Top 13 cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả tại nhà
- Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón bạn nên biết
- Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trẻ bị táo bón?
- Top 13 cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả tại nhà
- 1. Cho trẻ uống nhiều nước
- 2. Mẹ bổ sung chất xơ để cho con bú
- 3. Bổ sung lợi khuẩn cho bé kịp thời
- 4. Cho trẻ ăn thử mận khô
- 5. Hạn chế hoặc tránh những món làm từ sữa
- 6. Thực hiện các bài tập vận động
- 7. Massage bụng hoặc bàn chân cho bé
- 8. Mẹ cần thiết lập giờ vệ sinh cho bé đều đặn
- 9. Khuyến khích bé vận động trong ngày nhiều nhất
- 10. Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ
- 11. Ngâm hậu môn vào nước ấm
- 12. Sử dụng nước ép hoa quả
- 13. Sử dụng tới mật ong
- Mách bạn cách ngăn ngừa trẻ bị táo bón lâu ngày
Táo bón ở trẻ em dường như là một vấn đề khá phổ biến và cũng dễ khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu để tìm ra cách giải quyết. Lúc này, bé thường bỏ ăn, quấy khóc, thậm chí xuất hiện sự khó chịu. Điều này cho thấy có sự bất ổn đang diễn ra và cần mẹ khắc phục cho bé trong thời gian sớm nhất. Nếu bé yêu của bạn đang gặp vấn đề này, dưới đây sẽ là 13 cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón một cách hiệu quả và thuận lợi nhất.
Thật vui là giải pháp này bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, vậy thì đừng bỏ qua bài viết tin tức Chiaki bên dưới đây nhé.
1 Những dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón bạn nên biết
Trước khi có thể tìm ra được những cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả và phù hợp với con yêu nhất, bạn cần xác định một cách chính xác triệu chứng táo bón thông qua những dấu hiệu cơ bản như sau:
1. Bé thay đổi tần suất đi vệ sinh
Để biết được trẻ bị táo bón hay không thì bạn có thể dựa vào tần suất đi vệ sinh của bé mỗi ngày làm cơ sở. Tuy nhiên, bé có thể bị táo bón khi tần suất đi vệ sinh bị thay đổi, thậm chí là ít hơn so với những ngày trước đó.
Trong đó, bé có thể bị táo bón khi :
- Đối với bé sơ sinh: Chỉ đại tiện dưới 2 lần/ ngày
- Bé từ 6 -12 tháng chỉ đại tiện dưới 3 lần/ tuần
- Bé từ 1 tuổi trở lên chỉ đại tiện dưới 2 lần/ tuần
Lúc này bạn cần lưu ý và tìm cách khắc phục sớm nhất.
2. Xuất hiện phân cứng
Bên cạnh tần suất đi đại tiện bị giảm xuống đáng kể thì trẻ bị táo bón lâu ngày còn có thể xuất hiện thêm dấu hiệu quả phân cứng. Bạn thấy chúng rắn, có đường rạn trên bề mặt hoặc thậm chí là lổn nhổn như hạt.
3. Bé hay đỏ mặt hoặc cáu gắt
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón sẽ dễ dàng nhận biết hơn thông qua dấu hiệu đỏ mặt. Đặc biệt là ở trẻ sơ sinh bị táo bón. Điều này đang chứng minh cho mẹ thấy rằng, cơ thể bé đang rất cố gắng để đi đại tiện mà không thành.
Dâu hiệu trẻ bị táo bón là hay đỏ mặt hoặc cáu gắt
4. Bé bị đầy hơi, bụng cứng
Đối với những bé mới bị táo bón hay táo bón lâu ngày sẽ xuất hiện thêm hiện tượng đầy hơi, bụng cứng. Đây được đánh giá là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ mà ba mẹ có thể phát hiện ngay tại nhà.
5. Bé biếng ăn hoặc không ăn
Khi trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ dẫn tới việc bé ngày càng trở nên biếng ăn nhiều hơn, thậm chí bé không muốn ăn, bởi việc táo bón đang khiến cơ thể bé rất khó chịu.
