Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần của WHO chính xác nhất
- Tại sao cần theo dõi cân nặng thai nhi?
- Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn chính xác nhất
- Cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn thai nhi
- Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của thai nhi
- Những lưu ý về bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam
- Ba mẹ nên làm gì để cân nặng thai nhi phát triển đạt chuẩn?
Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi là thước đo để các mẹ bầu có được cái nhìn tổng quan về sự phát triển của thai nhi theo từ tuần. Từ đó giúp các mẹ bầu điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, đảm bảo thai nhi phát triển toàn diện về thể chất và trí não ngay từ trong bụng mẹ. Bài viết dưới đây Chiaki đã tổng hợp bảng cân nặng chuẩn của thai nhi và một số thông tin hứu ích mà các mẹ bầu có thể tham khảo ngay nhé!
1 Tại sao cần theo dõi cân nặng thai nhi?
Thai nhi không ngừng phát triển mỗi ngày trong bụng mẹ và có những thay đổi rõ rệt theo từng ngày, từng tuần, từng tháng. Do đó, việc theo dõi cân nặng của thai nhi sẽ mang đến một số lợi ích thiết thực cho cả mẹ và thai nhi như:
- Xác định được sự phát triển của thai nhi: Bảng cân bặng thai nhi sẽ giúp đánh giá được sự phát triển của bào thai trong mỗi giai đoạn. Từ đó có thể so sánh và kiểm tra xem thai nhi có đang phát triển bình thường hay không.
- Phát hiện các bệnh lý nguy hiểm: Nếu thai nhi phát triển dưới mức tiêu chuẩn thì có thể đang bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất, thiếu oxy hoặc các bệnh lý khác. Do đó, các bác sĩ sẽ có được biện pháp can thiệp kịp thời.
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp: Thai nhi có cân nặng cao hoặc thấp hơn mức tiêu chuẩn thì các mẹ sẽ được bác sĩ điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển tối ưu về mọi mặt.
- Định hướng được phương pháp sinh: Khi biết được cân nặng của thai nhi, các bác sĩ sẽ định hướng cho mẹ về phương pháp sinh phù hợp. Một số trường hợp bác sĩ sẽ đề xuất sinh mổ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Ba mẹ nên khám thai định kỳ để kiểm tra cân nặng của thai nhi
2 Bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn chính xác nhất
Có hai thông số cơ bản mà các mẹ bầu sẽ nắm được thông qua bảng cân nặng của thai nhi theo từng tuần đó là chỉ số cân nặng và chỉ số chiều cao. Các mẹ có thể đối chiếu chỉ số của thai nhi để kiểm tra xem bé có phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ hay không. Nếu như thấy chỉ số thai nhi của bạn nhỏ hơn hoặc lớn hơn số liệu thì cũng đừng quá lo lắng, bởi đây là chỉ số trung bình.
Tuy nhiên, nếu như chỉ số em bé của bạn quá thấp hoặc quá cao so với giới hạn thì lúc đó thai nhi có thể đang gặp vấn đề, bạn cần tham khảo thêm ý kiến từ bác sĩ nhé! Sau đây là bảng cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn WHO mà ba mẹ có thể tham khảo.
