15 Cách làm sữa chua đơn giản vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

14646
Bật mí các cách làm sữa chua đơn giản tại nhà, cách làm sữa chua không cần máy hoặc sử dụng máy nhanh nhất mà bạn có thể chuẩn bị để chiêu đãi các thành viên trong nhà.

Sữa chua - một trong những thực phẩm rất tốt cho tiêu hóa, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho mọi thành viên trong gia đình, từ người già cho đến trẻ nhỏ. Thay vì tìm mua sữa chua bên ngoài, rất nhiều gia đình chọn cách tự làm sữa chua tại nhà vừa thơm ngon bổ rẻ vừa đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh. 

Bạn đã nắm được cách làm sữa chua tại nhà chưa? Nếu chưa thì đừng ngần ngại dành chút thời gian khám phá trọn bộ cách làm sữa chua đơn giản tại nhà, từ cách làm sữa chua không dùng máy cho đến cách làm sữa chua bằng máy, bạn nhé!

1 Sữa chua là gì?

Sữa chua là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức tươi lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột.  Sữa ấm tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn phát triển, sữa đặc tạo thành sữa chua. Trong quá trình lên men sữa chua, đường Lactose chuyển thành đường glucose rồi chuyển thành acid pyruvic và cuối cùng là acid lactic.

Sữa chua là gì

Sữa chua là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức tươi lên men

Từ “sữa chua - yogurt” xuất phát từ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ “yogurmak”, có nghĩa là “làm đặc”. Nó được tạo ra lần đầu tiên một cách tình cờ bởi những người chăn nuôi ở Trung Á vài nghìn năm trước. Họ dùng dạ dày cừu để trữ sữa. Vi khuẩn từ niêm mạc dạ dày làm sữa đặc thành sữa chua.

Được đánh giá là một trong những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe, sữa chua chứa đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể như protein, lipid, glucid, các muối khoáng, đặc biệt là canxi, vitamin nhóm A và B. Ngoài ra, sữa chua cũng được biết như một thực phẩm hỗ trợ cải thiện các vấn đề về đường ruột hiệu quả.

2 Sữa chua được làm như thế nào?

Quá trình sản xuất sữa chua nguyên chất cơ bản khá đơn giản: sữa được đun nóng và kết hợp với quá trình nuôi cấy sữa chua ban đầu (sữa chua đã được làm sẵn). Hỗn hợp sữa được giữ ở nhiệt độ ấm trong ít nhất 8 giờ,để các vi khuẩn phát triển, tạo thành sữa chua dạng kem.

3 Cách làm sữa chua đơn giản tại nhà

1. Cách làm sữa chua không cần máy

Không cần đến máy ủ sữa chua chuyên dụng, chỉ với vài vật dụng đơn giản và nguyên liệu dễ kiếm, bạn cũng có thể tự tay chuẩn bị những hũ sữa chua thơm ngon để chiêu đãi cả gia đình.

Nguyên liệu:

  • 1 lít sữa tươi nguyên kem
  • 1 lon sữa đặc có đường
  • 1 hộp sữa chua (dùng làm men ủ), nếu bạn dùng men sữa chua tự ủ thì chú ý không dùng hũ men đã quá 7 ngày.

Dụng cụ ủ sữa chua:

  • Thùng xốp, nồi cơm điện, lò nướng
  • Cốc hoặc hũ để sữa

Các bước làm sữa chua tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị sữa chua làm men ủ và khử trùng hũ đựng

Trước khi sử dụng, bạn cần để hũ sữa chua làm men ủ ở nhiệt độ phòng khoảng vài tiếng. Không sử dụng sữa chua lạnh để ủ vì sữa chua nguội dễ hòa tan hơn và men sữa chua lúc này cũng hoạt động tốt hơn. 

Vệ sinh sạch sẽ các cốc/hũ đựng sữa chua. Tốt nhất bạn nên rửa sạch, tráng qua với nước sôi rồi phơi khô các cốc/hũ đựng sữa chua này trước khi sử dụng để tránh tình trạng sữa chua bị nhớt.

Nếu nhà có lò nướng, bạn có thể làm nóng lò ở nhiệt độ khoảng 80-100 độ rồi cho các cốc/hũ đựng sữa chua vào, làm khô trong khoảng 2-3 phút.

Cách làm sữa chua không cần máy - Bước 1

Chuẩn bị sữa chua làm men ủ và khử trùng hũ đựng

Bước 2: Trộn hỗn hợp sữa chua

Đun sữa tươi với sữa đặc đến khi sôi lăn tăn thì tắt bếp. Lưu ý vừa đun vừa phải khuấy đều tránh sữa bị cháy.

Để sữa nguội đến 40 - 50 độ C (nếu không có nhiệt kế, bạn có thể khử bằng cách nhỏ sữa lên tay nếu không bị nóng là đạt) rồi cho sữa chua làm men ủ vào khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện. Dùng rây lọc qua hỗn hợp sữa cho mịn mượt.

Lưu ý: Để sữa nguội mới cho sữa chua làm men ủ vào, không cho sữa chua vào ngay khi hỗn hợp sữa còn nóng, tránh làm men chết, không thể ủ thành sữa chua.

Cách làm sữa chua không cần máy - Bước 2

Trộn hỗn hợp sữa chua

Bước 3: Chế sữa vào hũ đựng thủy tinh.

Cho hỗn hợp sữa thu được vào từng cốc/hũ đã chuẩn bị.

Bước 4: Ủ sữa chua

Có rất nhiều cách để ủ sữa chua, dưới đây là một số cách ủ sữa chua tại nhà mà bạn có thể áp dụng:

  • Ủ sữa chua bằng thùng xốp

Cho nước ấm (khoảng 40 độ C) vào thùng xốp rồi xếp các hũ đựng sữa vào. Đậy nắp thùng xốp và tiến hành ủ sữa chua trong khoảng 6-12 tiếng. Tốt nhất bạn nên ủ từ tối hôm trước, sáng hôm sau ngủ dậy là đã có mẻ sữa chua thơm ngon và có thể bảo quản trong tủ lạnh dùng dần được rồi.

Ủ sữa chua bằng thùng xốp

Ủ sữa chua bằng thùng xốp

  • Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Cho nước nóng già vào nồi cơm điện rồi xếp những hũ sữa chua vào nồi sao cho lượng nước trong nồi chỉ ngập 2/3 hũ sữa chua. Nếu là mùa đông thì sau mỗi 2 tiếng bạn bật nồi ở chế độ giữ ấm (keep warm) trong khoảng 15 phút rồi rút điện ra. Nếu là mùa hè thì không cần bật. Ủ sữa chua trong nồi cơm điện khoảng 4 - 6 tiếng là được. Lưu ý không xê dịch nồi trong quá trình ủ sữa chua nhé.