6. Xuất hiện phân có máu
Cũng giống như người lớn, việc bé rặn quá mạnh khi đi vệ sinh có thể gây nên nhiều tổn thương. Lúc này sẽ xuất hiện một chút máu nhỏ bên ngoài của phân, điều này đang ngày càng trở nên nghiêm trọng và bạn cần đưa bé tới gặp bác sĩ nhi khoa trong thời gian sớm nhất nhé.
Phân biệt màu sắc phân để biết tình trạng sức khỏe của bé
2 Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trẻ bị táo bón?
Với 6 dấu hiệu trên cho thấy những triệu chứng táo bón ở trẻ nhỏ bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây:
- Trẻ táo bón do bị phản ứng với một số loại sữa công thức như: Sữa bột, sữa uống liền,...
- Trẻ bị thiếu hụt nguồn sữa mẹ tự nhiên khiến việc đại tiện trở nên khó khăn.
- Trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng, cơ thể thiếu nước và chất xơ.
- Trẻ ăn nhiều, ít vận động, học tập căng thẳng, suy nhược cơ thể.
- Trẻ bị táo bón do tác dụng phụ của thuốc hoặc do lạm dụng thuốc.
- Trẻ mắc một số bệnh lý cần can thiệp phẫu thuật như: Tắc nghẽn ruột, suy giáp,...
- Chế độ dinh dưỡng của trẻ bị thay đổi đột ngột từ bú sữa sang thức ăn, cơ thể trẻ chưa kịp thích nghi.
- Trẻ có thói quen nhịn đi vệ sinh khiến phân bị cứng, khi đại tiện sẽ cảm thấy đau rát.
- Mẹ bỉm đang trong thời kỳ cho con bú nhưng ít ăn rau xanh, ít uống nước, ít vận động,...
- ...
Trẻ bị táo bón lâu ngày bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân
3 Top 13 cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả tại nhà
Nhiều mẹ có lẽ đang rất sốt ruột để tìm ra cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón rồi phải không?. Chiaki không để mẹ phải chờ lâu nữa, hãy thử áp dụng 1 trong 13 cách hiệu quả được nhiều bà mẹ sử dụng dưới đây nhé:
1. Cho trẻ uống nhiều nước
Khi mẹ băn khoăn trẻ không đi ngoài được phải làm sao?. Lúc này hãy nghĩ tới nước đầu tiên nhé. Bởi cơ thể bé mất nước thường xuyên có thể gây nên tình trạng táo bón ở trẻ.
Lúc này, mẹ hãy cho bé uống nhiều nước, cũng như tăng khả năng giữ nước trong cơ thể. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên áp dụng cho bé từ sáu 6 tháng tuổi trở lên thôi nhé, bởi trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi chưa thể uống nước đâu, thay vào đó mẹ có thể cho bé bú nhiều hơn.
Uống nhiều nước là cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả
2. Mẹ bổ sung chất xơ để cho con bú
Đối với những đối tượng là trẻ sơ sinh bị táo bón chưa thể bắt đầu ăn dặm, lúc này cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả chính là thông qua nguồn sữa của mẹ. Mẹ cần bổ sung lượng chất xơ nhiều hơn, những loại trái cây hay rau xanh để bé được nạp nguồn dinh dưỡng này qua nguồn sữa của mẹ mỗi ngày.
Trong đó, chất xơ được phân biệt thành 2 loại là :
- Chất xơ không hòa tan: Có trong lúa mì, rau, ngũ cốc, … Chúng giúp phân mềm hơn, dễ tiêu hóa
- Chất xơ hòa tan: Có trong cám yến mạch, lúa mạch, các loại hạt, đậu lăng, đậu Hà Lan, trái cây, rau quả. Chất xơ này tạo thành hỗn hợp giống gel và giúp vấn đề đại tiện trở nên dễ dàng hơn cho bé yêu.
