnh khi chó bị nôn thì bạn cần phân biệt được nôn và trào ngược ở thú cưng của mình dựa vào một số dấu hiệu cơ bản dưới đây:
5 Cách chữa chó bị nôn bỏ ăn tại nhà
Cách chữa chó bị nôn bỏ ăn cần được thực hiện một cách cẩn thận và bài bản, bởi thời điểm này đường ruột của thú cưng đang gặp vấn đề, nếu không biết cách chữa trị bạn có thể khiến thú cưng của mình gặp vấn đề nghiêm trọng hơn.
Cách chữa chó ốm bỏ ăn tại nhà
Đầu tiên, hãy dừng cho thú cưng ăn một khoảng thời gian. Tùy theo từng cấp độ bệnh mà bạn nên cho chó ngừng ăn kéo dài từ 12 tiếng đến 1 ngày. Việc cho chó ăn sau khi nôn có thể khiến chúng bị nôn lại, lúc này niêm mạc dạ dày đang bị kích thích một cách cực độ nếu nạp thức ăn luôn vào có thể dẫn đến việc nôn nhiều hơn, khó kiểm soát.
Ngoài ra, việc tạm ngừng cho chó ăn cũng giảm tình trạng kích thích dạ dày hoạt động, hạn chế việc nôn, hỗ trợ nhanh chóng phục hồi sức khỏe hơn. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý phương pháp cách điều trị chó bỏ ăn tại nhà này không nên áp dụng với giống chó nhỏ, thay vì cho chúng nhịn 12 tiếng thì hãy bổ sung bằng việc uống sữa, uống nước thường xuyên hoặc bổ sung thêm điện giải để bù đắp lượng khoáng chất bị thiếu trong cơ thể. Bạn cũng chỉ nên cho chúng uống từng chút một, đừng dồn uống một lúc, điều này không tốt đối với sức khỏe thú cưng lúc này.
Tạm ngừng cho thú cưng ăn trong khoảng thời gian
Trong quá trình tạm ngừng nạp thức ăn cho chó bị nôn thì bạn có thể cho chúng ăn các loại thực phẩm nấu chín, dễ tiêu như cháo loãng, canh rau trong khoảng 1 tuần. Sau đó thay đổi từ từ sang các chất đạm có trong thịt, cá được nghiền nhỏ. Nếu thú cưng không còn xuất hiện nôn và trở lại trạng thái bình thường, lúc này bạn có thể cho thú cưng thực hiện khẩu phần ăn như ban đầu.
Trường hợp, thú cưng vẫn nôn mửa, không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn cần đưa Pets tới cơ sở thú ý uy tín để được thăm khác và sử dụng thuốc.
Cách chữa chó bị nôn ra bọt trắng tại nhà
Nếu chó bị nôn ra bọt màu trắng, bạn nên thực hiện các bước dưới đây tại nhà:
- Đảm bảo thú cưng của bạn luôn được cung cấp đầy đủ nước. Việc nôn nhiều khiến cơ thể bị mất nước, gây nên mệt mỏi, do đó hãy duy trì bổ sung nước thường xuyên để tránh thú cưng bị mất nước quá nhiều
- Luôn kiểm tra thức ăn tránh gây kích ứng
- Giữ thú cưng của bạn được bình tĩnh, tránh hoạt động quá mức, giảm stress cho thú cưng
- Cho Pets ăn nhẹ như cháo loãng, thịt gà luộc không mỡ. Tránh các thức ăn nặng, khó tiêu trong giai đoạn này
- Luôn quan sát mọi triệu chứng của chúng và có thể ghi chép lại để thông báo lại bác sĩ thú ý, giúp bác sĩ có liệu trình điều trị cụ thể hơn khi tới khám.
