Sờ bụng thế nào biết có thai? Cách nhận biết có thai này có đúng không?

Những dấu hiệu nhận biết có thai sớm được nhiều mẹ bầu quan tâm. Ngoài những triệu chứng thường thấy khi có thai như chậm kinh nguyệt, nghén, buồn nôn, thèm chua, mệt mỏi,... thì sờ bụng biết có thai cũng là cách nhận biết được nhiều mẹ bầu quan tâm. Hãy cùng Chiaki giải đáp xem sờ bụng thế nào biết có thai tuần đầu ngay sau đây nhé.

Nhiều phụ nữ thấy bụng to hơn trước đây sau khi có quan hệ thì nghi ngờ bản thân có thai. Do đó, đã sờ tay lên bụng để thử xem có phải có thai hay không. Có rất nhiều cách để nhận biết việc mang thai, nhưng sờ bụng thế nào biết có thai là điều khó có thể nhận biết được. Thắc mắc này sẽ được bác sĩ Phan Thanh Dần - Cố vấn chuyên môn của Chiaki sẽ đi giải đáp cho bạn nhé. 

1 Sờ bụng như thế nào biết có thai?

Sờ bụng như thế nào là có thai? Dưới đây là một số mẹo có thể áp dụng, nhất là vào tháng thứ 3 đến tháng thứ 5 của thai kỳ:

  • Đặt 2 lòng bàn tay vào phần rốn quanh thành bụng. Nếu mẹ nhận thấy phần bụng nhô cao và phình to hơn thì có nghĩa mẹ đang mang thai. Đối với những mẹ có làn da quá mỏng sẽ dễ dàng nhận biết hơn thông qua những vết rạn màu đỏ trên da.
  • Thai nhi phát triển càng lớn thì dấu hiệu sẽ càng rõ ràng, khi sờ bụng mẹ sẽ cảm nhận được thai nhi chuyển động bên trong. Những trẻ hiếu động, mẹ sẽ cảm nhận được bàn chân con đạp vào thành bụng.

Sờ bụng như thế nào biết có thai?

Sờ bụng biết có thai trong tháng thứ 3 của thai kỳ

2 Cách nhận biết bụng bầu

Nhiều chị em rất khó phân biệt giữa bụng mỡ và bụng bầu. Nhận biết từ tháng thứ 3 trở đi, bụng của mẹ sẽ dần trở nên to hơn và có những thay đổi rõ rệt kèm theo những triệu chứng nghén. 

Sờ bụng thế nào biết có thai tuần đầu? Với tuần đầu vòng bụng sẽ tăng thêm vài centimet do sự thay đổi lượng nước ối. Tuy nhiên, ở giai đoạn này việc nhận biết bằng mắt thường rất khó. Chỉ nhận biết được bằng mắt khi mang thai từ tháng thứ 3 trở đi, bụng của mẹ sẽ trở nên rõ rệt và có dấu hiệu lớn hơn.

Khi mang thai, da bụng bầu thường xuất hiện nhiều vết rạn ở vùng chân bụng, gần rốn. Điều này là do sự căng tăng của da khi bụng to lên, không phải do tăng cân mà do bụng bầu gây ra. Nếu bạn nhìn thấy vết rạn bụng, dù nhỏ, có khả năng cao người mẹ đang mang thai.

Dưới đây là một số biểu hiện có thể biết chị em có thai khi sờ bụng:

  • Phình bụng và căng tròn: Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất khi có thai là phần bụng bầu trở nên to hơn và căng tròn do sự phát triển của thai nhi và tử cung mở rộng.
  • Sưng vùng bụng dưới: Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần và tạo nên vùng bụng dưới sẽ bị sưng, đặc biệt rõ ràng sau khoảng 12-16 tuần. Đây là cách nhìn bụng biết có thai dễ dàng nhất mà mẹ nên rõ nhất.
  • Thay đổi vị trí rốn: Bụng bầu và bụng mỡ rất khác nhau. Khi mang thai vị trí rốn cũng sẽ thay đổi. Trước khi có thai, rốn nằm khá thấp trong cơ thể, khi có thai sẽ dần dần dịch chuyển lên cao hơn, tiến vào vùng bụng dưới.
  • Xuất hiện những vết rạn ở bụng: Trong một số trường hợp, dấu hiệu bụng bầu cho thấy xuất hiện một số đường gân xanh ở bụng, do sự mở rộng của các mạch máu để cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Bụng căng và khó chịu: Bụng có thể căng và khó chịu do sự mở rộng của tử cung và sự di chuyển của các cơ quan nội tạng.