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

Ủ sữa chua bằng nồi cơm điện

  • Ủ sữa chua bằng lò nướng

Bật lò nướng ở 75 độ C trong khoảng 5 phút để nhiệt độ trong lò đạt khoảng 70 - 80 độ C rồi tắt lò nướng và cho sữa chua vào. Sữa sẽ được làm ấm dần đến khoảng 40 - 45 độ C. Sau khoảng 2 tiếng, các bạn lại làm nóng lò lại ở 50 độ C trong khoảng thời gian 2 đến 3 phút rồi tắt lò và tiến hành ủ sữa chua thêm 1.5-2 tiếng nữa là được Tổng thời gian ủ sữa chua bằng lò nướng là khoảng 4 giờ.

Ủ sữa chua bằng lò nướng

Ủ sữa chua bằng lò nướng

  • Ủ sữa chua bằng nồi chiên không dầu

Bật nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 80 độ trong 5 phút rồi tắt đi. Xếp các hũ sữa chua vào nồi, bắt đầu ủ trong vòng 2 tiếng. Sau 2 tiếng, bạn lại bật nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 80 độ C trong 1 phút rồi tắt đi. Tiếp tục ủ sữa chua trong ít nhất 4 tiếng hoặc qua đêm.

Ủ sữa chua bằng nồi chiên không dầu

Ủ sữa chua bằng nồi chiên không dầu

  • Ủ sữa chua bằng lò vi sóng

Cho các hũ sữa chua thu được vào lò vi sóng, bật lò, quay ở tốc độ trung bình trong khoảng 90 phút. Sau 90 phút ủ sữa chua trong lò bạn lại set tốc độ quay trung bình trong 5 phút. Sau 5 phút đó thì tiếp tục ủ sữa chua trong nồi thêm 6 tiếng nữa.

Ủ sữa chua bằng lò vi sóng

Ủ sữa chua bằng lò vi sóng

  • Ủ sữa chua bằng nồi áp suất

Sau khi đổ sữa chua vào từng hũ đã chuẩn bị, bạn hãy dùng một miếng giấy bạc lớn, cắt thành từng miếng hình vuông rồi bọc phần miệng của từng hũ sữa chua lại. Dùng tay miết chặt để giấy bạc bám chặt vào hũ sữa chua hơn.

Đổ 1 cốc nước nóng vào nồi áp suất điện rồi xếp từng hũ sữa chua vào nồi. Đậy kín nắp nồi và chọn

Chuẩn bị nồi áp suất điện rồi đổ 1 cốc nước nóng vào rồi xếp từng hũ sữa chua vào nồi. Bạn đậy kín nắp nồi, chọn chế độ ủ sữa chua và cài đặt thời gian ủ trong khoảng 11 giờ là được.

Ủ sữa chua bằng nồi áp suất

Ủ sữa chua bằng nồi áp suất

Bước 5: Cho sữa chua vào tủ lạnh và thưởng thức

Sau thời gian ủ sữa chua, bạn chỉ cần lấy sữa chua ra, cho vào tủ lạnh để làm mát khoảng 4 - 6 giờ là có thể thưởng thức được rồi.

2. Cách làm sữa chua bằng máy

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều mẫu máy làm sữa chua khác nhau giúp đơn giản hóa công việc làm sữa chua tại nhà. Nếu có điều kiện, bạn có thể “tậu” ngay một “em” máy làm sữa chua cho tủ bếp gia đình và tự làm sữa chua bằng máy với những bước đơn giản dưới đây nhé!

Nguyên liệu:

  • 250ml nước sôi
  • 500ml sữa tươi
  • 250ml sữa đặc
  • 1 hộp sữa chua (sữa chua có đường hoặc sữa chua không đường đều được)
  • Máy làm sữa chua

Các bước làm sữa chua bằng máy

Bước 1: Trộn sữa

Cho 250ml nước sôi vào tô lớn, cho thêm 250ml sữa đặc vào tô rồi khuấy đều cho đến khi sữa đặc tan hết. Sau đó cho thêm 500ml sữa tươi vào và khuấy đều tay cho hỗn hợp hòa quyện.

Lấy thìa khuấy đều hộp sữa chua rồi sau đó cho từ từ sữa chua vào hỗn hợp sữa ban đầu, khuấy đều.

Cách làm sữa chua bằng máy - bước 1

Trộn sữa

Bước 2: Ủ sữa trong máy 

Khi sữa chua tan hẳn và hỗn hợp hòa quyện thì bạn chiết hỗn hợp sữa sang các cốc thủy tinh sạch đã chuẩn bị rồi đậy kín nắp lại. Xếp các cốc sữa chua vào máy làm sữa chua. Cho khoảng ⅔ nước ấm vào máy ủ rồi đậy nắp máy, bật nồi ủ trong khoảng 5 - 6 tiếng là được.

Cách làm sữa chua bằng máy - bước 2

Ủ sữa chua trong máy

Sau thời gian ủ, bạn chỉ cần lấy sữa chua ra cho vào tủ lạnh, làm mát là có thể thưởng thức được rồi.

3. Cách làm sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp là sữa chua thông thường đã được lọc đi bớt whey protein - chính là phần váng sữa (chất lỏng màu vàng mà bạn thấy ở trên sữa chua). 

Sự khác biệt giữa sữa chua Hy Lạp và sữa chua thông thường:

  • Đặc hơn sữa chua thông thường
  • Có hàm lượng protein cao hơn và lượng đường thấp hơn sữa chua thông thường
  • Chứa nhiều chất béo hơn (trừ khi bạn làm bằng sữa không béo) hơn sữa chua thông thường

Cách đơn giản nhất để làm sữa chua Hy Lạp là tách váng sữa khỏi sữa chua thông thường. Vì quá trình tách váng sữa khỏi sữa chua thông thường làm giảm tổng khối lượng, nên sữa chua Hy Lạp cần nhiều sữa hơn đáng kể so với sữa chua thông thường để tạo ra một mẻ có cùng khối lượng.

Nguyên liệu:

  • 1 lít sữa tươi nguyên kem
  • 100g sữa đặc có đường (khoảng 1/3 lon sữa đặc)
  • 1 hũ sữa chua không đường
  • Dụng cụ làm sữa chua Hy Lạp: nồi, tô lớn, muỗng, rây, vải lọc,....

Các bước làm sữa chua Hy Lạp:

Bước 1: Đun nóng sữa tươi

Đổ 1 lít sữa tươi vào nồi, bật bếp đun với ngọn lửa vừa. Vừa đun vừa khuấy đều cho đến khi sữa bốc hơi lên (khoảng 80 độ C) thì tắt bếp. Sau đó để sữa nguội ở nhiệt độ bình thường.

Cách làm sữa chua Hy Lạp - Bước 1

Đun nóng sữa tươi

Bước 2: Trộn đều với sữa chua làm men ủ 

Cho 1 hộp sữa chua làm men ủ (đã ngoài nhiệt độ phòng khoảng 2-3 tiếng) vào hỗn hợp sữa tươi vừa đun nóng để nguội. Khuấy đều cho hỗn hợp sữa hòa quyện. 

Đậy nắp nồi cơm điện và tiến hành ủ hỗn hợp trong khoảng 8 - 10 tiếng đồng hồ. Bạn có thể ủ nồi cơm điện dưới 1 chiếc chăn bông dày hoặc ủ ở bất cứ khu vực nóng nào trong nhà đều được.