Cách chữa chó không ăn và nôn
Thú cưng của bạn không ăn và nôn, đây có thể được coi là một vấn đề về sức khỏe khá nghiêm trọng, lúc này bạn cần thực hiện những điều sau:
- Kiểm tra chế độ ăn của chó, hãy đảm bảo thú cưng không ăn các thức ăn dị ứng, gây nên các vấn đề về tiêu hóa
- Tạm ngừng cho chó ăn trong vòng vài giờ, hãy cho chúng nghỉ ngơi khoảng 12 - 24 giờ để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi
- Cung cấp nước đầy đủ và điều chỉnh lại chế độ ăn nhẹ như cháo loãng, thịt gà nạc
- Có thể chia nhỏ khẩu phần ăn của chúng trong ngày để giảm tải lên hệ tiêu hóa
- Cuối cùng vẫn là quan sát và ghi chép lại những diễn biến sức khỏe để báo cáo lại bác sĩ được hiệu quả nhất
6 Thuốc chữa chó bị nôn mà bạn có thể sử dụng tại nhà
Việc sử dụng thuốc chữa chó bị nôn tại nhà là một quyết định cần được cân nhắc cẩn thận. Tuy nhiên trong một số tình huống khẩn cấp, bạn chưa thể cho thú cưng tới gặp bác sĩ thú y thì có thể tạm thời tham khảo các loại thuốc phổ thông như:
- Các loại thuốc chống nôn: Đây là thuốc có khả năng giảm triệu chứng nôn mửa, làm dịu dạ dày ở chó
- Chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày: Đây là thuốc có khả năng giảm tổn thương và kích ứng dạ dày, giảm triệu chứng nôn mửa
- Chất chống viêm
Trong quá trình sử dụng, bạn cần cho thú cưng sử dụng đúng liều lượng theo chỉ dẫn của dược sĩ, thu xếp công việc và đưa thú cưng tới gặp bác sĩ thú cưng càng sớm càng tốt nhé.
7 Cách chữa chó bị nôn tại nhà bằng phương pháp tự nhiên
Ngoài việc sử dụng các dòng thuốc chữa cho chó bị nôn ở nhà thì bạn cũng có thể sử dụng một số phương pháp tự nhiên như:
- Bột điện giải: Nhằm giúp thú cưng không bị mất nước khi nôn quá nhiều, cung cấp cho chó nguồn năng lượng thay thế
- Để thú cưng nhịn ăn: Khi chó bị nôn quá nhiều, bạn có thể cho ruột của chó nghỉ ngơi bằng cách nhịn ăn trong một khoảng thời gian để phục hồi sau khi nôn. Tuy nhiên không nên cho chó nhịn ăn quá lâu
- Gừng: Gừng khiến kích thích xì hơi, ngăn hình thành khí trong đường ruột tiêu hóa, giúp chó xì hơi dễ hơn, bạn có thể rắc chút ít bột gừng lên bánh mì và thêm một chút mật ong lên để át vị gừng
- Đá lạnh: Bạn có thể dùng đá lạnh thay thế cho nước uống, cảm giác lạnh lạnh có thể khiến chó cảm thấy dễ chịu hơn
- Cơm trắng: Sau khi nhịn ăn một thời gian, bạn cho chó ăn chút đồ ăn, hãy bắt đầu với chút cơm trắng vài lần trong ngày
- Thức ăn cho trẻ em: Đây là lựa chọn khá thú vị khi chó bị nôn, thành phần của thức ăn trẻ em thường dễ tiêu hóa và giúp thú cưng nhanh hồi phục hơn
- Nước hầm gà: Nước hầm gà có giá trị dinh dưỡng cao, giúp khắc phục tình trạng mất nước, tuy nhiên bạn nên tự làm nước hầm gà tại nhà để tránh chất bảo quản không tốt cho dạ dày chó trong thời gian này.