Bác sĩ Phan Thanh Dần cho biết, đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để xác định chính xác, bạn nên sử dụng phương pháp như dùng que thử thai, xét nghiệm máu hoặc siêu âm.

Cách nhận biết bụng bầu

Từ tháng thứ 3 trở đi bụng mẹ sẽ to và tròn hơn

3 Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?

Bụng béo và bụng bầu có nhiều đặc điểm khác biệt về độ săn chắc, hình dạng và vị trí. Dưới đây là chi tiết về sự khác biệt giữa bụng bầu và bụng mỡ:

Mập bụng khác bụng bầu về độ săn chắc

  • Bụng bầu: Bụng bầu khác bụng mỡ như thế nào? Khi mang thai, bụng sẽ căng ra do sự phát triển của thai nhi khiến cho bụng trở nên săn chắc. Khi sờ vào bụng, bạn sẽ cảm nhận được sự đàn hồi, độ đàn hồi này cũng sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Bụng mỡ: Thường sẽ mềm hơn và linh hoạt hơn so với bụng bầu. Khi sờ vào bụng mỡ, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại và có thể nắn được.

Bụng mỡ khác bụng bầu về hình dạng

  • Bụng bầu: Cách nhìn bụng biết có thai chính xác nhất là hình dạng của bụng bầu thường tròn và phình ra ở phía dưới rốn, đặc biệt và khi bạn đã mang bầu nhiều tháng. Bụng bầu cũng có xu hướng phình ra về phía trước, tạo nên hình dạng đặc trưng của phụ nữ mang thai.
  • Bụng mỡ: Bụng mỡ không có hình dạng cụ thể, phân bố đều trên toàn bụng và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Bụng mỡ thường không phình ra về phía trước như bụng bầu.

Bụng mỡ và bụng bầu khác nhau về vị trí

  • Bụng bầu: Bụng mỡ khác bụng bầu như thế nào? Bụng bầu thường tập trung ở vùng giữa bụng, gần rốn và có xu hướng phình ra về phía trước. Điều này cũng giúp phân biệt bụng bầu với bụng mỡ.
  • Bụng mỡ: Bụng mỡ có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên bụng, gồm cả phần trên và dưới rốn, hai bên hông và phía sau lưng. Bụng mỡ không tập trung ở một vị trí cụ thể như bụng bầu.

Bụng bầu khác với bụng mỡ như thế nào?

Bụng bầu và bụng mỡ khác nhau về độ săn chắc

4 Có thai bụng cứng hay mềm?

Bụng có thai như thế nào? Về cơ bản, bụng của mẹ bầu sẽ cứng dần theo thời gian, nhưng độ cứng và thời điểm xuất hiện có thể khác nhau đối với từng người. Trong những giai đoạn đầu thai kỳ, bụng mẹ bầu vẫn còn khá mềm và chưa có nhiều sự thay đổi rõ rệt về kích thước. 

Khi thai nhi phát triển và tử cung mở rộng, bụng mẹ bầu sẽ dần cứng hơn và to ra. Điều này cũng giúp bảo vệ và nâng đỡ thai nhi trong quá trình phát triển. 