Cách làm sữa chua Hy Lạp - bước 2

Trộn đều với sữa chua làm men ủ 

Bước 3: Lọc sữa chua

Sau thời gian ủ, bạn lấy hỗn hợp sữa chua ra, cho vào một tấm vải lọc và buộc chặt lại. Đặt tấm lọc lên 1 giá treo hoặc đặt lên 1 chiếc rổ inox, bên dưới là một chiếc bát tô để phần váng sữa trong sữa chua chảy ra hết. 

Lưu ý: Sử dụng vải lọc mỏng, sạch.

Cách làm sữa chua Hy Lạp - bước 3

Lọc sữa chua

Bước 4: Cho sữa chua vào tủ lạnh

Cho hỗn hợp sữa chua thu được sau khi lọc vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 - 6 tiếng. Bạn sẽ thu được thành phẩm sữa chua Hy Lạp sánh đặc, dẻo thơm và bổ dưỡng hơn nhiều so với sữa chua thông thường.

Sữa chua Hy Lạp

Sữa chua Hy Lạp

4. Cách làm sữa chua không cần ủ

Ủ sữa chua là một trong những công đoạn quan trọng quyết định mẻ sữa chua bạn làm có thành công hay không. Vậy có thể làm sữa chua mà không cần ủ không? Dưới đây là cách làm sữa chua không cần ủ cực kỳ đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay hôm nay:

Cách làm sữa chua không cần ủ

Cách làm sữa chua không cần ủ

Nguyên liệu:

  • 400ml sữa tươi
  • ½ hộp sữa đặc
  • 2 hộp sữa chua làm men ủ 
  • Cốc/hũ đựng sữa chua đã làm sạch và phơi khô

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho sữa đặc vào nồi, đặt lên bếp đun sôi đến mức nhiệt khoảng 70 độ C để các thành phần dinh dưỡng không bị biến đổi và bay hơi. Vừa đun vừa khuấy đều để sữa chín đều, không bị cháy.

Bước 2: Sau khi sữa sôi lăn tăn thì cho thêm sữa tươi vào khuấy đều nhẹ tay theo hướng 1 chiều, tiếp tục đun thêm khoảng 1 phút nữa là được. Nếu bạn muốn ăn ngọt hơn có thể cho thêm 500ml sữa đặc hoặc một ít đường vào.

Bước 3: Tắt bếp để hỗn hợp sữa nguội tự nhiên trong khoảng 30 phút hoặc sờ tay thấy ấm ấm (cảm giác như nước ấm tắm cho trẻ em) thì cho sữa chua làm men ủ vào. Đổ từ từ và khuấy nhẹ đều tay để men sữa chua được chín đều và nhanh lên men. Không cho sữa chua vào hỗn hợp sữa nóng, tránh làm chết men sữa chua, khiến thành phẩm sữa chua thu được bị nhớt và không thơm.

Bước 4: Đổ hỗn hợp sữa vào cốc/hũ đã chuẩn bị. Lưu ý không đổ đầy vì sữa chua cần khoảng không gian nở ra.

Đậy kín nắp hũ đựng sữa chua và đặt trong phòng, nơi không có ánh nắng trực tiếp trong khoảng 6 tiếng rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để làm mát và dùng dần. 

5. Cách làm sữa chua không đường

Nguyên liệu:

  • 1 lít sữa tươi không đường 
  • 1 hộp (100g) sữa chua không đường

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho 1 lít sữa tươi không đường vào nồi. Đặt nồi lên bếp và đun với lửa vừa trong khoảng 5 phút cho đến khi sữa bốc hơi nóng, thành nồi có sủi các bọt nhỏ li ti thì tắt bếp. Để sữa nguội tự nhiên về khoảng 45 - 48 độ C. Nếu không có nhiệt kế để đo nhiệt độ, bạn có thể thử bằng cách nhỏ 1 ít giọt sữa vào cổ tay, thấy âm ấm là được.

Cách làm sữa chua không đường - Bước 1

Đun nóng sữa tươi

Bước 2: Cho sữa chua làm men ủ vào nồi sữa tươi vừa đun nóng để nguội, dùng muỗng khuấy nhẹ hỗn hợp sữa chua theo 1 chiều đến khi hỗn hợp hòa quyện, sữa chua tan hết.

Cách làm sữa chua không đường - bước 2

Trộn sữa chua làm men ủ

Bước 3: Cho hỗn hợp sữa vào từng hũ/cốc nhỏ. Hớt bỏ phần bọt nhỏ trên mặt sữa chua rồi đậy kín nắp lại.

Bước 4: Xếp các hũ sữa chua vào thùng xốp, đổ nước nóng ấm khoảng 50 - 60 độ C vào thùng sao cho nước đến ⅔ hũ sữa chua. Đậy nắp thùng xốp, tiến hành ủ sữa chua trong 8 tiếng đồng hồ.

Bước 5: Sau thời gian ủ, bạn lấy sữa chua ra, cho vào tủ lạnh làm mát là có thể thưởng thức được rồi.

Sữa chua không đường

Sữa chua không đường

6. Cách làm sữa chua uống đóng chai

Nếu bạn muốn đổi vị món sữa chua quen thuộc với sữa chua uống đóng chai thuận tiện mang theo khi đi học, đi làm thì dưới đây là hướng dẫn cách làm sữa chua uống hoa quả mà bạn có thể tham khảo.

Nguyên liệu

  • 1 hộp sữa đặc
  • 500ml sữa tươi không đường
  • 2 hộp sữa chua
  • 2 quả đào
  • 2 quả kiwi
  • 200g dâu tây (có thể thay bằng phúc bồn tử tùy sở thích)
  • 5 trái chanh dây
  • 100g đường

Cách làm sữa chua uống hoa quả

Bước 1: Nấu sữa chua

  • Đun sôi 1 lít nước lọc, sau đó cho 1 lon sữa đặc vào và khuấy đều.
  • Tiếp theo, thêm 500 ml sữa tươi không đường vào và khuấy đều. Sau khi khuấy đều, đổ hỗn hợp này ra tô để sữa nguội bớt.
  • Cuối cùng, thêm 2 hộp sữa chua tự nhiên vào và trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm để bọc tô sữa và ủ khoảng 8 tiếng.

15 Cách làm sữa chua đơn giản vừa thơm ngon vừa bổ dưỡng

Làm sữa chua uống đóng chai

Bước 2: Sơ chế trái cây

  • Cắt nhỏ các loại trái cây (đào, dâu tây, kiwi, chanh dây, hoặc tùy chọn các loại trái cây bạn thích).
  • Đun sôi từng loại trái cây riêng với 50ml nước lọc và 50g đường (lượng đường có thể điều chỉnh theo khẩu vị của bạn). Khuấy đều cho tới khi hỗn hợp sôi.
  • Cho mứt trái cây vào túi rồi bơm từ từ vào từng chai nhựa. Xoay chai để mứt phân bố đều trong chai.
  • Sau đó, từ từ rót sữa chua đã ủ vào chai.
  • Cuối cùng, đặt chai vào tủ lạnh để khoảng 1 tiếng trước khi dùng để thức uống ngon hơn.