Tuổi thai nhi | Cân nặng (gam) | Chiều dài (cm) |
Tuần 8 | 1 | 1.6 |
Tuần 9 | 2 | 2.3 |
Tuần 10 | 4 | 3.1 |
Tuần 11 | 45 | 4.1 |
Tuần 12 | 58 | 5.4 |
Tuần 13 | 73 | 6.7 |
Tuần 14 | 93 | 14.7 |
Tuần 15 | 117 | 16.7 |
Tuần 16 | 146 | 18.6 |
Tuần 17 | 181 | 20.4 |
Tuần 18 | 222 | 22.2 |
Tuần 19 | 272 | 24.0 |
Tuần 20 | 330 | 25.7 |
Tuần 21 | 400 | 27.4 |
Tuần 22 | 476 | 29 |
Tuần 23 | 565 | 30.6 |
Tuần 24 | 665 | 32.2 |
Tuần 25 | 756 | 33.7 |
Tuần 26 | 900 | 35.1 |
Tuần 27 | 1.000 | 36.6 |
Tuần 28 | 1.100 | 37.6 |
Tuần 29 | 1.239 | 39.3 |
Tuần 30 | 1.396 | 40.5 |
Tuần 31 | 1.568 | 41.8 |
Tuần 32 | 1.755 | 43.0 |
Tuần 33 | 2.000 | 44.1 |
Tuần 34 | 2.200 | 45.3 |
Tuần 35 | 2.378 | 46.3 |
Tuần 36 | 2.600 | 47.3 |
Tuần 37 | 2.800 | 48.3 |
Tuần 38 | 3.000 | 49.3 |
Tuần 39 | 3.186 | 50.1 |
Tuần 40 | 3.338 | 51.0 |
Tuần 41 | 3.600 | 51.5 |
Tuần 42 | 3.700 | 51.7 |
Bảng cân nặng chuẩn thai nhi từ tuần thứ 8 đến tuần thứ 42
3 Cách đo chiều dài và cân nặng chuẩn thai nhi
Mỗi thai nhi sẽ có tốc độ phát triển khác nhau, dựa trên nhiều yếu tố. Và cách đo ở các giai đoạn tam cá nguyệt cũng có sự khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách đo theo từng tuần tuổi mà bạn có thể tham khảo.
- Ở tam cá nguyệt thứ I: Chiều dài của thai nhi được tính từ mông cho đến đầu. Ở giai đoạn này còn rất nhỏ nên bác sĩ cũng gặp khó khăn khi xác định được cân nặng chính xác.
- Ở tam cá nguyệt thứ II: Chiều dài của thai nhi được tính từ gót chân cho đến đầu. Cân nặng được xác định bằng cách đo đường kính đỉnh đầu, chu vi vòng bụng và chiều dài xương đùi.
- Ở tam cá nguyệt thứ III: Sử dụng cách đo như tam cá nguyệt thứ hai và kết hợp với một số yếu tố khác để tính toán trọng lượng của thai nhi. Đây là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh và gần như đã hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể.
Cách đo cân nặng và chiều dài của thai nhi
4 Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn của thai nhi
Di truyền từ bố mẹ, gia đình
Yếu tố di truyền về cân bặng và chiều cao của thai nhi có thể được thừa hưởng từ ba hoặc mẹ. Theo nhiều nghiên cứu yếu tố di truyền có thể quyết định lên đến 23% cơ thể của thai nhi. Do đó, mỗi dân tộc, mỗi đất nước những đứa trẻ sẽ có chỉ số cân nặng khác nhau.
Chế độ dinh dưỡng thai kỳ
Nếu mẹ bầu có một chế độ dinh dưỡng và nghỉ hợp lý thì thai nhi có khả năng phát triển toàn diện về thể chất và trí não. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng thiếu chất rất khó có được điều kiện để thai nhi phát triển tốt nhất. Do đó, các chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu cần có một chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Sức khỏe của mẹ khi mang thai
Những mẹ bầu mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường thường sinh con nặng cân hơn so với những bà mẹ bình thường. Còn những mẹ bầu ít tăng cân hoặc không tăng cân, thai nhi rất dễ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Các mẹ bầu có thể đối chiếu với bảng cân bặng để kiểm tra.
Thứ tự con, số lượng con
Hầu hết trong thực tế thì con thứ khi sinh ra thường sẽ nặng hơn so với đứa con đầu. Tuy nhiên, nếu khoảng cách sinh giữa các con quá ngắn thì có thể xảy ra tình trạng ngược lại, con thứ sẽ nhẹ cân hơn so với con đầu.