Độ cứng của bụng cũng phụ thuộc vào vị trí của thai nhi và cơ bụng của mẹ. Đôi khi bụng sẽ cứng hơn vào một số thời điểm nhất định. Chẳng hạn khi mẹ bầu đang hoạt động hoặc khi thai nhi vận động mạnh. Ngoài ra, bụng mẹ bầu cũng có thể cứng lên khi bị chuột rút hoặc co thắt tử cung, những cơn đau thắt không đau và không đều nhằm giúp tử cung luyện tập khi sinh nở.

Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy bụng cứng đột ngột và kéo dài, hoặc kèm với đau dữ dội, chảy máu, hoặc các triệu chứng bất thường khác, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và đảm bảo sức khỏe mẹ và thai nhi.

Có thai bụng cứng hay mềm?

Khi mang thai bụng mẹ sẽ cứng hơn

5 Một số kiểu bụng bầu phổ biến nhất

Có nhiều kiểu bụng bầu phổ biến và thay đổi theo cơ thể mẹ, dựa vào cơ địa và cách thai nhi phát triển. Dưới đây là một số kiểu bụng bầu thường gặp:

  • Bụng bầu căng tròn: Bụng bầu như thế nào? Dạng bụng bầu căng tròn rất phổ biến, thể hiện bụng có dạng căng tròn như quả cà chua. Đây là kiểu bụng bầu thông thường khi thai nhi phát triển đều đặn và tử cung mở rộng đều đặn.
  • Bụng bầu thấp: Một số phụ nữ có bụng bầu khá thấp, tức là tử cung và thai nhi phát triển thấp hơn so với các bụng bầu khác.
  • Bụng bầu cao: Đối với một số phụ nữ, tử cung và thai nhi phát triển cao hơn, làm cho bụng bầu trông lớn hơn và dài hơn.
  • Bụng bầu phẳng: Đây là trường hợp khi thai nhi và tử cung phát triển theo hướng lùn, làm cho bụng bầu trông ít nhô ra ngoài hơn so với bụng bầu thông thường.
  • Bụng bầu dẹt: Có những trường hợp bụng bầu không nhô ra ngoài một cách rõ rệt và có xu hướng dẹt hơn.

Mỗi phụ nữ đều có cơ địa riêng biệt và thai kỳ thể hiện qua các kiểu bụng bầu khác nhau. Tất cả những kiểu bụng bầu này đều rất bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Một số kiểu bụng bầu phổ biến nhất

Bụng bầu căng tròn, bụng bầu cao, bụng bầu thấp

6 Có nên sờ bụng để kiểm tra có thai hay không?

Cách kiểm tra có thai đơn giản nhất chính là dùng que thử thai hoặc thăm khám tại các cơ sở y tế. Sờ bụng thế nào biết có thai tuần đầu là do mẹ muốn giao tiếp với thai nhi. Nếu sờ bụng đúng cách sẽ giúp mẹ có giấc ngủ ngon hơn, tinh thần trở nên thoải mái, làm dịu cảm giác khó chịu cũng như kích thích sự phát triển não bộ của trẻ. Mẹ cũng có thể cảm nhận được cách chuyển động của thai nhi qua cách này. Tuy nhiên, việc sờ bụng sai cách có thể dẫn đến tác hại như:

Gây ảnh hưởng xấu đến ngôi thai

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai nhi còn rất nhỏ nên có thể di chuyển trong tử cung người mẹ dễ dàng. Tuy nhiên, ở tuần thứ 32 trở đi, thai nhi đã lớn, nước ối ít đi và không gian trong tử cung hẹp hơn. Lúc này việc sờ hoặc xoa bụng sẽ khiến bé đổi vị trí và khó có thể xoay lại như ban đầu, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh thường của mẹ.

Dây rốn quấn quanh cổ

Đây là hiện tượng thường gặp khi thai nhi bị quấn 1-2 vòng sẽ không ảnh hưởng đến quá trình phát triển và chào đời của bé. Nếu thai nhi bị quấn quá nhiều vòng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, bé không cung cấp được chất dinh dưỡng, thậm chí bị tắc nghẽn mạch máu hoặc tử vong.