Sơ chế trái cây làm sữa chua uống đóng chai

Sơ chế trái cây làm sữa chua uống đóng chai

Bước 3: Thành phẩm

Sau khi thực hiện các bước trên, bạn sẽ có món sữa chua uống trái cây ngon và bổ dưỡng. Hương vị sữa chua tự nhiên kết hợp với hương vị trái cây sẽ tạo ra một thức uống ngon miệng và tốt cho sức khỏe.

Sữa chua uống đóng chai

Sữa chua uống đóng chai

Mẹo thực hiện thành công:

  • Để sữa chua cái ở ngoài nhiệt độ phòng trước khi thêm vào hỗn hợp sữa chua.
  • Khuấy hỗn hợp sữa chua theo một chiều để có lớp sữa mịn và ngon.
  • Tỉ lệ pha nước ủ sữa chua là 2 nước nóng và 1 nước nguội, đảm bảo ngập ⅔ hủ hoặc túi đựng sữa chua.
  • Nhiệt độ lý tưởng để ủ men sữa chua nằm trong khoảng từ 35 đến 48 độ C. Nhiệt độ quá thấp có thể khiến sữa không lên men, trong khi nhiệt độ quá cao (trên 54 độ C) có thể làm men bị chết.
  • Không nên ủ quá lâu, khoảng 8 tiếng là đủ để có sữa chua ngon.

7. Cách làm sữa chua túi

Nguyên liệu

  • 200g sữa chua
  • 500g sữa đặc
  • 1 lít sữa tươi có đường
  • Túi đựng sữa chua, dây chun

Cách làm sữa chua túi không bị đông đá

Bước 1: Hoà tan hỗn hợp

  • Để sữa chua cái nguội về nhiệt độ phòng rồi đem trộn đều với 500g sữa đặc. Khuấy nhẹ theo 1 chiều để đảm bảo sữa đặc mềm hơn, tránh cho sữa chua bị nhớt.
  • Cho thêm sữa tươi có đường (nếu bạn muốn sữa chua có vị ngọt hơn) vào bát và khuấy đều cho đến khi tất cả các thành phần hòa quyện với nhau.
  • Đổ từ từ nước sôi vào hỗn hợp sữa và khuấy đều theo một hướng duy nhất để tạo ra một hỗn hợp mịn và đồng đều.

Bước 2: Ủ sữa chua

  • Đổ hỗn hợp sữa chua đã pha vào các túi đựng sữa chua. Để một khoảng 3cm trống từ miệng túi đến mặt sữa chua rồi buộc chặt bằng dây chun.
  • Ủ túi sữa chua trong môi trường ấm nóng ít nhất 15 tiếng liên tục. Thời gian ủ có thể kéo dài tùy thuộc vào nhiệt độ và môi trường ủ của bạn.
  • Sau khi hoàn thành quy trình ủ, bạn có thể đặt túi sữa chua vào tủ lạnh để làm mát trước khi dùng. Với cách làm sữa chua túi này, bạn cũng có thể kết hợp thêm các loại trái cây hoặc mứt trái cây để tăng thêm hương vị tùy sở thích.

Cách làm sữa chua túi

Sữa chua túi

4 Một số cách làm sữa chua hấp dẫn khác

Bên cạnh những cách làm sữa chua cơ bản trên, các bạn cũng có thể trổ tài nấu ăn với những cách làm sữa chua đủ vị hấp dẫn chiêu đãi cả nhà như:

1. Cách làm sữa chua nếp cẩm

Cách làm sữa chua nếp cẩm bao gồm phần sữa chua và nếp cẩm. Phần sữa chua, các bạn có thể áp dụng theo bất cứ cách làm sữa chua nào ở trên nhé. Còn phần nếp cẩm thì có thể thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 200g nếp cẩm
  • 100ml nước cốt dừa
  • 100g đường nâu
  • 1 bó lá dứa

Các bước thực hiện:

Bước 1: Nếp cẩm vo sạch, ngâm với 500ml nước ấm trong khoảng 4 - 6 tiếng rồi chắt bỏ nước. 

Cách làm sữa chua nếp cẩm - bước 1

Ngâm nếp cẩm

Bước 2: Cho nếp cẩm vào nồi nấu cùng 600ml nước lọc, đun lửa vừa cho đến khi nước sôi thì cho lá dứa đã chuẩn bị vào nấu cùng.

Bước 3: Tiếp tục đun cho đến khi nước trong nồi gần cạn thì vớt lá dứa ra. Cho 100ml nước cốt dừa và 100g đường nấu vào khuấy đều cho đường tan hết. Đun thêm 15 phút nữa cho đến khi nếp cẩm chín mềm thì tắt bếp.

Cách làm sữa chua nếp cẩm - bước 3

Nấu nếp cẩm

Khi nếp cẩm đã nguội bớt, bạn chỉ cần cho nếp cẩm vào ly, rưới sữa chua tự làm lên trên, trộn đều và thưởng thức ngay thôi. Cho thêm đá viên nếu bạn thích ăn lạnh.

Nếp cẩm bùi bùi, thơm dịu hòa cùng với vị béo béo, thanh mát của sữa chua, đảm bảo sẽ hạ gục mọi thành viên trong gia đình, từ người già cho đến trẻ nhỏ.

Sữa chua nếp cẩm

Sữa chua nếp cẩm

2. Cách làm sữa chua mít

Tương tự như cách làm sữa chua nếp cẩm, phần sữa chua các bạn có thể làm theo những cách làm sữa chua ở trên. Phần topping mít thì bạn có thể thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây

Cách làm sữa chua mít

Cách làm sữa chua mít

Nguyên liệu:

  • 200g mít đã bỏ hạt
  • 2 quả lê (hoặc củ sắn)
  • Bột năng
  • Bột rau câu
  • Siro tùy khẩu vị 
  • 15g bột báng
  • Sữa đặc có đường

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cắt mít thành sợi nhỏ. Lê cắt hạt lựu, ngâm trong nước muối khoảng 1 phút rồi vớt ra chia làm 3 phần.

Bước 2: Ngâm bột báng trong nước lạnh khoảng 15 phút. Sau đó đem bột báng đi nấu chín đều, cho đến khi bột báng trong và mềm thì tắt bếp. Vớt bột báng ra trụng qua nước lạnh khoảng 5 phút rồi để ráo.

Bước 3: Cho mỗi phần lê cắt nhỏ đã chuẩn bị trộn đều với 1 vị siro để thu được 3 phần lê với 3 màu sắc khác nhau.

Bước 4: Cho mỗi phần lê vào tô bột năng, trộn đều sao cho mỗi phần lê đều được áo đều một lớp bột. Để riêng mỗi màu. 

Bước 5: Đun nước sôi, cho phần bột lê vào nấu cho đến khi bột trong, thạch lê nổi lên mặt nước thì vớt ra. Lưu ý: nấu riêng từng màu bạn nhé.

Bước 6: Đun nước sôi rồi cho 5g bột rau câu với 100g đường vào, tiếp tục đun cho hỗn hợp tan, khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đổ rau câu ra khuôn hoặc tô cho nguội, để khoảng 30 phút cho hỗn hợp đông lại rồi cắt sợi.