Khi trẻ bị táo bón, mẹ có thể bổ sung thêm chất xơ vào khẩu phần ăn của con
Tuy nhiên thì có một số loại rau xanh hay trái cây mà phụ nữ sau sinh tạm thời chưa thể sử dụng, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết bên dưới nhé:
>>> Xem thêm:
3. Bổ sung lợi khuẩn cho bé kịp thời
Theo như nhiều nghiên cứu và đã được chứng minh, lợi khuẩn Probiotics có khả năng khôi phục sự cân bằng trong đường ruột. Từ đó có thể cải thiện sức khỏe tiêu hóa một cách tổng thể, mang tới hiệu quả lớn cho trẻ bị táo bón.
Do đó, mẹ có thể cho bé bổ sung lợi khuẩn bằng các thực phẩm từ sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn hoặc thậm chí là dòng hỗ trợ bổ sung. Một trong những dòng men vi sinh hỗ trợ cho trẻ sơ sinh tốt nhất, đang được các mẹ sử dụng nhiều chính là: men vi sinh Biogaia Protectis Baby.
Đây là dòng men vi sinh được phân lập từ sữa mẹ bổ sung L.reuteri Protectis. Sản phẩm đã được chứng nhận FDA Hoa Kỳ, đạt tiêu chuẩn cấp cao và được phép sử dụng cho trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi và trẻ nhỏ để dự phòng.
Sản phẩm không chỉ cải thiện tiêu hóa ở trẻ mà còn cải thiện tình trạng khóc dạ đề - Colic, tăng hệ miễn dịch cho đường ruột, giúp bé hấp thụ và chuyển hóa thức ăn tốt hơn.
Men vi sinh Biogaia là một trong những cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả
Hiện sản phẩm men vi sinh Biogaia đã được sử dụng ở trên 94 quốc gia thế giới và chính thức được phân phối tại Việt Nam vào năm 2015. Trở thành một trong những sản phẩm men vi sinh không thể thiếu cho trẻ bị táo bón được mẹ bỉm sữa Việt tin dùng.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về sản phẩm men vi sinh Biogaia ngay dưới đây nhé:
>>> Xem thêm:
4. Cho trẻ ăn thử mận khô
Bên cạnh việc sử dụng men vi sinh Biogaia hay những thực phẩm lợi khuẩn cơ bản khác thì một trong những cách trị táo bón cho trẻ theo dân gian vẫn được áp dụng đến tận bây giờ chính là ăn mận khô.
Nhiều người cho rằng ăn mận nóng, nhiệt hoặc có thể gây táo bón. Tuy nhiên mận hay nước ép mận lại được cho rằng đây phương thuốc tự nhiên chữa táo bón hữu hiệu.
Trong mận có chứa chất xơ Sorbitol nhuận tràng, các nhà khoa học cũng nhận định rằng mận khô có tác dụng hơn chất xơ gấp nhiều lần. Do đó, khi trẻ bị táo bón lâu ngày thì cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón dễ dàng chính là dùng 50g mận khô tương đương với 7 trái mận, ăn hai lần/ ngày.
Trẻ 4 tuổi bị táo bón lâu ngày có thể thử qua mận khô
5. Hạn chế hoặc tránh những món làm từ sữa
Trong nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học cho rằng việc trẻ bị táo bón sẽ không sử dụng các món được làm từ sữa, đặc biệt là không dung nạp đường lactose. Bởi điều này có thể khiến tình trạng táo bón càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, ba mẹ vẫn cần phải đảm bảo bổ sung canxi cho bé đầy đủ từ những thực phẩm khác trong chế độ ăn của bé. Mẹ có thể tạm dừng cho bé uống sữa bò mà thay bằng sữa dê hoặc một sản phẩm nào khác an toàn hơn.
Trẻ bị táo bón nên tạm thời tránh các sản phẩm từ sữa bò
6. Thực hiện các bài tập vận động
Trẻ sơ sinh hay trẻ em cũng giống như người lớn, tập thể dục sẽ giúp hoạt động hệ tiêu hóa tốt hơn. Nếu bé là trẻ sơ sinh, bạn hãy tìm hiểu một số động tác vận động tại giường dành riêng cho bé theo tuần tuổi.