Sinh non

Vào tuần thứ 34 của thai kỳ sẽ bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt giả, lúc này tử cung cũng nhạy cảm hơn. Nên việc sờ bụng hoặc xoa bụng có thể kích thích các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn dẫn đến đứt nhau thai hoặc sinh non.

Có nên sờ bụng để kiểm tra có thai hay không?

Không nên sờ bụng kiểm tra vào 3 tháng đầu và tuần cuối của thai kỳ

7 Các trường hợp cần tránh sờ bụng khi có thai

Không phải vào tuần nào mẹ cũng có thể sờ bụng để biết có thai, dưới đây là một số trường hợp mà bác sĩ Phan Thanh Dần chia sẻ để các chị em nên tránh sờ khi mang thai:

  • Vào những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu nên tránh xoa bụng vì sẽ khiến cho thai nhi xoay mình và khó trở về vị trí vốn có, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh thường của thai phụ.
  • Mẹ bầu không nên thực hiện xoa bụng hay sờ bụng với những thai phụ bị nhau thai tiền đạo. Đây là tình trạng nhau thai bám dưới tử cung, khiến thai nhi khó xoay đầu khi sinh ra, sẽ gây cản trở quá trình sinh thường của thai phụ.
  • Thai nhi trong bụng mẹ cử động nhiều, mẹ không nên xoa bụng hay sờ bụng vì hành động này sẽ tác động đến tử cung, làm cho tử cung co thắt, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
  • Thai phụ có dấu hiệu sinh non, từng thực hiện nạo phá thai nhiều lần, hoặc từng sảy thai, sinh non cần tránh xoa bụng vì thành tử cung của thai phụ thường mỏng, xoa bụng sẽ kích thích tử cung co thắt, gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Các trường hợp cần tránh sờ bụng khi có thai

Nên tránh sờ bụng vào tháng cuối thai kỳ

8 Kích thước phát triển của bụng bầu qua từng giai đoạn

Kích thước phát triển của bụng bầu sẽ có thay đổi đáng kể qua từng tháng. Dưới đây là kích thước bụng bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ của mẹ:

  • Tháng 1: Bụng của mẹ vẫn như cũ, chưa có sự thay đổi đáng kể. Kích thước của thai nhi khoảng 0.6cm.
  • Tháng 2: Bụng của mẹ dần lớn lên, có thể cảm nhận được khi chạm vào. Kích thước của thai nhi khoảng 2.54cm.
  • Tháng 3: Bụng của mẹ bắt đầu có dấu hiệu mang thai. Bụng dưới sẽ to hơn một chút. Kích thước của thai nhi khoảng 10cm.
  • Tháng 4: Kích thước của thai nhi tăng lên khoảng 15.24cm. Đây là lúc mẹ có thể nhìn bụng và nhận ra rằng mình đang mang thai.
  • Tháng 5: Bụng bầu của mẹ sẽ có sự thay đổi, ngày càng to lên. Tùy cơ địa của mỗi người mà bụng bầu có thể cao, thấp hoặc nhô lên phía trước.
  • Tháng 6: Kích thước bụng bầu ở tháng thứ 6 có thể to gấp đôi so với bụng bầu ở tháng đầu khi mang thai. Thai nhi lúc này có kích thước khoảng 30cm.
  • Tháng 7: Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi cũng phát triển chậm lại, kích thước thai nhi khoảng 35.5cm.
  • Tháng 8: Kích thước vòng bụng thai phụ ở những tháng cuối thai kỳ gần như không phát triển nữa. Kích thước thai khi khoảng 45.7cm.
  • Tháng 9: Tháng cuối thai kỳ, kích thước bụng bầu của thai phụ tăng lên thấy rõ. Thai nhi sẽ cử động mạnh hơn và ngày càng nhiều. Kích thước thai nhi khoảng 45-73cm.