Bước 7: Cho lần lượt bột báng, mít thái sợi, thạch lê và thạch rau câu vào chén hoặc ly. Thêm sữa chua tự làm, trộn đều các thành phần với nhau và thưởng thức. Nếu thích ăn ngọt hơn, bạn có thể rưới thêm sữa đặc hoặc siro.

3. Cách làm sữa chua nha đam

Nguyên liệu:

  • 6 nhánh (khoảng 300g) nha đam 
  • 1 hộp (100g) sữa chua
  • 220ml sữa tươi có đường 
  • ½ hộp (190g) sữa đặc
  • 1 ít muối 

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nha đam

Rửa sạch nha đam, dùng dao tách lấy phần ruột nha đam bên trong. Nha đam sau khi được tách vỏ thì đem rửa cùng với một ít nước muối pha loãng, rửa lại vài lần với nước cho thật sạch. Để nha đam không bị nhớt, bạn có thể trụng sơ qua nha đam với một ít nước nóng hoặc nước sôi rồi cho ra rổ, để ráo nước. Cắt nha đam thành từng viên hạt lựu vừa ăn.

Cách làm sữa chua nha đam - bước 1

Sơ chế nha đam

Bước 2: Làm sữa chua nha đam

Cho ½ hộp sữa đặc vào nồi, cho thêm 220ml sữa tươi có đường và 150ml nước sôi vào, khuấy đều và đặt lên bếp, đun với lửa nhỏ. Vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến hỗn hợp đạt 60 - 80 độ C thì tắt bếp. 

Cho nha đam đã thái lựu vào, khuấy đều rồi để hỗn hợp nguội tự nhiên cho đến khi còn âm ấm là được.

Dùng muỗng đánh đều sữa chua trong hộp cho sữa chua lỏng đi rồi sữa chua vào hỗn hợp sữa, khuấy nhẹ nhàng theo 1 chiều trong vòng 1 phút. 

Cách làm sữa chua nha đam - bước 2

Làm sữa chua nha đam

Bước 3: Ủ sữa chua nha đam

Cho hỗn hợp sữa chua nha đam vào ly hoặc hũ nhỏ, đậy kín nắp rồi cho vào thùng xốp kín có nắp đậy. Đổ ít nước sôi vào thùng sao cho nước ngập ½ hũ rồi dùng 1 chiếc khăn được làm ướt bằng nước nóng (hoặc nước sôi) đậy lên trên bề mặt các hũ sữa chua. Đậy kín nắp thùng xốp và tiến hành ủ sữa chua nha đam trong khoảng 12 tiếng.

Sau thời gian ủ, bạn chỉ cần lấy sữa chua ra, cho vào tủ lạnh, làm mát khoảng 4 - 5 tiếng là có thể thưởng thức được rồi.

Vị chua ngọt, thơm béo của sữa chua hòa quyện với vị giòn ngon của nha đam chắc chắn sẽ khiến các thành viên trong gia đình thích mê ngay từ thìa đầu tiên.

Sữa chua nha đam

Sữa chua nha đam

4. Cách làm sữa chua phô mai

Nguyên liệu:

  • ½ hộp (khoảng 160g) sữa đặc
  • 220ml sữa tươi không đường
  • 50g phô mai (để ở nhiệt độ phòng)
  • 200ml nước lọc
  • 1 hộp sữa chua có đường
  • Dụng cụ: nồi, bát tô, muỗng, hũ đựng,...

Các bước thực hiện:

Bước 1: Cho phô mai vào bát, dùng muỗng nghiền nhuyễn rồi cho thêm sữa đặc vào trộn đều để tạo thành hỗn hợp hòa quyện.

Cách làm sữa chua phô mai - bước 1

Cách làm sữa chua phô mai - bước 1

Bước 2: Cho 220ml sữa tươi không đường và 200ml nước lọc vào nồi. Đặt lên bếp đun khoảng 5 phút cho hỗn hợp ấm lên (không đun sôi), vừa đun vừa khuấy đều để tránh sữa bị cháy.

Cách làm sữa chua phô mai - bước 2

Đun nóng sữa tươi

Bước 3: Đổ hỗn hợp phô mai và sữa đặc vào nồi sữa ấm. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện. Cho thêm sữa chua vào và khuấy đều. Cuối cùng, bạn lọc hỗn hợp qua rây để thu được hỗn hợp sữa đồng nhất và mịn hơn.

Cách làm sữa chua phô mai - bước 3

Trộn sữa chua làm men ủ

Bước 4: Đổ sữa chua ra cốc/hũ tùy thích, đậy kín hoặc dùng màng bọc thực phẩm bọc lại. Rồi đem đi ủ trong thùng xốp, nồi cơm điện hay máy làm sữa chua tùy thích.

Bước 5: Sau thời gian ủ, bạn chỉ cần cho lấy sữa chua ra cho vào tủ lạnh, làm mát khoảng 4- 5 tiếng là có thể thưởng thức được rồi.

Sữa chua phô mai

Sữa chua phô mai

5. Cách làm sữa chua chanh dây

Nguyên liệu

  • 8 quả chanh dây
  • 1 hộp sữa chua (100g)
  • ½ hộp sữa đặc
  • 220ml sữa tươi không đường
  • 1 muỗng cà phê đường

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế chanh dây

  • Chanh dây rửa sạch để làm sạch bụi bẩn bên ngoài vỏ. Sau đó, cắt đôi chanh dây và dùng muỗng để lấy phần ruột bên trong.
  • Đặt phần ruột chanh dây vào rây lọc và dùng muỗng để nạo nước cốt chanh dây, loại bỏ hạt.
  • Trong tô đựng nước cốt chanh dây, bạn cho thêm 100ml nước lọc và 1 muỗng cà phê đường. Khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện.

Sơ chế chanh dây làm sữa chua

Sơ chế chanh dây làm sữa chua

Bước 2: Nấu chanh dây với sữa

  • Đun nước chanh dây đã pha với lửa vừa cho đến khi hỗn hợp sôi nhẹ, sau đó tắt bếp.
  • Thêm 1/2 hộp sữa đặc và 1 gói sữa tươi có đường (nếu muốn sữa chua có vị ngọt hơn) vào nồi và khuấy đều.
  • Khuấy đều hỗn hợp chanh dây sữa trên lửa nhỏ đến khi hỗn hợp nóng khoảng 40 độ C, sau đó tắt bếp và để nguội.

Bước 3: Làm sữa chua chanh dây

  • Để sữa chua cái ở nhiệt độ phòng trong khoảng 2 tiếng trước khi sử dụng. Không sử dụng sữa chua đã đông đá để làm sữa chua cái.
  • Khuấy đều sữa chua trong hộp để nó loãng ra, sau đó từ từ đổ sữa chua vào hỗn hợp chanh dây sữa, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện.