Nếu bé đã biết bò, hãy cho bé xuống sàn và khuyến khích bé bò về phía bạn. Ngoài ra, bạn có thể thực hiện các động tác “đạp xe” để kích thích khả năng vận động và hoạt động tích cực của hệ tiêu hóa trở nên hiệu quả hơn.
Tập thể dục là cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả
7. Massage bụng hoặc bàn chân cho bé
Bạn biết không, cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón khá hiệu quả và giảm đáng kể tình trạng đầy hơi - chướng bụng chính là massage bụng hoặc bàn chân của bé. Điều này khiến di chuyển không khí bị kẹt trong ruột, góp phần giảm tối đa tình trạng táo bón. Đây được xem là giải pháp chữa táo bón tự nhiên mà đơn giản nhất.
Massage bụng hoặc chân khiến bé cảm thấy dễ chịu, bớt đầy hơi
8. Mẹ cần thiết lập giờ vệ sinh cho bé đều đặn
Việc khuyến khích bé có một giờ vệ sinh cố định trong ngày sẽ giúp con cải thiện vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là đối với những bé lớn. Mẹ nên cho bé tập ngồi ít nhất 10 phút/ lần với một chiếc ghế nhỏ dưới chân con, tư thế này giúp con đại tiện dễ dàng hơn.
Mẹ cần thiết lập giờ vệ sinh cho bé đều đặn
9. Khuyến khích bé vận động trong ngày nhiều nhất
Cũng giống như cách tập thể dục, vận động tưởng chừng như một việc làm đơn giản nhưng khi được thực hiện đều đặn chúng sẽ trở thành cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả. Đặc biệt, ba mẹ có thể khuyến khích cho con vui đùa từ 30 - 60 phút/ ngày nhé.
Trẻ bị táo bón nên khuyến khích bé vận động nhiều hơn trong ngày
10. Sử dụng thuốc trị táo bón cho trẻ
Trong một vài trường hợp phức tạp, trẻ không đi ngoài được phải làm sao? Mẹ có thể sử dụng đến thuốc trị táo bón cho trẻ. Các loại thuốc này cần được chỉ định của bác sĩ với liều lượng thích hợp với độ tuổi của con. Tuy nhiên, khi sử dụng không nên dùng trong thời gian dài, cần dùng đủ liều và theo hướng dẫn.
Có nhiều loại thuốc trị táo bón khác nhau, mỗi loại có tác dụng khác nhau. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm:
- Thuốc tạo khối: Thuốc tạo khối giúp tăng khối lượng phân, kích thích nhu động ruột và làm cho phân mềm hơn, dễ đi ngoài hơn.
- Thuốc làm mềm phân: Thuốc làm mềm phân giúp nước thấm vào phân, khiến phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu giúp giữ nước trong ruột, khiến phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn.
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Thuốc nhuận tràng kích thích kích thích nhu động ruột, giúp phân đi ngoài dễ dàng hơn.
Trong đó, men vi sinh là phương pháp an toàn hơn cho bé, giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, các vi khuẩn có hại sẽ phát triển mạnh mẽ, gây ra các vấn đề tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy,...
Một số sản phẩm men vi sinh được sử dụng phổ biến để hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ như:
11. Ngâm hậu môn vào nước ấm
Có một số mẹo chữa táo bón cho trẻ sơ sinh được coi là hiệu quả, đặc biệt là đối với bé lười ăn hoặc hay quấy khóc. Bạn thử ngâm hậu môn của bé vào nước ấm, điều này giúp kích thích cơ vòng và giúp bé đi ngoài dễ dàng hơn. Việc này cần thực hiện từ 1 -2 lần/ ngày, mỗi lần từ 5 -10 phút.