Số song thai hoặc đa thai sẽ ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi
Một số yếu tố khác
Ngoài các yếu tố kể trên, còn một vài yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi như:
- Tuổi tác của mẹ: Mẹ sinh con càng trễ thì thai nhi sẽ dễ bị nhẹ cân hơn.
- Giới tính của thai nhi: Bé trai thường sẽ nặng hơn bé gái cùng độ tuổi.
- Thời điểm sinh nở: Em bé sinh thiếu tháng sẽ nhẹ cân hơn bé sinh đủ tháng.
5 Những lưu ý về bảng cân nặng chuẩn của thai nhi Việt Nam
Cân nặng của thai nhi cảnh báo rất nhiều điều về sự phát triển trong từng giai đoạn thai kỳ. Do đó, các mẹ bầu cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, để biết được sự tăng trưởng của thai nhi. Dưới đây là một số lưu ý về cân nặng của thai nhi so với bảng cân nặng tiêu chuẩn.
- Chỉ số cân nặng thấp hơn so với bảng tiêu chuẩn: Khi thai nhi có chỉ số thấp hơn so với bảng cân nặng và có chiều dài ngăn hơn chiều dài trung bình 3cm thì mẹ cần khám sức khỏe để xác định nguyên nhân. Thai nhi quá nhẹ cân rất dễ bị mắc phải các vấn đế về phổi và sức đề kháng khi sinh ra.
- Chỉ số cân nặng lớn hơn so với bảng tiêu chuẩn: Khi thai nhi phát triển quá lớn so với tuổi thai thì sẽ gây khó khăn cho mẹ bầu trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Nếu kích thích của thai nhi lớn hơn so với tiêu chuẩn 3cm thì thai nhi rất dễ mắc phải các bệnh về tiêu đường, béo phí,...
6 Ba mẹ nên làm gì để cân nặng thai nhi phát triển đạt chuẩn?
Nếu không được chăm sóc và cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết thì khả năng cao thai nhi rất dễ bị thiếu cân. Do đó. để đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh theo từng giai đoạn và đạt được chỉ số cân nặng và chiều dài phù hợp thì ba mẹ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Cần biết cách kiểm soát cân nặng không để xảy ra tình trạng tăng cân quá nhiều hoặc quá ít. Mức tăng cần chuẩn cho mẹ bầu trong cả quá trình mang thai sẽdao động khoảng từ 10-12kg.
- Cần có chế độ nghỉ ngơi và tập luyện hợp lý, hãy giữ cho mình tinh thần thoải mái, không nên căng thẳng quá lâu, điều này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển và cân nặng của thai nhi.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, không ăn quá nhiều nhưng cần đảm bảo cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai nhi như: omega 3, vitamin A, vitamin B1, sắt, canxi, vitamin D,...
- Trường hợp thai nhi thừa cân hoặc mẹ bị tăng cân quá nhiều thì các mẹ nên tập thể dục nhẹ nhàng khoảng 30 phút mỗi ngày ở tuần thứ 29 để giúp thay đổi cân nặng và hỗ trợ mẹ dễ sinh hơn.
- Nên thăm khám sức khỏe định kỳ theo tư vấn của bác sĩ để nắm rõ được cân nặng và chiều cao của thai nhi theo từng tuần. Nếu có sự khác biệt, cần thây đổi để khắc phục theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý
>> Mời ba mẹ tham khảo một số loại vitamin cho bà bầu dưới đây, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh:
Bài viết trên Chiaki đã giới thiệu đến bạn đọc bảng tiêu chuẩn cân nặng thai nhi, để các mẹ có được các nhìn tổng quan về sự phát triển của các bé. Hy vọng qua đây các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích và biết cách chăm sóc sức khỏe, để có được một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, các mẹ đừng quên chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng tham khảo ngay nhé!
-------------------------------------------------
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHIAKI.VN
- Website: https://chiaki.vn/
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- <<------------------------------------->>
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)