Cách làm sữa chua chanh dây

Làm sữa chua chanh dây

Bước 4: Ủ sữa chua chanh dây

  • Đổ hỗn hợp sữa chua chanh dây vào hũ và đậy kín nắp. Đặt hũ sữa chua vào một thùng chứa nước sôi vừa đủ để ngập 1/2 chiều cao của hũ.
  • Dùng một chiếc khăn sạch làm ướt bằng nước nóng để đậy lên bề mặt của sữa chua.
  • Đậy kín nắp thùng và ủ sữa chua trong vòng 12 tiếng.
  • Sau khi ủ xong, đặt hũ sữa chua vào tủ lạnh khoảng 4 - 5 tiếng để làm mát trước khi thưởng thức.
  • Sữa chua chanh dây có màu vàng nhạt đẹp mắt, hương vị thơm ngon, ngọt ngọt, chua chua, béo béo từ sữa và mùi chanh dây.

Sữa chua chanh dây

Sữa chua chanh dây

6. Cách làm sữa chua xoài

Nguyên liệu

  • ½ hộp sữa đặc (160g)
  • 220ml sữa tươi
  • 1 hộp sữa chua
  • 1 quả xoài chín

Cách làm:

Bước 1: Đun ấm sữa

  • Hòa tan 160g sữa đặc với 350ml nước sôi, khuấy đều cho sữa tan.

Bước 2: Pha hỗn hợp sữa chua

  • Cho 220ml sữa tươi và 1 hộp sữa chua vào hỗn hợp sữa đặc, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện lại với nhau.

Lưu ý: Tránh cho sữa chua vào lúc sữa quá nóng, vì men lactic trong sữa chua hoạt động tốt nhất ở khoảng nhiệt độ từ 43 - 45 độ C. Cho sữa chua vào khi sữa còn quá nóng có thể làm men chết và khiến sữa chua bị tách nước.

Bước 3: Ủ sữa chua

  • Chuẩn bị một cái thùng đá, cho một lượng nước nóng (khoảng 70 độ C) vào thùng sao cho nước có thể ngập khoảng 2/3 tô sữa chua.
  • Đặt hỗn hợp sữa chua đã pha vào thùng và ủ cách thủy trong 12 giờ.
  • Sau khi ủ đủ thời gian, lấy sữa chua ra và khuấy đều.

Bước 4: Xay xoài chín

  • Xoài gọt bỏ vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ.
  • Cho xoài vào máy xay sinh tố, thêm 30ml nước đun sôi (để nguội) và xay nhuyễn.
  • Lọc hỗn hợp xoài đã xay qua một cái rây để được hỗn hợp xoài mịn và không có vụn.

Sơ chế xoài làm sữa chua

Sơ chế xoài làm sữa chua

Bước 5: Trộn sữa chua xoài

  • Bạn có thể cho phần sinh tố xoài vào đáy hũ rồi cho hỗn hợp sữa chua lên trên. Hoặc có thể trộn sinh tố xoài vào trong sữa chua, khuấy đều và đổ vào hũ hoặc túi nilon.
  • Đặt sữa chua xoài vào ngăn đá tủ lạnh trong khoảng 8 tiếng cho đến khi sữa chua đông lại là có thể thưởng thức được rồi.

Sữa chua xoài

Sữa chua xoài

7. Cách làm sữa chua việt quất

Nguyên liệu:

  • 80g việt quất
  • 220ml sữa tươi không đường
  • 190g sữa đặc
  • 100ml sữa chua cái

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế việt quất

  • Ngâm việt quất trong nước muối loãng trong 5 - 10 phút. Sau đó, gọt phần vỏ của việt quất.
  • Đem luộc sơ việt quất qua nước sôi khoảng 3 - 5 phút rồi vớt ra và để nguội.

Sơ chế việt quất làm sữa chua

Sơ chế việt quất làm sữa chua

Bước 3: Nấu nước vỏ việt quất

  • Đun vỏ việt quất với 200ml nước với lửa nhỏ, khuấy đều. Nấu cho tới khi nước có màu của việt quất. Cho nước luộc qua rây để lọc lấy nước màu việt quất qua rây.

Bước 4: Làm sữa chua việt quất

  • Cho 190g sữa đặc vào nước màu việt quất, khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện. 
  • Cho thêm 220ml sữa tươi không đường vào và khuấy đều.
  • Cuối cùng, cho 100g sữa chua cái vào hỗn hợp và khuấy đều đến khi tất cả các thành phần hòa quyện vào nhau.

Cách làm sữa chua việt quất

Làm sữa chua việt quất

Bước 5: Ủ sữa chua

  • Đổ hỗn hợp sữa chua vào các hũ đựng, sau đó cho 1 - 2 trái việt quất vào từng hũ. Đậy nắp lại.
  • Đặt các hũ đựng vào một thùng xốp, đổ 1/2 ca nước lạnh và 1/2 ca nước sôi vào thùng xốp, để mực nước ngang với mực sữa chua.
  • Đậy nắp thùng xốp và ủ sữa chua trong 6 - 8 tiếng.
  • Sau khi đã ủ đủ thời gian, cho các hũ sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh và để lạnh khoảng 4 - 5 tiếng trước khi thưởng thức.

Sữa chua việt quất

Sữa chua việt quất

8. Cách làm sữa chua trân châu đường đen

Cách làm sữa chua trân châu đường với 2 nguyên liệu chính là sữa chua và trân châu đường đen. Bạn có thể tham khảo cách làm sữa chua ở trên và cách làm trân châu đường đen dưới đây:

Nguyên liệu:

  • 300g bột năng
  • 20g bột ca cao
  • 100g đường đen

Cách làm:

Bước 1: Nhào bột

  • Trong một tô, đổ 300g bột năng và 20g bột ca cao. Sử dụng cây đánh trứng để đánh đều hai loại bột lại với nhau.
  • Trên bếp, đun 200ml nước và 50g đường đen cho đến khi nước đường đen sôi. Sau đó, tắt bếp và đổ nước đường đen vào hỗn hợp bột. Sử dụng vá gỗ để trộn đều cho đến khi hỗn hợp trở thành một khối bột dẻo mịn.

Nhào bột làm trân châu đường đen

Nhào bột làm trân châu đường đen

Lưu ý:

  • Khi đổ nước đường đen vào hỗn hợp bột, hãy đổ từ từ để tránh làm cho bột cứng và khó trộn.
  • Nếu bạn không có đường đen, bạn có thể sử dụng đường trắng hoặc đường cà phê.

Bước 2: Nặn trân châu

  • Lấy khối bột đã trộn và chia thành nhiều phần nhỏ. Sau đó, dùng tay để nặn tròn từng phần bột, tạo ra các viên trân châu với kích thước tùy ý.
  • Sau khi bạn đã nặn hết bột, bạn có thể rắc một lớp bột năng lên trên trân châu để ngăn chúng bị dính lại với nhau.

Nặn trân châu đường đen

Nặn trân châu đường đen

Lưu ý:

  • Sau khi chia bột thành các phần nhỏ hơn, bạn có thể nặn thành các que dài, sau đó dùng dao để cắt thành các viên nhỏ hơn. Cách này sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và nặn trân châu dễ dàng hơn.
  • Trân châu làm xong, nếu không sử dụng hết, bạn có thể bảo quản bằng màng bọc thực phẩm và đặt trong ngăn đông tủ lạnh.