8 Cách chăm sóc chó sau khi bị nôn
- Tránh cho cún ăn trong vòng 12 tiếng sau khi nôn: Niêm mạc dạ dày của cún sau khi vừa mới nôn dễ bị kích thích và có thể nôn nhiều hơn nếu ăn ngay sau đó. Khuyến khích nên để bé cún nhịn ăn tạm thời.
- Cho cún uống nước: Sau khi nôn cún thường bị mất nước, do đó cứ cách 1 tiếng nên cho cún uống lượng nước tương đương với cân nặng. Có thể mua điện giải ở Pedialyte hoặc Lectade ở tiệm thú y để cho cún uống.
- Chủ động bù nước nếu cún không chịu uống nước: Có thể lấy khăn ướt lau vào nướu của cún hoặc cho cún liếm viên đá lạnh (nên áp dụng vào mùa hè) để phòng ngừa thiếu nước cho cún yêu.
- Cho chó ăn trở lại bình thường: Sau 12 tiếng, có thể cho cún ăn lại với khoảng 2 - 3 thìa cà phê thực phẩm mềm, dễ ăn và ít chất béo như thịt gà không xương,...
Ngoài ra, còn một số lưu ý quan trọng để chăm sóc bé cún tốt hơn bạn cần lưu ý:
- Để chữa bệnh chó bị nôn đạt hiệu quả, trước hết hãy dọn dẹp lại ổ của Pets sạch sẽ và cố gắng giữ ấm cơ thể cho thú cưng
- Hãy để cho cún của bạn được nằm nghỉ ngơi, đắp chăn nếu chúng cảm thấy run rẩy. Tuyệt đối không nô đùa với thú cưng
- Nên lấy khăn đã nhúng qua nước ấm và lau đi phần khóe miệng, làm sạch phần nước bọt lúc nôn. Điều này khiến thú cưng quên đi mùi khó chịu và thoải mái hơn
- Trong ổ của cún bạn nên sử dụng tấm đệm sưởi ấm
- Hãy dọn dẹp bãi nôn bằng cloramin B, Cresy, Nước vôi, … điều này làm mất đi mùi khó chịu, không tạo cảm giác khó chịu, kích thích nôn cho pets
- Hãy cho thú cưng uống nước thường xuyên để giảm tình trạng thiếu nước ở cún
- Bạn nên theo dõi, chăm sóc và tiêm phòng ngừa cho cún khi cần thiết.
9 Mua sản phẩm chăm sóc thú cưng uy tín, giá tốt tại Chiaki.vn nhé
Chó bị nôn bỏ ăn là vấn đề rất nguy hiểm mà người nuôi thú cưng không nên chủ quan. Trên đây là những thông tin cũng như cách chữa chó bị nôn hiệu quả mà bạn có thể thực hiện tại nhà, hy vọng Chiaki.vn đã giúp bạn hiểu rõ hơn và biết cách xử lý khi thú cưng của bạn nôn mửa bất thường.
Chiaki.vn hiện cung cấp các sản phẩm thức ăn cho chó chính hãng giá tốt - Vận chuyển toàn quốc, giao hàng thu tiền tận nơi, hỗ trợ khách hàng đổi trả hàng nhanh chóng trong vòng 5 ngày. Khách hàng có thể đặt mua online trên Chiaki Vietj Nam nhé !
Hiện nay, các sản phẩm chính hãng đang được bán tại Sàn thương mại điện tử Chiaki trên toàn quốc.
Bạn có thể mua trực tiếp trên website hoặc đặt hàng qua hotline:
- Website: Chiaki.vn
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- <<------------------------------------->>
Khi mua các sản phẩm chăm sóc thú cưng tại Chiaki.vn bạn sẽ được hưởng những quyền lợi:
- 100% sản phẩm chính hãng.
- Hoàn tiền, đổi trả trong 5 ngày nếu có lỗi của nhà sản xuất.
- Giao hàng thu tiền, thanh toán online nhiều phương thức.
- Miễn phí giao hàng (Cho đơn từ 300K trong nội thành Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh).
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)