Kích thước phát triển của bụng bầu qua từng giai đoạn

Kích thước phát triển của thai nhi trong bụng mẹ

>>>> Một số viên uống tăng khả năng thụ thai cho mẹ bán chạy tại Chiaki

9 Một số dấu hiệu khi mang thai tuần đầu

Buồn nôn

Triệu chứng này thường xảy ra khi phụ nữ mang thai. Hiện tượng buồn nôn sẽ xuất hiện từ tuần thứ 5 khi bắt đầu mang thai và giảm dần khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải tất cả phụ nữ đều bị buồn nôn khi mới thụ thai.

Kích thước ngực thay đổi

Khi mang thai, vòng 1 của chị em phụ nữ sẽ dần to lên do mô vú tăng trưởng để chuẩn bị cho việc cho con bú. Đồng thời, núm vú cũng sẽ có dấu hiệu sạm màu khi tĩnh mạch trở nên dễ thấy hơn.

Ra máu báo thai 

Đây là dấu hiệu phổ biến khiến chị em phụ nữ gặp phải trong tuần đầu khi mang thai. Bạn có thể nhận thấy một lượng dịch màu hồng hoặc nâu trên quần lót. Đây không phải là kinh nguyệt, nên chị em phụ nữ cần lưu ý khi gặp tình trạng này.

Mất kinh nguyệt

Khi không thấy kinh là dấu hiệu cho thấy có khả năng cao bạn đã mang thai. Tuy nhiên, trong một vài tuần đầu tiên, bạn có thể thấy một lượng máu nhỏ.

Chuột rút

Mang thai sẽ khiến tử cung của chị em phụ nữ giãn ra, gây áp lực lên các mạch máu dưới chân, dẫn đến tình trạng chuột rút. Đây là dấu hiệu thường thấy ở nhiều phụ nữ mang thai.

Nhạy cảm với mùi hương

Trong tuần đầu khi mang thai, bạn có thể dễ dàng nhận thấy mình trở nên rất nhạy cảm với những mùi xung quanh. Một số mùi có thể sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu và buồn nôn. Đây là triệu chứng phổ biến của mang thai, nên bạn cũng không cần quá lo lắng.

Mệt mỏi

Phụ nữ mang thai sớm thường thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn do sự thay đổi hormone trong cơ thể.

Thay đổi cảm xúc

Sự biến đổi của hormone có thể làm cho bạn dễ bị kích động, cảm xúc và nhạy cảm hơn.

Thay đổi khẩu vị

Bạn có thể có cảm giác muốn ăn những thứ mà trước đây không thích.

Buồn bụng hoặc bỏng rát vùng tử cung

Do sự tăng kích thước và sự chuyển động của tử cung.

Tuy nhiên những triệu chứng này chỉ để mẹ tham khảo, không phải bà bầu nào cũng xuất hiện những triệu chứng này. Để biết rõ mình có mang thai hay không mẹ cần đi kiểm tra cho chính xác nhé.

Một số dấu hiệu khi mang thai tuần đầu

Dấu hiệu nhận biết có thai sớm

>>>> Một số sản phẩm vitamin cho mẹ bán chạy tại Chiaki

10 Một số câu hỏi thường gặp khi sờ bụng thế nào biết có thai

To bụng dưới có phải có thai?

Bụng dưới to có phải có thai? Bụng dưới to vì nhiều nguyên nhân, có thai cũng là một trong những nguyên nhân đó. Có rất nhiều tình huống khác nhau khiến cho bụng dưới to lên như tăng cân, phình cơ, rối loạn tiêu hóa hay tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Để biết có thai hay không bạn cần đi kiểm tra cho chính xác.

Bụng bầu có ngấn không?

Bụng to như có bầu có ngấn không sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Mỗi người sẽ có quá trình mang thai khác nhau. Đối với một số người bụng bầu sẽ căng tròn, còn một số người bụng bầu sẽ giống như có ngấn.

Mới có thai bụng như thế nào?

Bụng như nào là có thai? Bụng của phụ nữ mang thai sẽ cứng và tròn hơn so với bụng béo. Bụng của người phụ nữ mang thai không giống với to do tăng cân. Bụng to do béo thường sẽ không cứng và chảy xệ, còn bụng to do mang thai, khi xoa sẽ thấy tròn và cứng hơn. Đặc biệt, bụng có thai sẽ thêm đường màu nâu xuất hiện dọc theo giữa bụng.