Bước 3: Nấu trân châu

  • Đun sôi một nồi nước. Khi nước sôi, bạn cho phần trân châu đã chuẩn bị vào nồi và đảo đều để tránh chúng bám vào đáy nồi.
  • Luộc trân châu cho đến khi chúng nổi lên mặt nước. Sau đó, vớt trân châu ra và ngâm vào tô nước lạnh trong vòng 6 phút.
  • Sau 6 phút, bạn lấy trân châu ra và trộn thêm 50g đường đen, để trân châu ngấm đường trong 15 phút.

Nấu trân châu đường đen

Nấu trân châu đường đen

Bước 4: Làm sữa chua trân châu đường đen

Kết hợp phần sữa chua đã làm lạnh và trân châu đường đen đã nguội. Bạn múc trâu châu vào ly sao cho được ⅓ ly, cầm ly nghiêng khoảng 45 độ để sốt đường đen tráng đều xung quanh thành ly. Sau đó cho thêm sữa chua vào, múc thêm một ít trân châu lên trên là có thể thưởng thức được rồi. Khi ăn, bạn dùng muỗng trộn đều hỗn hợp sữa chua và trân châu, có thể cho thêm đá viên nếu thích.

Cách làm sữa chua trân châu đường đen

Sữa chua trân châu đường đen

5 Một số lưu ý khi làm sữa chua tại nhà

  • Trước khi làm sữa chua, bạn cần tiệt trùng các dụng cụ, cốc/hũ đựng sữa chua bằng cách rửa sạch, trụng qua nước sôi và đun trong khoảng 3-5 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước. Việc tiệt trùng dụng cụ sẽ giúp hạn chế các vi khuẩn còn sót trong dụng cụ có thể lây nhiễm vào sữa chua, khiến sữa chua bị nhớt, làm giảm độ thơm ngon và thậm chí là làm hỏng thành phần sữa chua nhà làm của bạn.
  • Việc đun sữa, làm nóng sữa sẽ giúp các protein trong sữa sắp xếp và tạo thành dạng lưới giúp ngậm men sữa tốt hơn đồng thời cũng giúp men phát triển tốt hơn. Ngoài ra, việc đun sữa cũng góp phần diệt các vi khuẩn có hại trong sữa và giữ lại những vi khuẩn có lợi để ủ sữa chua.
  • Để tránh tình trạng nhớt hay tách nước, bạn cũng cần đun sữa trước khi cho sữa chua làm men ủ vào. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý không đun sôi sữa mà chỉ đun đến khoảng 75 - 80 độ C.
  • Không cho sữa chua làm men ủ vào sữa nếu nhiệt độ sữa trên 50 độ C. Nhiệt nóng quá sẽ làm men sữa chua bị yếu và chết. Khiến cho sữa chua của bạn bị tách 2 phần nước và chất béo rõ ràng.
  • Sữa chua làm men ủ cần ở trạng thái nguội (không lạnh), nếu sữa chua bạn dùng có sẵn trong tủ lạnh thì lấy ra để ở nhiệt độ thường khoảng 2-3 tiếng trước khi làm sữa chua.
  • Trong quá trình ủ sữa chua, bạn nên hạn chế tối đa việc di chuyển thùng/nồi ủ để tránh làm men sữa chua bị yếu đi. 
  • Ưu tiên sử dụng lọ thủy tinh để làm sữa chua, giúp giữ nhiệt tốt hơn các loại hũ nhựa khác.

6 Một số câu hỏi thường gặp khi làm sữa chua tại nhà

Tại sao làm sữa chua bị tách nước?

Tình trạng làm sữa chua tại nhà bị tách nước thường do 2 nguyên nhân: nhiệt độ ủ quá cao hoặc do nguyên liệu, dụng cụ làm có vấn đề.

Trường hợp sữa chua bị tách nước do nhiệt độ ủ sữa chua quá cao:

  • Ủ sữa chua từ 6 đến 8 giờ ở 40 độ C (sờ tay vào thấy âm ấm, không nóng), nếu nhiệt độ thấp hơn thì có thể kéo dài thời gian ủ.
  • Nếu chưa có kinh nghiệm làm sữa chua tại nhà, bạn có thể sử dụng máy làm sữa chua chuyên dụng, hoặc ủ bằng lò nướng để dễ điều chỉnh nhiệt độ.
  • Nếu chưa quen làm sữa chua tại nhà thì không nên ủ sữa chua bằng nồi cơm điện vì khó canh thời gian và không đảm bảo kín hơi.

Trường hợp sữa chua bị tách nước do nguyên liệu hoặc dụng cụ có vấn đề:

  • Tiệt trùng kỹ dụng cụ đựng trước khi làm, để khô ráo nước.
  • Để sữa chua làm men ủ ra ngoài cho nguội (không lạnh) trước khi làm
  • Sữa tươi sử dụng nên chọn sữa tươi nguyên kem (không phải sữa đã tách béo)
  • Trộn sữa chua với sữa đều tay, tránh quấy quá mạnh.

Tại sao làm sữa chua bị nhớt?

Nguyên nhân khiến sữa chua nhà làm bị nhớt:

  • Sữa tươi sử dụng không phải là sữa nguyên kem mà là sữa đã tách béo, hay có pha thêm nước vào sữa làm sữa không đủ chuẩn làm sữa chua.
  • Sữa chua làm men ủ vẫn còn lạnh. Nên để sữa chua ngoài nhiệt độ phòng khoảng 2 - 3 tiếng trước khi làm sữa chua. Không sử dụng sữa chua đã đông đá.
  • Dụng cụ làm sữa chua chưa được tiệt trùng và để khô hoàn toàn khiến sữa chua bị nhiễm khuẩn.
  • Ủ sữa chua quá lâu ở nhiệt độ thấp hơn mức cần thiết. Thường sau khoảng 4 giờ ủ là sữa đã có thể đông lại rồi. Trường hợp để sữa qua đêm ở nhiệt độ thấp, sữa sẽ dễ bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn.

Ủ sữa chua bao nhiêu tiếng? Nên ủ sữa chua trong bao lâu?

Thời gian ủ sữa chua sẽ dao động từ 6 - 12 tiếng tùy theo cách ủ của bạn. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ủ sữa chua qua đêm. Sữa chua ủ xong nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh và tốt nhất nên dùng ngay trong 2 - 3 ngày do không có chất bảo quản. 

Ủ sữa chua quá 12 tiếng có sao không?

Khi ủ sữa chua thì dù là ủ nhanh hay lâu quá cũng đều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa chua. Nếu ủ quá nhanh thì sữa chua không thể lên men được, còn nếu quá lâu thì vị chua rất gắt. Tốt nhất bạn không nên ủ sữa chua quá 12 tiếng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa chua.

Ủ sữa chua bao nhiêu độ?

Thông thường, nhiệt độ lý tưởng nhất để ủ sữa chua lên men là 35 - 48 độ. Tuy nhiên, tùy theo từng phương pháp ủ mà yêu cầu trong nhiệt độ cũng khác nhau. Bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ ủ sữa chua tùy theo phương pháp ủ mà mình áp dụng để đảm bảo sữa chua lên men đạt yêu cầu.