12. Sử dụng nước ép hoa quả
Cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón là dùng tới tác dụng của nước ép hoa quả, bởi trong nước ép có những dưỡng chất bổ ích từ hoa quả tươi, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng hàm lượng chất xơ và kích thích quá trình đi đại tiện của trẻ được dễ dàng hơn.
Sử dụng nước ép hoa quả để cải thiện táo bón ở trẻ
13. Sử dụng tới mật ong
Cách cuối cùng khi trẻ bị táo bón nặng mà mẹ có thể áp dụng tại nhà chính là dùng tới mật ong. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng được cho bé từ 1 tháng tuổi trở lên nhé. Cách thực hiện cũng khá đơn giản như sau:
- Mẹ sử dụng tăm bông sạch
- Lấy 1 ít mật ong và ngoáy vào hậu môn của bé
- Ngoáy sâu vào khoảng 1cm là tốt nhất
- Phương pháp này sẽ có hiệu quả với một số bé và trong khoảng 5 -10 phút sau, bé có thể đi ngoài được.
4 Mách bạn cách ngăn ngừa trẻ bị táo bón lâu ngày
Cách tốt nhất để ngăn ngừa trẻ bị táo bón lâu ngày là xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống tích cực. Dưới đây là một số mẹo cụ thể:
- Bổ sung chất xơ: Chất xơ là một thành phần thiết yếu trong chế độ ăn uống của trẻ, giúp phân mềm hơn và dễ đi ngoài hơn. Trẻ nên được khuyến khích ăn nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu.
- Uống đủ nước: Nước giúp phân di chuyển dễ dàng hơn trong đường tiêu hóa. Trẻ nên uống đủ nước mỗi ngày, tương đương với khoảng 1,5-2 lít nước cho trẻ dưới 6 tuổi và 2-3 lít nước cho trẻ trên 6 tuổi.
- Vận động thường xuyên: Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động ruột, thúc đẩy phân di chuyển qua đường tiêu hóa. Trẻ nên được khuyến khích vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày.
- Thiết lập thói quen đi vệ sinh: Trẻ nên được khuyến khích đi vệ sinh vào một thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như sau bữa ăn. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đi vệ sinh thường xuyên và dễ dàng hơn.
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: Mẹ nên cho bé bú theo nhu cầu, không cần bổ sung thêm nước vì trong sữa mẹ có hơn 80% là nước. Hoặc mẹ cho bé ăn đủ lượng sữa công thức mỗi ngày
Ngoài ra, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau để giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ:
- Không nên cho trẻ nhịn đi vệ sinh: Nếu trẻ muốn đi vệ sinh, cha mẹ nên cho trẻ đi ngay, không nên bắt trẻ nhịn.
- Không nên cho trẻ uống sữa quá nhiều: Sữa có thể gây táo bón ở một số trẻ. Do đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ uống sữa, đặc biệt là sữa bò.
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn: Đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn thường ít chất xơ và nhiều chất béo, đường, tinh bột, có thể làm tăng nguy cơ táo bón.
Tùy theo từng độ tuổi, ba mẹ có thể lựa chọn bổ sung thêm men vi sinh cho bé để đề phòng táo bón hiệu quả. Bạn có thể tham khảo thêm tại đây:
Trên đây là toàn bộ 13 cách giúp trẻ đi ngoài khi bị táo bón hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng tại nhà cho bé. Tuy nhiên, nếu bạn đã lựa chọn hết mà vẫn chưa tìm ra được cách giảm táo bón cho bé, có lẽ lúc này cần tới sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.
Cuối cùng, Chiaki.vn có cung cấp một số loại sản phẩm hỗ trợ bổ sung men vi sinh cho bé chính hãng, bạn có thể liên hệ với chúng mình để được tư vấn kỹ hơn nhé.
-------------------------------------
SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỪ CHIAKI.VN - MUA SẮM TRỰC TUYẾN GIÁ TỐT
- Website: https://chiaki.vn/
- Hotline: 0932.888.300
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: Tầng 3, tòa A, Hoành Sơn Complex, số 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
- <<------------------------------------->>
Hình ảnh thực tế từ khách hàng
Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)