Mang thai tuần đầu bụng có to không?

Trong tuần đầu của thai kỳ, bụng của mẹ chưa phát triển đáng kể, nên nếu sờ bụng cũng không thể biết chính xác là có thai hay không. Từ tháng thứ 3 trở đi, bụng mới bắt đầu to rõ rệt hơn. Đối với người mới mang thai trong tuần đầu tiên sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng và có thể xuất hiện máu nhưng kích thước vòng bụng không thay đổi.

Sau quan hệ mấy ngày thì biết có bầu?

Khoảng thời gian từ 7 đến 10 ngày sau quan hệ bạn có thể biết được liệu mình có thai hay không. Quá trình hình thành phôi thai bắt đầu khi trứng và tinh trùng gặp nhau để tạo thành hợp tử. Sau đó, hợp tử sẽ liên tục phân chia và nhân đôi số lượng tế bào, lên tới 100 tế bào chỉ trong vòng 4 ngày. Hợp tử sẽ di chuyển tới nội mạc tử cung, nơi nó sẽ gắn vào và phát triển thành phôi thai.

Việc nhận biết có thai sớm rất quan trọng, sẽ giúp mẹ chuẩn bị tâm lý và chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Bài viết trên đây, Chiaki.vn cũng đã giải đáp cho mẹ biết sờ bụng thế nào biết có thai để giúp mẹ có phương pháp tham khảo tốt nhất. Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích hãy like và share đến mọi người cùng biết nhé.

-------------------------------------

SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHIAKI.VN

Website: https://chiaki.vn/ 

Hotline: 0932.888.300

Email: cskh@chiaki.vn 

Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Showroom: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh.

Nội dung chính
    Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ có tính chất tham thảo. Vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.
    Dược Sĩ Đào Thị Ngọc Trâm

    Tôi là Dược Sĩ Đào Thị Ngọc Trâm, tác giả bài viết chuyên sâu tin tức sức khỏe tại website chiaki.vn. Với những kinh nghiệm bán hàng, tư vấn về việc sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả. Tôi sẽ mang đến cho mọi người những kiến thức hữu ích nhất.

    Khách hàng đánh giá
    5/5
    0 lượt đánh giá
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%

    Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

    Hình ảnh thực tế từ khách hàng
    Copyright @Chiaki.vn
    Xem thêm

    Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)

    name - vừa xong yet yet
    Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
    Xem tất cả trả lời
    Vui lòng nhập nội dung! Nội dung không được vượt quá 800 kí tự! Vui lòng nhập tên bạn! Vui lòng nhập số điện thoại! Số điện thoại không đúng định dạng! Email không đúng định dạng! Vui lòng trả lời đúng câu hỏi xác thực!
    * Thông tin bắt buộc, SĐT của bạn luôn được bảo mật * Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phản hồi qua email

    Bài viết liên quan

    Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20

    Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300

    Flash Sale
    Tìm kiếm nhiều
    Sữa Alpha Lipid GH Creation The Collagen EXR Blackmores Healthy Care Serum Vitamin C Mặt nạ đất sét Vitamin D3 K2 Mk7 Serum B5 Sắt cho bà bầu Canxi cho bà bầu Nước tẩy trang Mặt nạ giấy Serum là gì Dung dịch vệ sinh phụ nữ Serum trị mụn Kem chống nắng cell fusion c Tẩy tế bào chết da mặt tốt nhất

    Chào mừng khách hàng mới!

    Tặng bạn mã làm quen

    cho đơn hàng có giá trị từ

    Khi mua hàng trên CHIAKI

    Cách sử dụng:

    • Sao chép mã giảm giá phía trên.
    • Truy cập trang thanh toán và sử dụng mã.

    TẢi APP CHIAKI NGAY

    Qrcode
    Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng
    ×
    Gợi ý dành cho bạn