Sữa chua không chua ủ lại được không?

Không. Sữa chua không chua có thể đến từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, bước thực hiện hay thời gian ủ sai. Dù bạn có tiếp tục ủ thì sữa chua cũng không thể chua. Tốt nhất bạn nên bỏ phần sữa chua này đi, tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm cho các lần tiếp theo.

Ủ sữa chua không chua phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng ủ sữa chua không chua, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau đây:

  • Sử dụng men chua tốt: Đảm bảo bạn sử dụng sữa chua chứa men chua tươi và mạnh. Sữa chua tươi và men tươi sẽ giúp quá trình ủ diễn ra tốt hơn và tạo ra sữa chua có vị chua tự nhiên.
  • Đảm bảo nhiệt độ phù hợp: Thời gian ủ sữa chua nên diễn ra ở nhiệt độ khoảng 40-44 độ C (104-111 độ F). Nhiệt độ này là lý tưởng để men vi khuẩn phát triển và tạo ra vị chua trong sữa chua.
  • Trộn đều: Khi kết hợp sữa và men, hãy trộn đều để đảm bảo men phân phối đều trong sữa và có cơ hội tiếp xúc với toàn bộ hỗn hợp.
  • Thời gian ủ đủ: Thời gian ủ sữa chua quan trọng. Thông thường, sữa chua cần ủ ít nhất 4-6 giờ, nhưng bạn có thể ủ thêm thời gian nếu muốn vị chua mạnh hơn.
  • Sử dụng sữa tươi: Nếu bạn gặp sự cố liên quan đến việc chọn loại sữa, hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng sữa tươi, không bị hỏng hoặc hết hạn sử dụng.
  • Thử nghiệm và điều chỉnh: Thử nghiệm và điều chỉnh lại các yếu tố như men, nhiệt độ, thời gian ủ và cách trộn để tìm ra quy trình làm sữa chua tốt nhất cho bạn.

Tỷ lệ nước ủ sữa chua là bao nhiêu?

Tỷ lệ pha nước ủ sữa chua là 2 nóng, 1 nguội, nước ủ phải ngập ⅔ hũ sữa chua.

Ủ sữa chua không đông phải làm sao?

Nguyên nhân ủ sữa chua không đông:

  • Dụng cụ làm sữa chua chưa thật sự sạch sẽ
  • Sữa chua làm men ủ kém chất lượng
  • Dùng sữa có hàm lượng protein thấp
  • Nhiệt độ ủ và thời gian ủ không khớp với nhau

Cách khắc phục tình trạng sữa chua ủ không đông:

  • Chọn đúng nguyên liệu làm sữa chua: sữa giàu protein, chỉ sử dụng sữa chua làm men ủ được sản xuất trong vòng 14 ngày.
  • Khi trộn hỗn hợp sữa tuyệt đối không đổ thêm nước.
  • Ủ sữa chua đúng theo nhiệt độ và thời gian phù hợp.

Ủ sữa chua không đông có ăn được không?

Không. Sữa chua không đông đã qua thời gian để men có thể hoạt động, đồng thời cũng chứa nhiều tạp chất, men xấu nên dù có ủ thêm hay ủ lại cũng không thể đông lại được. Nếu thành phẩm sữa chua không đông, tốt nhất bạn nên bỏ đi, không nên ăn, tránh ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Làm sữa chua cần những gì?

Để làm được sữa chua với bất cứ công thức nào thì bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cơ bản sau:

  • Sữa đặc có đường
  • Sữa tươi (có đường hoặc không đường tùy sở thích)
  • Nước
  • Sữa chua
  • Lọ thủy tinh đựng sữa chua thành phẩm
  • Các dụng cụ nhà bếp như: nồi, xoong, chảo, thìa khuấy,...

Trên đây là một số cách làm sữa chua mà mình tổng hợp được. Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết, các bạn có thể bỏ túi thêm những cách làm sữa chua thơm ngon, đơn giản tại nhà để chiêu đãi các thành viên trong gia đình. Chúc các bạn thành công!

Nội dung chính
    Lê Minh

    Tôi là Lê Minh, một cô gái yêu thích làm đẹp, mỹ phẩm, thời trang, đam mê viết lách.... Tôi là tác giả các bài chia sẻ các kinh nghiệm, kiến thức về làm đẹp, thời trang, chăm sóc sức khỏe trên Chiaki.vn với mong muốn mang lại những điều hữu ích tới tất cả mọi người.

    Khách hàng đánh giá
    5/5
    0 lượt đánh giá
    5
    0%
    4
    0%
    3
    0%
    2
    0%
    1
    0%

    Chia sẻ nhận xét về sản phẩm

    Hình ảnh thực tế từ khách hàng
    Copyright @Chiaki.vn
    Xem thêm

    Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)

    name - vừa xong yet yet
    Trả lời Nhận xét này hữu ích với bạn? Cảm ơn (0)
    Xem tất cả trả lời
    Vui lòng nhập nội dung! Nội dung không được vượt quá 800 kí tự! Vui lòng nhập tên bạn! Vui lòng nhập số điện thoại! Số điện thoại không đúng định dạng! Email không đúng định dạng! Vui lòng trả lời đúng câu hỏi xác thực!
    * Thông tin bắt buộc, SĐT của bạn luôn được bảo mật * Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phản hồi qua email

    Bài viết liên quan

    Sản phẩm có số lượng tối đa được phép mua là 20

    Nếu bạn muốn mua với số lượng lớn hơn, quý khách hãy liên hệ số điện thoại 0962.111.300

    Flash Sale
    Tìm kiếm nhiều
    Sữa Alpha Lipid GH Creation The Collagen EXR Blackmores Healthy Care Serum Vitamin C Mặt nạ đất sét Vitamin D3 K2 Mk7 Serum B5 Sắt cho bà bầu Canxi cho bà bầu Nước tẩy trang Mặt nạ giấy Serum là gì Tẩy tế bào chết da mặt tốt nhất

    Chào mừng khách hàng mới!

    Tặng bạn mã làm quen

    cho đơn hàng có giá trị từ

    Khi mua hàng trên CHIAKI

    Cách sử dụng:

    • Sao chép mã giảm giá phía trên.
    • Truy cập trang thanh toán và sử dụng mã.

    TẢi APP CHIAKI NGAY

    Qrcode

    🎁 Đừng Bỏ Lỡ! 🎁Mã Giảm Giá Dành Riêng Cho Bạn

    Giảm ngay - cho bất kỳ đơn hàng nào.

    XXX-XXXX
    • Số lần áp dụng: 1 lần
    • Áp dụng cho đơn hàng từ: 0
    • Chỉ áp dụng cho gian hàng:
    • Ngày hết hạn:

    arrow Tại sao lại bỏ qua cơ hội này?

    arrow Khám phá những sản phẩm tuyệt vời.

    arrow Thêm vào giỏ hàng những món đồ bạn thích.

    arrow Nhập mã XXX-XXXX và tiết kiệm ngay lập tức!

    Đã thêm sản phẩm vào giỏ hàng
    ×
    Gợi ý dành cho bạn